an ơi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thanh Hóa trong thời kỳ Bắc thuộc là một ví dụ điển hình về sự phát triển giáo dục địa phương. Trong thời kỳ này, các trường học ở Thanh Hóa chủ yếu được quản lý và vận hành bởi các cộng đồng địa phương và các nhóm tín ngưỡng.
Giáo dục ở Thanh Hóa trong thời kỳ Bắc thuộc tập trung vào việc truyền đạt kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc. Các em học sinh được dạy về lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, cũng như các giá trị đạo đức và phẩm hạnh.
Mặc dù điều kiện giáo dục trong thời kỳ Bắc thuộc thường khá khó khăn do sự thiếu hụt về tài nguyên và cơ sở vật chất, nhưng nhờ vào sự nỗ lực và sự quan tâm của cộng đồng địa phương, các trường học vẫn tiếp tục hoạt động và đóng góp vào việc giáo dục thế hệ trẻ Thanh Hóa.
Nói chuyện riêng trong giờ học là một hiện tượng khá phổ biến, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho việc giáo dục. Đến một giờ học bất kì, rất dễ để bắt gặp cảnh tượng hai hoặc một vài học sinh đang thì thầm, truyền tay những mẩu giấy, ra "ám hiệu" cho nhau khi giáo viên vẫn đang giảng bài phía trên. Sự mất tập trung này diễn ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ý thức người học chưa cao. Họ sẵn sàng lãng phí buổi học với bao nhiêu kiến thức quý báu chỉ vì một vài câu chuyện bên lề. Mặt khác, việc quản lí lỏng lẻo của giáo viên bộ môn cũng là yếu tố khiến hiện tượng tiêu cực kia gia tăng đáng kể. Điều này đem đến vô số ảnh hưởng đối với trường, lớp. Nói chuyện riêng không chỉ khiến người nói không tiếp thu được bài giảng mà còn gây mất tập trung cho các thành viên khác trong lớp. Từ đó, kết quả học tập bị giảm sút, chất lượng buổi dạy cũng đi xuống, ảnh hưởng đến cả thành tích của thầy cô đứng lớp. Vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần làm gì? Đầu tiên, mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp. Việc giữ im lặng, tập trung trong giờ không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn bày tỏ được sự tôn trọng đối với giáo viên. Tiếp theo, gia đình cũng nên bảo ban, dạy dỗ con trẻ, giúp các bạn nâng cao ý thức từ sớm. Và cuối cùng, nhà trường và các thầy cô cần đưa ra hình thức xử phạt thật nghiêm khắc đối với những cá nhân cố tình vi phạm. Chỉ có như vậy, môi trường học đường mới ngày một lành mạnh, văn minh hơn.
Xưởng Sô-cô-la đã dẫn người đọc vào hành trình thú vị khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của ông Quơn-cơ. Năm đứa trẻ và chín người lớn bước vào và sững sờ trước những cảnh tượng đẹp kì lạ. Nơi có một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết, có đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Các bụi cây cỏ thì đều ăn được. Đặc biệt, ở đây còn có cả người tí hon.
Tàu Lin-côn đã đụng độ con quái vật và bị đâm chìm. Giáo sư A-rô-nắc, Công-xây và Nét Len bị rơi xuống biển trong đêm tối. Họ được tàu Nau-ti-lơtx cứu sống. Cả ba biết được thì ra con quái vật biển trong lời đồn thực chất là tàu ngầm hiện đại chạy bằng điện, Nau-ti-lơtx. Họ còn gặp gỡ với Nê-mô - vị thuyền trưởng bí ẩn của con tàu. Giáo sư A-rô-nắc đã có những trải nghiệm kì thú về cuộc sống dưới lòng đại dương. Còn Nét Len thì tỏ ra nghi ngờ, mong muốn trở về đất liền và định lên kế hoạch bỏ trốn. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ dưới đáy biển đã khiến anh từ bỏ ý định. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lơtx chảy xiết theo Dòng “Sông Đen”.
Dấu ngoặc kép viết là : " ". Dấu ngoặc kép có nhiều tác dụng.
- Tác dụng
+ Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
VD: Bác nói : " Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. "
+ Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.
+ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
aa
an là ai ???