K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:      “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.      Sơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     “Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão là rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

     Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lũ dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

(Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh- Theo Huỳnh Lý)

 

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 2: Vì sao văn bản được xếp theo thể loại truyền thuyết?

Câu 3: Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho

Câu 4: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì?

0
I. Mở bài: •Giới thiệu ý kiến (0.5 điểm) •Quan điểm của em về ý kiến (đồng tình hay phản đối) (0.5 điểm) II. Thân bài (8 điểm) (nhiều đoạn, có từ ngữ để nối các lí lẽ: trước hết, bên cạnh đó, ngoài ra...;) - Đoạn 1: Giải thích : Trí tuệ là gì? Thời đại thông tin là gì? - Đoạn 2, 3 Bàn luận về vai trò của trí tuệ con người trong thời đại thông tin (lí lẽ và bằng chứng) + (Trước hết) Con người...
Đọc tiếp

I. Mở bài: •Giới thiệu ý kiến (0.5 điểm) •Quan điểm của em về ý kiến (đồng tình hay phản đối) (0.5 điểm) II. Thân bài (8 điểm) (nhiều đoạn, có từ ngữ để nối các lí lẽ: trước hết, bên cạnh đó, ngoài ra...;) - Đoạn 1: Giải thích : Trí tuệ là gì? Thời đại thông tin là gì? - Đoạn 2, 3 Bàn luận về vai trò của trí tuệ con người trong thời đại thông tin (lí lẽ và bằng chứng) + (Trước hết) Con người là người sáng tạo, lập trình ra máy móc, vận hành và bảo trì máy móc, các thiết bị điện tử, các phần mềm... + (Ngoài ra Bên cạnh đó...) Có những thứ máy móc, phần mềm không thể thay thế cho con người. - Đoạn 4. Bàn luận mở rộng: Tuy nhiên, nếu con người không nỗ lực thì một số công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc., dẫn đến .... Đoạn 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề (1 điểm)

0
  Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc nhân vật Tường trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cảu nguyễn nhật ánh phải có những ý - Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu. - Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về...
Đọc tiếp
 

Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc nhân vật Tường trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cảu nguyễn nhật ánh phải có những ý

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu.

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.

- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết là rõ đặc điểm nhân vật.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm đời sống của tác giả.

0
Nhà mình hình như là giống cái, nên đẻ sai. Nhà trước nhà sau sẵn rồi, lâu lâu ba mình lại nối thêm vài ba căn nữa, nào là nhà kho, mái che sàn nước, chái nấu bếp củi… Cây có sẵn trong vườn làm nên kèo cột, tận dụng những tấm tôn cũ, chỉ lá lợp mái hay dừng vách đôi khi phải mua,… ba dựng lên những chái nhà nho nhỏ đầy ngẫu hứng. Chúng giản dị, nhẹ nhõm, không tham vọng, Chỗ này để cất những vật dụng lâu...
Đọc tiếp

Nhà mình hình như là giống cái, nên đẻ sai. Nhà trước nhà sau sẵn rồi, lâu lâu ba mình lại nối thêm vài ba căn nữa, nào là nhà kho, mái che sàn nước, chái nấu bếp củi… Cây có sẵn trong vườn làm nên kèo cột, tận dụng những tấm tôn cũ, chỉ lá lợp mái hay dừng vách đôi khi phải mua,… ba dựng lên những chái nhà nho nhỏ đầy ngẫu hứng. Chúng giản dị, nhẹ nhõm, không tham vọng, Chỗ này để cất những vật dụng lâu không dùng tới, chỗ kia cánh phụ nữ hay ngồi rửa rau làm cá nên cần che chắn nắng mưa, chỗ kia nữa để nấu nướng cho hết mớ củi vụn, bẹ dừa khô… nằm lổn nhổn ở vườn sau. Nhưng những chái nhà không tồn tại đơn điệu như tên gọi, bước vào kho là vấp chân vào kỉ niệm; sàn nước ban trưa gió lộng là chỗ mấy má con ưa ngồi hong tóc, nhổ những sợi bạc, hoặc bày ra đĩa xoài chua, cóc chua chấm muối ớt. Và nơi đặt mấy cái cà ràng khói ám má mình giăng cái võng dù tranh thủ ngã lưng trong lúc chờ cơm sôi, chờ khoai chín trong nồi.

          Ngó thấy má nằm trong khói bếp cay mù chắc là ba thấy áy náy, thấy ngứa ngáy chân tay. Bên hè lại mọc lên căn nhà hai mái lợp lá dày, bốn bề trống trơn không phên vách. Ba nói “ Làm chỗ này cho má mầy giăng võng nằm chơi”. Món quà ba dành cho má nhưng ai đấy đều mê. Nhà có năm người mà treo gần chục cái võng, chia nhau nằm không hết, để võng trống cho gió thốc thấu quăng quật tơi bời.

          Trước cả nhà chỉ gặp nhau ở mâm cơm, giờ buổi chạng vạng trong nhà võng cũng đông đủ mặt. Muỗi cỏ bay dìu dặt, ba quạt cái mẻ ung. Nằm giữa đám khói thơm thơm phảng phất từ mấy gộc củi mục, trong tiếng võng kêu cót két cọt kẹt, trong gió hiu hiu, mưa liu riu, chỉ thiếu tiếng ai đó ầu ơ là đủ bộ sướng rồi.

(Trích Một gian nhớ đầy – In trong tập Bánh trái mùa xưa, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Hội Nhà Văn

Thông điệp mà tác giá muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích là gì?

0