K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

vàng óng 

hồng hào

21 tháng 10 2021

Bài 3

Chiếc tàu hỏa chuẩn bị khởi hành.

 Máy bay là phương tiện di chuyển trên ko chung

Tàu bay là người bạn của bầu trời.

Chiếc xe lửa này đã cũ rồi!

21 tháng 10 2021

Tôi chợt nhớ lại khi tôi học lớp 2 tiểu học. Một lần vì trực nhật muộn nên tôi bị lỡ xe buýt. Lúc mẹ đón tôi ở bên xe không thấy tôi nên vội vàng gọi điện cho bố.

Nghe xong điện thoại, bố tôi không nói câu nào tức tốc chạy đến trường tìm tôi. Tuy nhiên, tôi đã tự ý lên một chiếc xe buýt khác cùng chiều để về nhà.

Thấy tôi về quê, mẹ kêu tôi gọi điện báo cho bố biết. Tôi nhấc máy gọi bố, vừa nối máy, đã nghe thấy tiếng thở dài như trút được gánh nặng của bố.

Bố vừa về đến nhà, vội vã ôm chầm lấy tôi rồi nói lớn: “Con gái yêu của bố, nếu lần sau con bị lỡ xe. Con phải tìm cách để gọi điện cho bố. Bố sẽ lập tức đón con về, nhớ chưa. Đối với bố và mẹ, không gì quan trọng bằng sự an toàn của con. Con hiểu không?”

Dáng vẻ lo lắng, xúc đọng của bố khiến tôi giật mình. Trước giờ, bố không phải là người hay chủ động thể hiện tình cảm. Bình thường bố cũng không quan tâm nhiều lắm đến chuyện học hành, trường lớn của tôi.

Trước giờ, tôi luôn nghĩ rằng, mẹ mới là người đối với tôi tốt nhất. Thì ra bố cũng yêu thương tôi. Yêu thương và quan tâm tôi một cách sâu sắc. Chỉ là bình thường, bố không thể hiện mà thôi.

Bố giống như một cuốn sách. Còn con gái là người đọc sách. Phải đọc kỹ từng dòng trong cuốn sách ấy. Nếu không làm sao có thể cảm nhận được tình yêu bao la như biển rộng của bố?

21 tháng 10 2021

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

" Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi"...

Cái hình ảnh "lắc lẻo" ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.

"Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh" không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu...

Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : " Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? " .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . "Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính" là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc "bóng tre trùm mát rượi", một lời tâm sự về mùa màng "Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm" , hay một khúc hát giao duyên " Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng" . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: " Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

21 tháng 10 2021

a. Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống.

- Sự việc 1 : Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi báu, bèn nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi gieo cho dân chúng, gieo hẹn; ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.

- Sự việc 2 : Chú bé Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc chẳng nảy mầm.

- Sự việc 3 : Chôm lo lắng tâu với nhà vua, trước sự ngạc nhiên của mọi người.

- Sự việc 4 : Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực dũng cảm và quyết định truyền ngôi cho Chôm.

b. Sự việc 1 : được kể trong đoạn 1 ( 3 dòng đầu. )

- Sự việc 2 : đoạn 2 ( từ Có chú bé mồ côi đến nảy mầm. )

- Sự việc 3 : đoạn 3 ( từ Đến vụ thu hoạch đến thóc giống của ta. )

- Sự việc 4 : đoạn 4 ( từ Rồi vua đến ông vua hiền minh. )

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ lủi thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì...
Đọc tiếp

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ lủi thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó.”

(Ngữ văn 8, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1.

a. Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và gọi tên trường từ vựng đó

                            MÌNH CẦN GẤP

0

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”

(Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu)

Từ vua đến vương hầu, từ tướng sĩ đến toàn dân, ai cũng phải "tu trí lực", đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức, của cải để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm cho giang san ta, đất nước ta được độc lập, thái bình bền vững đến muôn đời, mãi mãi. Nghĩa vụ công dân được đặt ra một cách nghiêm trang, nhẹ nhàng và thấm thía. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn), nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhà thơ nhắc đến. Ngòi bút của tác giả rất thâm hậu. Tư tưởng “tu trí lực” mà Trần Quang Khải nêu lên từ thế kỉ 13 thế mà hơn 700 năm sau, mỗi công dân Việt Nam vẫn thấy mới mẻ, lay động.

“Tụng giá hoàn kinh Sư” mang ý nghĩa và giá trị lịch sử như một kí sự chiến trường của thời đại anh hùng ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, đồng thời nêu lên sự nghiệp tái thiết, phục hưng đất nước. Câu thơ “Vạn cổ thừ giang san" biểu thị cao độ niềm tin tưởng mãnh liệt vào tiền đồ tươi sáng của đất nước và dân tộc. Hàm súc, anh hùng ca, trữ tình là vẻ đẹp “Tụng giá hoàn kỉnh sư” những vần thơ “sâu xa lý thú” làm rung động hồn người.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi: Ban giám hiệu trường………………………………………………….

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp…………………………………………..

Tên em là ………………………………Là học sinh lớp …………..……………

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ……………………………………………… và đã gây ảnh hưởng tới lớp cũng như khiến thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

…………, ngày … tháng … năm……

Chữ ký học sinh                                        Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)                             (Ký, ghi rõ họ tên)

21 tháng 10 2021

Tham khảo:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi ban giám hiệu trường: …………………………

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………

Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

............, ngày … tháng … năm

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

các cậu hãy giải các câu hại nãoCâu 1: Môn gì càng thắng lại càng thua?Câu 2: Loại nước giải khát nào có chứa sắt và canxi?Câu 3: Một con cua đỏ dài 15cm chạy đua với con cua xanh dài 8cm. Hỏi con cua nào chạy về đích trước?Câu 4: Con gì mang được cả miếng gỗ lớn nhưng lại không mang được hòn sỏi nhỏ?Câu 5: Cái gì bay khi sinh ra, nằm khi sống và chạy khi chết?Câu 6: Cái rổ nào phải...
Đọc tiếp

các cậu hãy giải các câu hại não

Câu 1: Môn gì càng thắng lại càng thua?

Câu 2: Loại nước giải khát nào có chứa sắt và canxi?

Câu 3: Một con cua đỏ dài 15cm chạy đua với con cua xanh dài 8cm. Hỏi con cua nào chạy về đích trước?

Câu 4: Con gì mang được cả miếng gỗ lớn nhưng lại không mang được hòn sỏi nhỏ?

Câu 5: Cái gì bay khi sinh ra, nằm khi sống và chạy khi chết?

Câu 6: Cái rổ nào phải thủng đáy thì mới sử dụng được?

Đáp án: Cái rổ trong môn bóng rổ.

Câu 7: Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?

Câu 8: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?

Câu 9: Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?

Câu 10: Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim?

Câu 11: Miệng rộng nhưng không nói một từ, là gì?

Câu 12: Không bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp, tại sao?

Câu 13: Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?

Câu 14: Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?

Câu 15: Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng?

Câu 16: Lúc lý tưởng để ăn trưa?

Câu 17: Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?

Câu 18: Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người?

Câu 19: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

Câu 20: Có hai bình rộng miệng đựng đầy nước. Làm sao để cho tất cả nước vào trong một cái chậu mà vẫn biết nước nào của bình nào (không được cho cả bình hay bất kỳ dụng cụ đựng nước nào vào chậu)?

4

Câu 1: Môn gì càng thắng lại càng thua?

Đáp án: Môn đua xe đạp.

Câu 2: Loại nước giải khát nào có chứa sắt và canxi?

Đáp án: Cafe (Ca: Canxi, Fe: Sắt).

Câu 3: Một con cua đỏ dài 15cm chạy đua với con cua xanh dài 8cm. Hỏi con cua nào chạy về đích trước?

Đáp án: Con cua xanh vì con cua đỏ đã bị luộc chín.

Câu 4: Con gì mang được cả miếng gỗ lớn nhưng lại không mang được hòn sỏi nhỏ?

Đáp án: Con sông.

Câu 5: Cái gì bay khi sinh ra, nằm khi sống và chạy khi chết?

Đáp án: Bông tuyết.

Câu 6: Cái rổ nào phải thủng đáy thì mới sử dụng được?

Đáp án: Cái rổ trong môn bóng rổ.

Câu 7: Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?

Đáp án: Núi Thái Sơn.

Câu 8: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?

Đáp án: Tàu điện làm gì có khói.

Câu 9: Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?

Đáp án: Cầm búa bằng cả 2 tay.

Đáp án: Ngày mai

Câu 10: Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim?

Đáp án: Bạn chịu khó đợi chim bay đi nhé.

Câu 11: Miệng rộng nhưng không nói một từ, là gì?

Đáp án: Con sông.

Câu 12: Không bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp, tại sao?

Đáp án: Vì đây là lớp học trong trại mồ côi.

Câu 13: Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?

Đáp án: Tương lai.

Câu 14: Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?

Đáp án: Ngày mai.

Câu 15: Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng?

Đáp án: Là lúc bạn nên đem đồng hồ đi sửa.

Đáp án: Lịch sử

Câu 16: Lúc lý tưởng để ăn trưa?

Đáp án: Sau bữa ăn sáng.

Câu 17: Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?

Đáp án: 2 quả (Vì bạn đã lấy đi 2 quả rồi còn gì).

Câu 18: Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người?

Đáp án: 9 người (bao gồm 6 người con trai, 1 cô con gái và bố mẹ).

Câu 19: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

Đáp án: Que diêm.

Câu 20: Có hai bình rộng miệng đựng đầy nước. Làm sao để cho tất cả nước vào trong một cái chậu mà vẫn biết nước nào của bình nào (không được cho cả bình hay bất kỳ dụng cụ đựng nước nào vào chậu)?

Đáp án: Cho cả 2 vào tủ lạnh để đông thành đá rồi cho chung vào một chậu.

21 tháng 10 2021

Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam"sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêuấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"(Giặc dữ cớ soa phạm đến đây)Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánhchiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"(C nhất định phải tan vỡ)Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược