K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

a/đói-no

b/thắng-bại

c/khôn-dại

21 tháng 10 2021

  a . đói trái ngĩa no                                                                                                                                                                                                b . thắng trái ngĩa bại                                                                                                                                                                                         c . khôn trái ngĩa dại                                                                                                                                                                                            Chúc bạn làm bài tốt .

21 tháng 10 2021

TL:

Ngôi thứ ba

-HT-

21 tháng 10 2021

TL:

Theo ngôi kể thứ 3 được kẻ bằng lời của người kể chuyện 

HT

21 tháng 10 2021

Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta “không phải là vô ích”. Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có “một nhà bâng lưu trữ trí nhớ”. Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng “đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc”. Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe : con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là “thanh gươm Đa-mô-clét”, nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng. Đây là một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong “nhà băng lưu trữ trí nhớ” của chúng ta​

Hơi dài xíu nhưng k cho mình nha

21 tháng 10 2021

cảm ơn nha

21 tháng 10 2021

theo em chúng ta phải : không vứt rác nhiều lên biển , không thải ra nhiều thứ trên biển, không thải ra những thứ bẩn trong người ra biển, không thả bom

27 tháng 10 2021

Không thải rác ra biển

Huy động mọi người tham gia dọn rác ở biển.

Đánh bắt hợp lý.

1-    Tìm từ láy trong ngữ liệu trên. (1đ)

ngoan ngoãn

2-    Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Trường học là bà mẹ hiền thứ hai” (1đ)

Trong lá thư gửi En -ri - cô, nhà văn A - Mi -Xi đã viết: "Trường học là bà mẹ hiền thứ hai... Trường học đã nhận con từ hai bàn tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ ngoan ngoãn chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con con không bao giờ được quên nhà trường..." (Trích Những tấm lòng ca cả A-Mi-Xi). Theo đó trường học là người mẹ là nơi dạy dỗ, nuôi dưỡng con nên người và Mẹ luôn biết ơn nhà trường và khuyên con không được quên nơi đó. Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Nhà trường có vai trò to lớn trong cuộc hành trình đi tìm kiến thức và kĩ năng cuộc đời mỗi con người. Ai thành đạt cũng từ ngôi trường mà lớn lên và đó là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta trên bước đường học tập. Lần đầu tiên tôi đến với mái trường THCS. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với những ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.    Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường, tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách,… Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: Bạn bè, thầy cô, trường lớp đều mới tinh. Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp hai – một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang và không gian thoáng đãng… Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ. Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ,… tất cả đều đập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng, bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: Ôi! Ngôi trường đẹp quá!    Chúng tôi, các lớp Bảy, lớp Tám cũng như anh chị lớp chín được phân về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” – tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp năm. vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hiền lành, mái tóc đen dài. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng khi xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lời đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba. Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.    Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy Hiệu trưởng đánh gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi đã hoà nhập vào một môi trường mới.    Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học – trường điểm của huyện, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ. Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.    Với bao nhiêu điều suy nghĩ trong tôi, có cả niềm vui xen lẫn niềm kiêu hãnh và cả sự thẹn thùng, bỡ ngỡ và một chút lo lắng… Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường trung học cơ sở chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ…

3-     Thông điệp của đoạn văn trên muốn gửi gắm cho chúng ta là gì? (1đ)

tìm hiểu ở câu 2 nhé bn

21 tháng 10 2021

   Ngày xưa, có một anh tiều phu rất hiền lành, thật thà và chịu khó làm ăn. Với cây rìu, cán tròn bằng gỗ cứng, lưỡi rìu thép sắc bén, ngày ngày anh vào rừng đốn củi kiếm sống.

      Một hôm, anh vung tay đốn cây, bất ngờ lưỡi rìu văng xuống sông. Anh đang ngẩn ngơ nhìn xuống nước thì thấy một cụ già hiện lên râu tóc bạc phơ, khoác chiếc áo choàng màu xanh, gương mặt hồng hào phúc hậu. Nghe anh kể lại chuyện mất rìu, cụ già nhìn anh thông cảm, rồi nói:

-   Lão có thể vớt lưỡi rìu giúp anh.

     Cụ để nguyên cả quần áo nhảy xuống sông ngụp lặn. Trong nháy mắt, cụ giơ lên trước mắt anh tiều phu một cái lưỡi rìu bằng vàng sáng choé.

- Có phải rìu của anh không? - Cụ già khẽ hỏi.

- Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của cháu.

     Cụ lại lặn xuống đáy sông, lát sau cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh. Cụ lại hỏi:

- Chắc đây là cái rìu quý báu của anh?

- Thưa cụ, lần đầu tiên trong đời, cháu mới nhìn thấy cái rìu này.

      Cụ già nở một nụ cười.

      Cụ già lại lặn xuống mò. Lúc sau, cụ giơ lên cái lưỡi rìu bằng thép. Anh tiều phu vừa nhìn thấy vội reo lên:

- Đây là lưỡi rìu của cháu. Cụ cho cháu xin.

      Cụ già bước lên bờ. Cụ đưa cả 3 lưỡi rìu cho anh và nói: “Anh xứng đáng nhận cà ba lưỡi rìu này". Anh đưa tay đón, run run, miệng mấp máy nói: "Cháu cảm ơn ông"... Cụ già đã biến mất từ bao giờ.


 

21 tháng 10 2021

Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng tác phẩm Cô bé bán diêm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Khi đọc câu chuyện này, mỗi người đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Dù vậy, với tấm lòng nhân đạo cao cả, ông đã để cô bé bán diêm được gặp lại bà và đi đến thế giới của hạnh phúc. Chắc hẳn đó chính là một kết thúc có hậu cho cô bé. Cháu xin được cảm ơn tác giả đã đem đến cho nhân loại một tác phẩm giàu giá trị nhân văn.

 

Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Cháu đã đọc khá nhiều tác phẩm của ông. Và “Cô bé bán diêm” chính là tác phẩm mà cháu yêu thích nhất. Đây quả là một câu chuyện cảm động với tính nhân văn sâu sắc. Cháu chắc chắn không thể quên được hình ảnh cô bé trong truyện. Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Nhưng không một ai đi qua chú ý đến sự tồn tại của cô bé hay động lòng thương mua giúp cô một hộp diêm. Để rồi cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá. Chắc hẳn với câu chuyện này, nhà văn đã muốn tố thái độ và sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội đó. Nhưng với cháu, hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà mới là ấn tượng nhất. Có thể khẳng định rằng, truyện “Cô bé bán diêm” quả là một tác phẩm hấp dẫn, nhân văn.