Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm như thế.
Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở tuyến Trường Sơn với tư thế hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, móp méo, không kính, không đèn mà vẫn băng băng trên đường ra tiền tuyến, chở quân, chở súng đạn, lương thực hướng về miền Nam là hình ảnh thực và thường gặp trong những năm tháng chống Mĩ gian lao và hào hùng. Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, những chiếc xe “không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra tiền tuyến. Hình ảnh ấy, lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay khơi dậy cảm hứng thơ của Phạm Tiến Duật.
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Thật ra có thể nói một cách đơn giản: Xe không có kính vì bom giật, bom rung. Nhưng nhà thơ lại chọn cách nói như là muốn tranh cãi với ai. Gịong điệu ngang tàng, lí sự với cấu trúc không có...không phải vì không có...Giọng này phù hợp với tính cách ngang tàng dũng cảm, đầy nghị lực, tính tếu nhộn của những lái xe Trường Sơn. Cách giải thích này cũng gợi lên cái ác liệt của chiến tranh, người lính luôn cận kề với hiểm nguy, với cái chết nhưng coi đó như chuyện bình thường. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó ngày càng gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của dịch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ.
Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn – chủ nhân những chiếc xe không kính. Những người lính lái xe điều khiển những chiếc xe không kính kì lạ trong tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh. Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa - rơi rụng, va đập, quăng ném.... vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế. Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Cảm giác, ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt, trái lại tư thế các anh vẫn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng.... “ung dung.... nhìn thẳng. Hai câu thơ “ung dung.... thẳng” đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ trên những chiếc xe không kính. Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn” cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng. Với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy.
Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính. Với tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”, các anh nhìn thấy từ "gió","con đường" đến cả "sao trời", "cánh chim". Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh "những cánh chim sa, ùa vào buồng lái" thật sinh động, gợi cảm. Điệp từ “nhìn” có tác dụng khẳng định tư thế, thái độ của người lính. Qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lính lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng / Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh không có kính chắn gió nên mới thấy đắng mắt, cay mắt, khi gió thổi thốc vào mặt. Qua khung cửa đã không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Nhà thơ diễn tả chính xác các cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như chính mình đang ở trên chiếc xe không kính. Hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng.
Vậy đấy, hai khổ thơ tả thực những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường.
Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn
Là một trong những nhà thơ của thế hệ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính khỏe dạt dào. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là tiêu biểu cho những tác phẩm của ông, được trích trong tập thơ "Vầng trăng và quầng lửa" (1969). Với tôi khổ đầu và khổ thư cuối đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi:
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung bưồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."
(..)
Mở đầu khổ thơ là hình ảnh những chiếc xe nhưng đây là những chiếc xe "không có kính", hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ. Những chiếc xe đi vào trong thơ ca được Phạm Tiến Duật miêu tả cụ thể, thực tế, đơn giản, tự nhiên.
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"
Với lối giải thích tự nhiên và giàu chất văn xuôi, tác giả đã miêu tả được mức độ ác liệt của chiến tranh. Thể thơ do phóng khoáng, nhịp thơ biến đổi theo giọng thơ. Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường, không phải những chiếc xe không có kính mà là "bom giật bom rung" làm "kính vỡ đi rồi". Mặc cho "bom giật bom rung" tàn phá mọi thứ, người chiến sĩ vẫn luôn không biết sợ:
"Ung dung buồng lái ta ngồi"
Bằng lời thơ giản dị tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ chân thật, tác giả đã ca ngợi thái độ của anh chiến sĩ luôn "ung dung" tự tại trong "buồng lái" đưa xe vượt Trường Sơn.
"Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"
Cách ngắt nhịp 2/2/2, Phạm Tiến Duật đã khắc họa thái độ tư tưởng người lính, họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. "Nhìn trời, nhìn đất" ý chỉ họ rất "ung dung" hiên ngang đi tới. " Nhìn thẳng" là luôn nhìn về phía trước, nhìn vào mục đích mà mình chiến đấu. Như thế bom cứ giật cứ rung, đường đi tới ta cứ đi! !
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Khổ thơ dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ và thú vị làm nổi bật sự khốc liệt trong chiến tranh nhưng cũng làm nổi bật ý chí chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. Những chiếc xe bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng trơ trụi, trụi trần ”Không có kính rồi xe không đèn- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng điều kì lạ là những chiếc xe trụi trần ấy vẫn chạy, vẫn băng ra tiền tuyến. Tác giả lại một lần nữa lí giải bất ngờ và rất chí lí: “chỉ cần trong xe có một trái tim” Trái tim người lính cách mạng- trái tim của lòng quả cảm. Hai câu thơ :
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước .
dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước...” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên nhiều lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn.... Ấy vậy mà những chiếc xe như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hai câu thơ đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn . Âm điệu đối chọi mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi.
Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ .Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam.
Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái? Tình yêu Tổ Quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích?
Ẩn sau ý nghĩa trái tim cầm lái, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Có thể nói hay nhất là câu thơ cuối cùng này. Nó là nhãn tự, là con mắt của bài thơ, bật sáng chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.
Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.
a. Dựa vào văn bản, em bé được sinh ra trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng : Đó là những bá sĩkhông quản ngày đêm hi sinh bản thân mình, hết lòng vì ngươi bệnh. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là những cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc.
b. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ điệp từ " đó là "
c. Trong câu ghép " Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm ", các vế trong câu trên có mối quan hệ tương phản.
d. Hình ảnh trong câu cuối của văn bản quả đã khiến em rung động. Đó là hình ảnh cô y tá sẵn sàng gửi lại con cho ông chăm sóc để ở lại bệnh viện, hết lòng vì những người bệnh. Với mỗi người mẹ, đứa con của họ đều là món quà quý giá nhất mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho họ, họ sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Nhưng ở đại dịch lần này, những cô y tá lại bỏ lại con mình, lặng nhìn giọt nước mắt của con. Liệu có người mẹ nào thấy hình ảnh này mà lòng không quặn đau ? Qua đó, ta có thể thấy được sự hi sinh của những con người thầm lặng. Từ đó, nó càng làm em thêm trân trọng và biết ơn những cống hiến và sự hi sinh của họ.
d.
" Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay". Mỗi lần ngân nga câu hát này, nó lại gợi cho em về vai trò lớn lao của việc cống hiến. Nếu không có những thế hệ đi trước đã cống hiến toàn bộ cuộc đời của mình để xây dựng đát
Câu 1:
a) Theo đoạn trích, em bé được sinh ra trong vòng tay ấm êm không chỉ của gia đình mà còn của những con người thầm lặng. Đó là những vị bác sĩ không quản ngày đêm hi sinh thân mình, hết lòng vì người bệnh. Là những cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ để từng đêm khi em khóc lại vỗ về hát ru. Hay còn là những người tự nguyện ở lại bệnh viện, cả cái Tết cũng chả về nhà.
b) Đoạn văn trên được sử dụng biện pháp điệp từ ở từ " Đó là"
- Tác dụng :
+ Nghệ thuật: giúp câu văn trở nên hay hơn, tạo nhịp điệu cho đoạn văn.
+ Nội dung :
.) Gợi tả: gợi nên hình ảnh những con người thầm lặng thật vĩ đại và cho người đọc cảm nhận được sâu sắc sự hi sinh của họ.
.) Gợi cảm: sự cảm kích, nể phục của người viết thư- người chị gái đối với các bác sĩ, y tá,... khi chứng kiến em mình được sinh ra an toàn trong đại dịch Covid- 19
c) Mối quan hệ giữa các vế câu ghép: “Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm” là quan hệ tương phản.
d) Hình ảnh trong câu cuối cùng của văn bản trên là nữ y tá sẵn sàng gửi đứa con còn nhỏ của mình cho ông bà để ở lại bệnh viện, hết lòng vì bệnh nhân khiến cho em cảm thấy rung động. Điều đó thể hiện nên sự hi sinh mãnh liệt mà thầm lặng của họ, là tình người trong cơn hoạn nạn. Chấp nhận buồn bã, cô đơn xa con của mình để giúp đỡ những đứa trẻ khác. Từ đó, em càng thêm trân trọng, trân quý sự hi sinh đó.
Câu 2 :
Câu 1: ( 2 ,0 điểm )
a) Những từ nào thuộc trường từ vựng về biển: nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, sóng, khơi, mùi nồng mặn
b) Nội dung của đoạn thơ: nỗi nhớ da diết và sự gắn bó của người con xa xứ với quê hương mình qua đó càng thấy rõ tình yêu biển cả tha thiết của người dân miền biển.
c) BP tu từ liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, mùi nồng mặn: diễn tả chân thực và nhấn mạnh về những sự vật, hình ảnh in đậm dấu ấn trong tâm trí nhà thơ.
Câu 2 ( 3 điểm )
Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà... Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế. Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh. Vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.
Câu 3 ( 5,0 điểm )
Thời gian thì vẫn mãi trôi, bốn mùa luôn luân chuyển. Nhưng những gì là văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực thì vẫn mãi trường tồn song song cùng thời gian. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải cũng chính là một trong những tác phẩm như thế. Trong thi phẩm này tác giả đã khắc họa đã rõ một bức tranh mùa xuân thật đẹp và ước nguyện cống hiến của mình. Đặc biệt qua chỉ khổ thởđầu của bài thơ, độc giả đã tưởng tượng được, cảm nhận được một khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp
Như ta được biết, thi phẩm được tác giả viết vào tháng 11/1980 - những ngày tác giả đang lâm trọng bệnh và không lâu sau đó thì qua đời. Thế nhưng từng lời thơ, câu chữ trong thi phẩm lại chẳng mang chút u buồn mà còn ẩn chứa đầy sự lạc quan, yêu đời.
Tại khổ thơ thứ nhất, chỉ qua vài dòng thơ ngắn ngủi tác giả đã cho người đọc cảm nhận đọc một bức tranh mùa xuân thiên nhiên đầy sức sống
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Bức tranh mùa xuân được tác giả gợi lên đầy màu sắc và âm thanh của cuộc đời. Ngay từ câu thơ đầu tiên tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ - đảo động từ “mọc” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự sinh sôi nảy nở của vạn vật khi mùa xuân tới. Không những thế tác giả còn sử dụng những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị mà gần gũi, thân thuộc với mùa xuân
“dòng sông”, “bông hoa”, “con chim” góp phần làm sống động thêm bức tranh mùa xuân ấy. Nổi bật giữa bức tranh có lẽ là màu “tím biếc” - một màu sắc đặc trưng của quê hương xứ huế. Không chỉ tồn tại màu sắc tác giả còn chèn thêm âm thanh của con chim chiền chiện vào bức tranh. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nói quá “hót chi mà vang trời” để gợi lên cảm giác tiếng chím làm xáo động cả một khoảng không gian rộng lớn. Một điểm đáng chú ý hơn nữa chính là nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. “Giọt” ở đây ta có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Có thể là giọt mưa xuân, giọt sương xuân,... Nhưng theo mạch cảm xúc của tác giả có lẽ đây chính là giọt âm thanh. Tiếng hót ấy kết đọng lại thành giọt, rơi vào khoảng không gian rộng. Tác giả từ cảm nhận tiếng chim bằng thính giác sang cảm nhận bằng thị giác rồi đến xúc giác, vừa khiến độc giả cảm nhận mùa xuân bằng nhiều giác quan khác nhau, vừa bộc lộ thái độ trân trọng, nâng niu mùa xuân, được thể hiện qua động từ "hứng". Thanh Hải như muốn đưa tay hứng trọn lấy cái giọt âm thanh ấy, hứng trọn lấy khoảnh khắc này.
Chỉ bằng phương pháp sử dụng biện pháp đảo ngữ, hình ảnh giản dị, mộc mạc mà gần gũi, giọng điệu thơ tha thiết, du dương. Tác giả đã cho độc giả như nhìn thấy được một khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp.
Tóm lại tác giả đã thành công trong việc gửi đến mọi người một mùa xuân trong tâm trí ông ở thi phẩm cuối cùng này. Khổ thơ trên còn góp một phần không hề nhỏ vào sự thành công của tác phẩm.
Đề 1:
Câu 1.
Phép liên kết hình thức: phép lặp
Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2.
Thành phần phụ: "trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay" - trạng ngữ
Câu 3.
Từ "ôm" được dùng với nghĩa chuyển.
"Ôm" nghĩa gốc là chỉ hành động dùng tay để giữ một người một vật vào sát với cơ thể của mình. Ở trong câu này, "ôm" chỉ hành động giới trẻ cầm điện thoại bằng hai tay, kéo sát vào khuôn mặt một cách quá gần, với sự chăm chú và tập trung cao, liên tục trong thời gian dài. Lúc đó, giới trẻ vô cùng quan tâm, chăm chú, say mê với chiếc điện thoại, giống như khi đang ôm một người yêu thích.
Đề 2:
Câu 1.
Phép liên kết hình thức: phép lặp
Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2.
Thành phần biệt lập trong câu là: Thành phần phụ chú ("những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ")
Câu 3.
Phép tu từ: điệp từ
Từ "nghiện" được lặp lại liên tục ba lần liên tiếp
Phần II: Làm văn
Câu 1 ( 2 điểm )
Chúng ta đang sống trong một thế hệ 4.0, tất cả những công nghệ số đều được áp dụng vào cuộc sống của chúng ta. Vậy nên một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể nào thiếu đối với mỗi người. Nhưng bạn đã biết sử dụng những chiếc smartphone một cách thông minh chưa. Chắc chắn nhiều người đang lầm tưởng về việc sử dụng nó như thế nào. Mọi người chắc chắn sẽ nghe đến một thực trạng mà được nói đến nhiều gần đây, chính là " một thế giới cúi đầu", cái cúi đầu ở đây là lợi hay hại vậy. Để đừng biến điện thoại thông minh thành một trò tiêu khiển, giải trí mà hãy sử dụng sự thông minh của nó vào những việc chính đáng. Bạn có thể dùng nó để làm việc mọi lúc, mọi nơi. Sử lý công việc ngay khi trên xe bus, hay là lúc làm việc nhà,... Chiếc điện thoại này sẽ gắn kết yêu thương đối với những người ở xa. Hay vào lúc này dịch bệnh đnag lây lan một cách chóng mặt chiếc điện thoại thông minh sẽ giúp bạn cập nhật tin tức ngay tức thì, không bỏ lỡ một tin tức nào. Nhưng nó không phải là nơi mà bạn bịa đặt hay tung những tin xấu lên mạng để làm xáo trộn mọi thứ. Hãy là một người sử dụng smartphone thông minh nhất có thể bạn nhé. Tôi tin rằng mỗi người sẽ có những cách sử dụng thông minh khác nhau.
Câu 2 : ( 4 điểm )
Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.
Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.
Và Trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn, ... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.
Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.
Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. => Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.
Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà ??? thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.
Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.
Qua đoạn trích , tất cả mọi người cha đều yêu thương con của mình vô điều kiện, giống như những người mẹ, tình thương của cha thầm lặng những vẫn rất da diết và ấm áp vì con, những người cha có thể làm bất cứ điều gì kể cả hi sinh bản thân mình (ông Sáu đến giây phút cuối đời vẫn nghĩ về con gái của mình.Tình cha là một tuyệt tác, một món quà vĩ đại mà tạo hóa gửi đến cho những người con.
Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
Câu 1:
- Phép liên kết hình thức: phép lặp
- từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2:
- Thành phần phụ trong câu là " trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay" : trạng từ.
Câu 3:
- Trong câu văn trên, từ "ôm" được dùng với nghĩa chuyển.
Từ "ôm" nghĩa gốc là chỉ hành động dùng tay để giữ một người hoặc vật sát cơ thể mình. Ở câu trên, "ôm" chỉ hành động cầm điện thoại sát vào mặt của giới trẻ trong một thời gian dài, không ngừng nghỉ, say mê với việc đó.
ĐỀ 2
Câu 1:
-Phép liên kết hình thức: phép lặp
- Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2:
- Thành phần biệt lập trong câu là "những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ": thành phần phụ chú.
Câu 3:
- Phép tu từ: điệp từ
Từ "nghiện" được lặp lại ba lần liền nhau.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1:
Khi mà kỉ nguyên công nghệ đang phát triển một cách bùng nổ như hiện nay, cuộc sống con người dường như bị cuốn vào vòng xoáy của các thiết bị di động với nhiều tính năng thông minh và các ứng dụng tiện ích, chẳng hạn như Smartphone. Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp với điện thoại di động có các chức năng tiện dụng đang được sử dụng rất rộng rãi và được giới trẻ ưa chuộng. Vậy sử dụng smartphone có những lợi ích gì? Smartphone có giao diện nhỏ gọn rất tiện để mang đi khắp nơi, có thể dùng được mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhỏ gọn nhưng nó lại có một bộ nhớ lớn, có thể lưu trữ rất nhiều thông tin cũng như cung cấp thông tin một cách nhanh chóng. Smartphone cũng được dùng để phúc vụ cho nhu cầu giải trí với rất nhiều các hoạt động, trò chơi ngoại tuyến. Được nhiều người sở hữu là vậy nhưng không phải ai cũng biết và dùng smartphone đúng cách. Điều đó có thể tạo nên các thói quen xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Có những bạn dành quá nhiều thời gian cho smartphone giảm đi đáng kể thời gian học tập, làm việc cũng như thiếu hoạt động giao lưu với mọi người xung quanh. Nhìn vào màn hình điện thoại quá lâu còn có thể gây đau mắt, nhức đầu, mỏi vai gáy và rất nhiều các tổn hại khác đối với cơ thể. Vậy làm thế nào và như thế nào là sử dụng điện thoại thông minh đúng cách? Ta cần biết sắp xếp thời gian, cân bằng giữa mọi việc. Chỉ dùng smartphone trong thời gian rảnh và khi thực sự cần thiết. Phải biết chọn lựa, sàng lọc các nội dung, thông tin, không phải cái gì cũng đọc và cái gì cũng tin. Nên có những hoạt động giải trí, vui chơi ngoài smartphone như gặp gỡ bạn bè, đọc sách hay chơi thể thao. Ngoài ra chúng ta cũng cần hải chú ý để sử dụng điện thoại đúng tư thế để không gây ra ảnh hướng xấu đến cơ thể. Bản thân em cũng là một người dùng smartphone và đôi khi vẫn còn chưa sử dụng hợp lý. Em vẫn đang tiếp tục sửa đổi để có thể tận dụng được những lợi ích của smartphone mang lại và sửa đổi tật xấu. Smartphone sẽ trở nên rất hữu dụng nếu ta sử dụng nó một cách hợp lý nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu ta sử dụng sai mục đích, thiếu hiểu biết khi sử dụng.
Để tìm chiến thuật chơi để An là người thắng cuộc, ta cần xem xét các trường hợp có thể xảy ra.
Trong trường hợp này, số viên kẹo trong hai túi là 18 và 21. Ta có thể tạo bảng để phân tích các trường hợp:
| Lượt chơi | Túi 1 (18 viên) | Túi 2 (21 viên) |
|-----------|----------------|----------------|
| 1 | 17 | 20 |
| 2 | 16 | 19 |
| 3 | 15 | 18 |
| 4 | 14 | 17 |
| 5 | 13 | 16 |
| 6 | 12 | 15 |
| 7 | 11 | 14 |
| 8 | 10 | 13 |
| 9 | 9 | 12 |
| 10 | 8 | 11 |
| 11 | 7 | 10 |
| 12 | 6 | 9 |
| 13 | 5 | 8 |
| 14 | 4 | 7 |
| 15 | 3 | 6 |
| 16 | 2 | 5 |
| 17 | 1 | 4 |
| 18 | 0 | 3 |
Dựa vào bảng trên, ta nhận thấy rằng nếu An chơi một cách thông minh, an sẽ luôn giữ số viên kẹo trong hai túi ở cùng một mức. Điều này đảm bảo rằng Bình sẽ không thể lấy hết kẹo từ một túi nào đó và An sẽ luôn có cơ hội lấy kẹo từ túi còn lại.
Vì vậy, chiến thuật chơi của An là giữ số viên kẹo trong hai túi ở cùng mức. Khi Bình lấy đi một viên kẹo từ một túi, An sẽ lấy đi một viên kẹo từ túi còn lại để duy trì số viên kẹo ở cùng mức.
Với chiến thuật này, An sẽ luôn là người thắng cuộc vì An có thể điều khiển trò chơi sao cho Bình không thể lấy hết kẹo từ một túi nào đó.
Từ giả thiết , ta có : \(GT< =>\frac{\left(3a+2b\right)\left(3a+2c\right)}{bc}=\frac{16}{bc}\)
\(< =>\left(\frac{3a}{b}+\frac{2b}{b}\right)\left(\frac{3a}{c}+\frac{2c}{c}\right)=16\)
\(< =>\left(3\frac{a}{b}+2\right)\left(3\frac{a}{c}+2\right)=16\)
đến đây nhắn cho e cái điểm rơi để e nghĩ tiếp nhaaaaaaa
Câu 1. Trong đoạn trích trên người thầy giáo đã yêu cầu viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông.
Câu 2:
Nêu 1 trong 3 phiền phức:
- gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng.
- luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào.
- Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa
Câu 3.
- Câu văn muốn giúp người đọc nhận thức được tác hại của việc không biết tha thứ lỗi lầm của người khác. Sự giận dữ và oán hận trở thành một gánh nặng tinh thần ngày càng lớn dần.
- Câu văn gửi gắm đến người đọc thông điệp: Hãy bao dung, độ lượng, biết tha thứ lỗi lầm của người khác để mình thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Tha thứ cho người khác cũng chính là đang tha thứ cho chính mình.
Câu 4.
Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.
Điều kiện sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:
– Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.
– Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Học sinh tự đặt câu của mình.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-vinh-long