ta ngoi truong sau 30 nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi có duyên với Trường sa từ thuở nhỏ, nhưng không biết có nợ với miền biển đảo đã mất Hoàng Sa từ khi nào, chỉ biết mỗi khi nghĩ đến là lòng quặn đau như nhớ về những người thân đã khuất.
Với những người thân đã khuất, tôi còn có những kỷ niệm vui buồn, để sau những lần thắt ruột đó, thì những êm ái lại trở về thầm thì an ủi tôi. Với Hoàng sa - Trường sa thì không may mắn như vậy, biết đến và nhung nhớ chỉ trong một ước mơ. Tôi chưa được một lần được chạm đến, chưa một lần thấy mặt, dù tôi đã từng có nhiều dịp đi tàu du lịch từ Tokyo về Sài gòn, hoặc từ Đà nẵng đến Hongkong. Và mỗi lần như thế tôi đều ráng dõi mắt kiếm tìm, dù biết rằng vùng đảo ấy ở rất xa xôi.
Rất xa xôi về mặt địa lý, nhưng lại có vẻ gần hơn hết tất cả các địa điểm khác, dù ở Việt nam ở Nhật bản, hay bất kỳ nơi nào trên trái đất này, kể cả những nơi tôi rất thích, muốn chọn để sống những ngày cuối cuộc đời.
Bởi với tôi Hoàng sa - Trường sa chính là trái tim của Tổ quốc, trái tim đã nhiều năm tháng quằn quại thổn thức của đất Mẹ Việt nam. Trái tim đó chỉ cách trái tim tôi chưa đầy một nhịp đập.
Cũng có thể tại vì từ những ngày còn rất nhỏ, tôi đã được mơ được mộng về cuộc sống phiêu lãng thuở hồng hoang. Tôi đã nguyện rằng, khi lớn lên tôi sẽ thành thủy thủ, để lênh đênh trên đại dương, để thả hồn lên sao trời, để được đến những vùng biển đảo đó mà giữ gìn Quê Mẹ .
Bia chủ quyền Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa
Tôi sống ở Nha trang từ lúc nhỏ cho đến giữa lớp Ba, gia đình mới dọn vào Sài gòn. Nhà tôi không nằm sát biển, nhưng chỉ mất độ 4,5 phút đi bộ. Mỗi chiều chiều, tôi ôm chiếu và cà-men cơm, em gái tôi đeo lủng lẳng bidon nước ra biển. Trải chiếu xuống thềm cát trắng, vừa nhìn người ta bơi lội, vừa che cà-men bằng bàn tay nhỏ bé trước những ngọn gió bất chợt, vừa nhai lạo xạo những hạt cát lẫn trong cơm.
Sau đó hai anh em cuốn gọn chiếu và cà-men để vào 1 gốc thông rồi tản bộ dọc theo đường Duy Tân cho tiêu cơm, lên đến tận bùng binh Đài Phun Nước. Lại tiếp tục ăn hàng, chúng tôi gọi là tráng miệng. Em tôi thì cóc ngâm hay xoài ngâm, tôi thì gỏi đu đủ khô bò hay kẹo kéo. Những món khoái khẩu của chúng tôi.
Con đường Duy Tân (bây giờ là Trần Phú) ven biển thuở đó nhà cửa còn thấp, những cây thông cũng vậy, nhưng đã được cắt tỉa thành những cụm hình vuông. Hai bên đường chưa có vỉa hè, đúng ra là vỉa hè chưa lót gạch, vẫn còn là đất cát nên chúng tôi có thể nghịch ngợm vừa đi vừa lùa chân dưới đất để cát bụi mù mịt quanh mình. Cuối đường về hướng Nam phía Lầu đài Bảo Đại, có phường Vĩnh Trường, nhưng không liên quan gì đến tên tôi cả, tôi được sinh ra trước khi đến thành phố này.
À cũng nên nói thêm là em gái tôi tên Hoàng, nên các cô chú bạn của Bố Mẹ hay gọi là thằng Trường Sa và con bé Hoàng Sa. Thấy tôi làm bộ không nghe, các chú lại cố tình giải thích thêm là "Sa" là bị rơi bị rớt như "Chim sa cá lặn", nghĩa là chúng tôi bị đẻ rớt, thấy tội nghiệp nên Bố Mẹ lượm về nuôi và đặt tên như thế. Dẫu biết các chú nói đùa, nhưng thế nào những đêm đó, tôi cũng nằm mơ thấy mình bước ngập chân trong những bãi phân chim trên đảo. Giật mình tỉnh giấc, tôi phải rón rén đi tắm rửa cho bay mùi, kẻo sáng mai thế nào cũng bị mấy chú bảo
- “Cái thằng Trường Sa này đái dầm hay sao mà hôi mùi phân chim quá vậy”.
Hình ảnh những năm 60: Rạp xi nê Tân Tân, Đường Duy Tân ven biển, Lầu ông Năm
Bắt đầu từ lớp Năm, mỗi sáng đi học tôi được một bác xích lô, chúng tôi gọi là ông Bảy, đến nhà đưa đón. Đi dọc hết nửa con đường Duy Tân này, dưới hàng cây Bàng xòe tán, lá đỏ vàng vào mỗi mùa gió lạnh.
Mỗi tháng 1,2 lần, ông Bảy hào phóng chở em tôi lên trường đón tôi và cho chúng tôi đi dạo 1 vòng phố xá, qua rạp xi nê Tân Tân hay Tân Tiến gì đó ở đường Độc Lập, nơi tôi được xem những cuốn phim đầu tiên trong cuộc đời. Biết tôi thích, nên lần nào ông Bảy cũng ghé vào xin cho tờ bươm bướm quảng cáo phim đang hay sắp chiếu, rồi nhân tiện lấy luôn cho mình 1 tờ. Sau đó chở chúng tôi đến tận mãi tháp Chàm Ponagar cổ kính, ông chỉ cho chúng tôi đứng dưới nhìn lên chứ không cho leo sợ ngã.
Tôi giữ kỹ những tờ bươm bướm in một màu, khi xanh khi đỏ, lúc tím lúc vàng này trong 1 hộp bánh biscuit. Lâu lâu mang ra xem lại, rồi tưởng tượng, đắm mình trong vai nhân vật mình thích trong đó. Cho đến khi dọn nhà về Sài gòn thì bị mấy đứa “ma cũ” ở xóm bắt nạt “ma mới” lấy mất, sau khi choảng nhau với chúng một trận và bị thua.
Chặng vòng về thế nào cũng đi ngang qua Lầu Ông Năm (hay còn gọi là ông Tư), ông Bảy thích thú kể tới kể lui chuyện, vì tòa "Nhà trắng" này bị người nước ngoài đọc thiếu dấu thành "Nha Trang" nên tên thành phố đã ra đời từ đó. Sau này lớn lên mới biết tòa nhà màu trắng nầy là nhà của bác sĩ Yersin. Và tên Nha trang chẳng phải được đặt ra vì đọc chệch từ chữ "Nhà trắng", mà là đọc chệch ra từ chữ "Eatrang" hay "Jatrang", địa danh của người Chàm đã từng sống trước ở đây. Ea hay Ja là con sông, Trang là cây lau sậy, Nha Trang là "Sông Lau” bởi ngày xưa lau sậy mọc dài hai bên sông Cái ra tới tận cửa biển.
Nha Trang bây giờ. Đường Trần Phú (Duy Tân cũ), Tháp Trầm hương
Ông Bảy đọc nhiều truyện và kể cho tôi nghe nhiều truyện ông đã đọc. Tôi thích nhất là những truyện phiêu lưu, như "Dế mèn phiêu lưu ký", "Alibaba và 40 tên cướp", "Robinson phiêu lưu ký"... bởi khi ông kể những truyện này, mắt ông sáng hẳn lên, tay chân múa may làm điệu bộ như đang thể hiện nhân vật trên sân khấu.
Từ truyện kể, ông chỉ tôi cách nhóm lửa bằng kính lúp hay đáy vỏ chai để lấy ánh nắng hội tụ, bằng cách nối dây điện vào 2 cực 1 cục pin và cọ sát cho phát ra tia lửa, bằng cách chà sát đầu nhọn 1 thanh gỗ cứng vào rãnh của 1 thanh gỗ Thông để tạo sức nóng do ma sát. Chỉ cho tôi cách tìm kiếm những vật liệu dễ cháy như lông chim, cỏ khô, bông gòn, mỡ động vật để làm bùi nhùi bén lửa. Ông chỉ cách nấu nước bằng gáo dừa, làm cá, nướng cá trên bếp lửa tự tạo. Chỉ cách trèo lấy tổ ong sau khi hun khói để ong bay đi, cách làm vợt để bắt cá sông, cách bẫy chim bằng rổ tre … Và thường là ông cho tôi thực tập ngay dưới sự chỉ dẫn tận tình của ông.
Nhất là trong thời gian tôi bị gãy chân phải nằm bệnh viện và nghỉ ở nhà 2,3 tháng. Ông theo giúp đỡ, mướn truyện về đọc cho nghe và hướng dẫn thực tập những điều đã dạy, mỗi ngày. Mỗi ngày ? – Vâng, mỗi ngày ! Mà cũng phải thôi, tại ông làm tôi bị gẫy chân mà. (Có điều, sợ ông bị Bố Mẹ bắt nghỉ việc nên tôi đã nhận lỗi thay ông).
Nhờ thời gian này, tôi biết thêm một chút về ông. Tôi hỏi sao cái gì ông cũng biết vậy ? Ông bảo tại ngày xưa ông từng đi biển nên ông phải biết để lỡ có trôi dạt vào hoang đảo cũng có thể sinh tồn. Sau đó nghe người ta nói “ngậm ngải tìm trầm” có ăn hơn nên ông đã bỏ biển lên rừng để mong thay đổi số phận. Ông bảo, đi biển phải theo luật biển, đi rừng cũng phải theo luật rừng, và ở đâu cũng phải học hỏi kỹ năng để có thể sống còn. Không may cho ông, ông đã phạm lỗi với Thánh Mẫu Thiên Y A Na nên phải bỏ rừng về đạp xích lô. Ông bảo vì thế mà ông không cho chúng tôi leo lên tháp Chàm, sợ Thánh Mẫu giận ông mà phạt lây qua chúng tôi. Tôi hỏi ông phạm lỗi gì vậy ? Ông không trả lời chỉ bẽn lẽn cười trừ. Tôi học được từ ông nhiều hơn những gì tôi học được ở trường cũng như ở nhà. Ông hướng dẫn kỹ năng sống, tính tự lập và hun đắp cho tôi tinh thần phiêu lưu.
Trên những chuyến đi dạo bằng xích lô như thế, chúng tôi thường xuyên gặp những chú lính Hải quân đi ngược chiều, sải những bước mạnh mẽ hiên ngang. Bộ quân phục trắng tinh với mũ lưỡi trai cứng (casquette) hoặc mũ vải mềm, cầu vai xanh đậm với những sợi dây tua vàng, trông rất oai phong lẫm liệt.
– Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:
+ Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.
+ Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.
+ Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ
+ Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.
- Trường từ vựng về "sự phân loại"/ "giống nòi": đực, cái, trống, mái, giống.
- Trường từ vựng về tên loài vật: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, chó, mèo
- Trường từ vựng về tiếng kêu (âm thanh): kêu, gầm, sủa, hí.
- Trường từ vựng về "hoạt động (dùng miệng) của con vật": xé, nhai, gặm, nhấm, nuốt.
Gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…
Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể tách rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai, hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình.
Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tùy thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội.
Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung của nhân loại. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
1.cái gối
2.xe bán nước mía
3.động đất
4.tàu lượn
5.tháng hai
7. răng
12.bóng con voi
13.bánh bò
Cái gối.
Xe nước mía.
Động đất.
Phi thuyền.
Tháng hai, vì có ít ngày nhất.
Cái gối
Cái răng.
Bất kỳ vật dụng nào có nhiều lỗ như rổ, nia...
Nợ.
Con sâu – Răng sâu.
Con mắt.
Bóng con voi
Bánh bò
Sách là nơi chôn dấu biết bao tri thức của thế hệ loài người trong suốt hàng trăm thế kỉ qua. Đến với sách ta học hỏi được biết bao điều về mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, xã hội, y học, văn hóa, sử học, thiên văn học… Điều kì diệu là ta chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể khám phá nhiều điều về thế giới rộng lớn ngoài kia. Sách địa lý đưa ta đến với hàng trăm vùng đất mới, tới nhiều đất nước với nền kinh tế và văn hóa vô cùng khác nhau, vậy là sách đã xóa bỏ khoảng cách về không gian. Không chỉ vậy : những cuốn sách còn phá bỏ khoảng cách to lớn về thời gian. Những cuốn sách lịch sử đã đưa ta về thế giới của hàng ngàn năm trước, vẽ lên trước mắt ta quá khứ của dân tộc và thế giới, cho ta hiểu thêm về những trang lịch sử đau thương mà rất đỗi hào hùng của cha ông. Từ đó mà ta hình dung được sự tiến hóa của con người một cách rõ ràng. Đến với sách sinh học, ta được chu du vào thế giới động, thực vật phong phú muôn màu muôn vẻ, hiểu kỹ càng về cấu tạo cơ thể của chính chúng ta. Đối với sách khoa học, kĩ thuật trau dồi cho ta vô vàn những kinh nghiệm, kĩ năng phức tạp mà vô cùng hữu ích. Đến với những cuốn sách văn học, ta biết thêm nhiều điều về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam cũng như của thế giới, tăng khả năng sử dụng tiếng việt và tiếng nước ngoài.
Không chỉ cho ta tri thức sách còn truyền lại cho ta bao kinh nghiệm trong học tập, trong cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Những cuốn sách về tục ngữ, ca dao chính là túi khôn của nhân dân ta, đúc rút bao kinh nghiệm của cha ông trong dân gian từ việc nhìn trời, nhìn các con vật mà dự báo thời tiết đến những kinh nghiệm trồng trọt quý báu. Từ cách ăn mặc, nói năng, hành xử cho văn hóa, việc học tập thì phải học mọi nơi mọi lúc ở tất cả mọi người đến cách đối xử với những người xung quanh. Đọc sách ta có thể áp dụng những lời khuyên hay những kinh nghiệm quý báu ấy trong cuộc sống thì sẽ dễ dàng tránh được nhiều phiền toái, trở thành người có văn hóa và sẽ sớm gặt gái được thành công.
Sách còn bồi đắp cho con người những tình cảm tốt đẹp để ta hoàn thiện nhân cách. Đọc sách, ta bắt gặp những con người, những cảnh ngộ vô cùng đáng thương: như cô Tấm dịu dàng, nết na phải chịu nhiều oan ức, vất vả, nàng Lọ Lem xinh đẹp phải chịu hành hạ tàn nhẫn của bà mẹ kế và co em gái chảnh chọe trong chuyện cổ tích. Như lão Hạc vì chịu sức ép của thế lực phong kiến mà bán con chó mình yêu quý đi rồi kết thúc cuộc đời mình một cách đau đớn, hay chị Dậu bị bóc lột nặng nề dưới bàn tay nặng nề dưới bàn tay của bọn quan lại hèn nhát mà phải bán con gái đi để chuộc chồng, thật đáng thương làm sao!
Đến với sách ta càng thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và yêu những người thân trong gia đình, Qua những bài ca dao lục bát tinh tế, những tình cảm ấy càng ngày càng được trau dồi nhiều hơn, điển hình là tác phẩm ” cảnh khuya” hay ” Rằm tháng riêng” của Hồ Chí Minh. Ngôn từ và nhịp điệu của bài thơ đã thêu dệt lên một bức tranh xao xuyến lòng người và vô cùng ấm áp bởi tình cảm của con người. Những văn bản như ” Mẹ tôi” hay ” Cuộc chia tay của những con búp bê” đã cho ta hiểu thêm về những tình cảm thiêng liêng trong gia đình khiến ta phải nhìn lại bản thân và yêu quý những người thân yêu hơn.
Vậy, sách là nơi để ta thanh lọc tâm hồn, tìm lại bản thân sau bao ngày lạc lối và gặp được nguồn sáng dẫn dắt trên đường đời. Ngoài ra, qua những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao châm biếm hay các tác phẩm hiện đại mang tính phê phán còn khiến ta biết ghét thói ích kỷ, tầm thường độc ác mà hướng tới những cái tốt đẹp hơn. Sách đã bồi đắp tâm hồn ta thêm phong phú, thanh lọc tình cảm của ta, thật hiếm có loại công cụ hay phương tiện nào có ích như vậy.
Không những thế, sách con giúp ta thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Những câu chuyện cười là thang thuốc bổ ích để ta lấy lại vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Hay những cuốn sách tô màu giúp ta thư giãn đầu óc, thỏa sức sáng tạo, thả hồn vào những hình thù sinh động và muôn ngàn sắc màu rực rỡ. Sau giờ học hay lao động, chỉ cần dành vài phút cho những cuốn sách, ta sẽ như được tiếp thêm năng lượng, sẵn sàng cho một cuộc sống năng động và ngày mới.
Như vậy, sách có vô vàn lợi ích đối với cuộc sống con người. Không có tri thức, không có những tình cảm quý báu nếu không có sách, sách chính là người bạn tốt của chúng ta. Vì thế , thay vì vùi đầu vào những trò chơi điện tử vô bổ, hãy dành thời gian đến với sách – kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy tác dụng của kho tàng ấy.
hok tốt ~
Đề 1:
Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá !
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...
Đề 2:
Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.
Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…
Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.
Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…
Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.
Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.
Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.
Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn cũng sẽ có những kỉ niệm khó phai mờ ề mái trường - ngôi nhà thứ hai thân thương đã nuôi dạy chúng ta nên người, đã vun đắp những ước mơ hoài bão của quãng đời học sinh.
Và tôi giờ đây đã trở thành một nhà doanh nghiệp bước sang tuổi 34 nhưng những kỉ niệm đẹp dưới mái trường cấp hai Liên Ninh vẫn sẽ đọng lại trong tôi không thể nào quên.Và các bạn biết không, tôi đang trên đường về thăm lại ngôi trường cũ sau 20 năm xa cách với một tâm trạng bồi hồi đến khó tả.Cái năm tôi học xong đại học thì phải bay sang mỹ để học nốt trường trình mà trường đại học yêu cầu để lấy bằng tiến sĩ. Thời gian trôi đi thật nhanh, vậy mà đã 20 năm rồi đấy nhỉ? đúng như người ta vẫn thường nói:'thời gian không chờ đợi ai cả'. Tôi vẫn chưa có dịp về thăm lại ngôi trường THCS Liên Ninh yêu dấu. Tối hôm qua, nhận được một cuộc điện thoại của lớp trưởng lớp 9 ngày hôm nay họp lớp tôi vui mừng khôn xiết.Bây giờ đây trên xe, tôi đang trên đường tìm về chốn xưa, tìm về cái nơi mà chôn giấu biết bao kỉ niệm ngọt ngào thời cắp sách đến trường. Cái hương vị mát mẻ trong lành của buổi sáng sớm phả vào mặt khiếm tâm hồn tôi lâng lâng dễ chịu. Thật hóa hức, rộn ràng biết mấy!Tôi phóng xe thật nhanh không biết giờ này ngôi trường đã thay đổi thế nào rồi nhỉ? Tôi cố gắng hình dung ra xem hình ảnh ngôi trường thật đẹp với tâm trạng náo nức, mong chờ.Cuối cùng cũng đã đến nơi rồi, con đường độc đạo dẫn vào trường với hai hàng cây ợp bóng mát ngày ấy được lát bê tông phẳng lì bây giờ được lát bê tông ánh lên màu bạc lấp lánh. Đầm sen tỏa ngát hương thơm xung quanh trường bây giờ vẫn còn đá - cáo nơi chúng tôi vẫn thường nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nóng nực. Những cánh sen hồng thắm nở bung thật to vươn lên đón ánh nắng mặt trời như muốn chào mừng tôi trở về.Bác cổng trường với hai cánh tay màu xanh mở to đã đón biết bao thế hệ học sinh bước vào trường, tấm biển màu xanh với viền đỏ nơi bật lên dòng chữ 'trường THCS Liên Ninh' trường đạt chuẩn quốc tế khiến tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Khi bước vào trường tôi nhớ lại cái cảm giác lầ đầu tiên là môt cô học sinh cấp 2 bước vào một thế giới mới với bao điều kì diệu, lí thú vậy mà sau 20 năm xa cách tôi trở lại, cái cảm giác ấy chợt ùa về thật xao xuyến bâng khuâng.Bước vào trường tôi thật sự choáng ngợp trước vẻ đẹp uy nghi, đồ sộ, nguy nga của nó. Ngôi trường ngày ấy khoác lên mình bộ áo màu vàng tươi cổ kính giờ đây đã được lột xác bởi bộ áo choàng màu trắng nổi bật thật lung linh rực rỡ.Hok tốt !#cute#- Hẹn gặp cậu ngày mai nhé!
Cúp điện thoại, lòng tôi rộn ràng, bồi hồi. Sáng mai tôi sẽ gặp lại những gương mặt thân quen sau bao năm xa cách. Ngày mai tôi sẽ về thăm trường Cấp 2 thân yêu sau 20 năm xa cách.
Tối hôm đó, lòng tôi háo hức, không ngủ được. 5 giờ sáng, bắt chuyến xe từ Hà Nội về Nam Định. Trên đường đi, ngắm đất trời mà lòng vui vẻ, hạnh phúc. Gần 7 giờ sáng, tôi đã về đến Nam Định. Bao lâu rồi mới được cảm nhận được cái mùi quen thuộc của đất trời quê hương. Trời mùa thu cao xanh, nắng mùa thu dịu dàng khiến tâm trạng tôi thật thoải mái.
Từ bến xe, tôi tản bộ trên con đường cũ về trường. Con đường đã thay dổi khá nhiều. Những căn nhà nhỏ năm nào bây giờ đã chuyển đi, nơi đây thành một khu công viên nhỏ. Vừa đi vừa ngắm đất trời mà tôi không biết đã đứng trước cổng trường lúc nào không hay. Ôi ngôi trường năm nào giờ đã đổi mới thật rồi. Cánh cổng trường màu xanh quen thuộc nay được đổi bằng cửa kéo tự động đầy hiện đại. Biển trường năm nào cũng đã được thay và khắc chữ nổi trên phiến đá, đặt trang trọng bên cạnh cổng. Đang bồi hồi ngắm nhìn, có tiếng gọi :
- A! Lớp trưởng. Nhanh lại đây!
Quay lại theo tiếng gọi, trước mắt tôi là đám bạn cùng lớp. Nhìn đứa nào cũng lớn và trưởng thành. Tôi chạy lại cùng các bạn mà lòng xúc động không nguôi.
Hôm nay là 20-11, cũng vì dịp này mà lớp chúng tôi quay lại trường thăm thầy cô, lớp cũ. Ngôi trường hôm nay trang trí rực rỡ. Bước qua cánh cổng trường, một thế giới mới như mở ra. 20 năm trước ngôi trường chỉ có ba khu, và mỗi khu chỉ có bốn tầng. 20 năm sau, trường đã xây sửa và có năm khu nhà. Trường có thêm sân bóng nhân tạo cho học sinh hoạt động ngoại giờ
- Này! Ngày xưa mà có sân này thì đá bóng sướng phải biết – Trung- cầu thủ số một lớp tôi năm đó, lên tiếng.
Chúng tôi đều phá lên cười bởi câu nói đùa đó.
Trên sân trường, những tốp học sinh đang chăm chỉ lao động. Các em nhìn thật xinh xắn đáng yêu trong bộ đồng phục mới. Chúng tôi cùng nhau ngó qua lại các dãy phòng học và tần ngần đầy xúc động khi đứng trước lớp học cũ. Lớp học năm nào đã được trang bị nhiều thiết bị mới phục vụ các em học sinh. Nhưng dù thế nào, bao kỉ niệm tuổi học trò vẫn ùa về trong tâm trí.
Sau một hồi, chúng tôi đi tìm cô giáo chủ nhiệm năm xưa. Cô ngồi trong phòng chờ giáo viên với chiếc cặp nâu hơi sờn mép. Chúng tôi bước vào, xúc động chào cô.Cô bất ngờ nhìn chúng tôi:
- Ôi! Các học trò cũ của cô
Cô trò chúng tôi lặng im ôm lấy nhau và xoa đầu lũ chúng tôi. :
- Các em lớn thật rồi. Nào kể cô xem, cuộc sống của các em bây giờ ra sao?
Rồi chúng tôi đứa nào cũng nhao nhao lên kể. Chúng tôi như trẻ lại, vui vẻ kể chuyện cho cô. Cô trò chúng tôi ôn lại những kỉ niệm năm xưa mà lòng đầy bồi hồi xao xuyến.
- Thôi! Cô trò mình cũng vào khán phòng đón lễ.
Chúng tôi cùng cô vào khán phòng lớn. Khán phòng rộng lớn, được trang trí với đầy bóng bay, hoa tươi và đèn nhấp nháy. Buổi lễ diễn ra với những bài phát biểu, những bài hát về ngôi trường và thầy cô khiến tôi rung lên những cảm xúc khó tả.
Ngày về thăm trường sau 20 năm diễn ra thật nhanh chóng. Nó để lại trong lòng tôi bao cảm xúc khó phai. Kỉ niệm đó có lễ sẽ mãi mãi in sâu trong trí nhớ của tôi.