K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính Cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát Tình đồng chí.

Bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

#Học tốt#

trả lời

- Phép liệt kê tên các loài cá+ tính từ chỉ màu sác gợi sự giàu có và đẹp đe của biển cả. Biển về đêm rực rơ, lấp lánh như 1 đêm hội, như 1 bức tranh sơn mài trong bể cá khổng lồ

- Nghệ thuật nhân hóa. Biển về đêm như có linh hồn của con người , hơi thở phập phồng

- Liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé
- Ẩn dụ: đuốc đen hồng
- Nhân hóa: gọi cá song là em, đêm thở, sao lùa
- Phân tích tác dụng:
- Liệt kê: Gợi sự phong phú của các loài cá, sự giàu có của biển Đông
- Ẩn dụ: Màu sắc rực rỡ, sống động, cá song giống như một vũ công lộng lẫy trong đêm dạ hội.
- Nhân hóa: Hình ảnh đêm thở, sao lùa: vừa gợi hình ảnh thiên nhiên có sự sống, hoạt động như con người, vừa gợi tả nhịp sóng biển bập bềnh, vỗ vào mạn thuyền dạt dào; hình ảnh bầu trời đầy sao in trên mặt nước biển đang chuyển động...
Gọi cá là em: Tình cảm thân thương, trìu mến của nhà thơ
=> Các biện pháp tu từ cùng các từ láy tượng hình đã khắc họa bức tranh biển đêm giàu có, đẹp đẽ, lung linh, huyền bí và thơ mộng; thể hiện cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và niềm vui phơi phới của nhà thơ.

14 tháng 3 2020

- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng)

- Độc thoại là lời của một người nào đó với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe.Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe''ko kính '',''ko đèn'',''ko mui'',''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường.Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính -trái tim vì miền nam-thì xe vẫn chạy.Đó không chỉ là sự ngoan cường,dũng cảm,vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng ko đè bẹp đươc tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe,xe vẫn chạy ko chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần''vì miền nam phía trước''.Nghệ thuật đối lập những cái ''ko có'' ở bên ngoài là mốt cái ''có ''ở bên trong -đó là trái tim người lính .Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn,hợp nhất vs người chiến sĩ trở thành 1 cơ thể sống ko gì ngăn cản tàn phá dc trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ .Trái tim ấy tạo ra niềm tin,niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng .Trái tim yêu thương,trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hinh ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa .Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu.Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên được 1 thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống mĩ oanh liệt của dân tộc.

Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và ký. Ông thành công trong đề tài tìm kiếm, phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp con người trong lao động và chiến đấu. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất, hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng. Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.

“Lặng lẽ Sa–Pa” là truyện ngắn đặc sắc, được Nguyễn Thành Long viết trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Sa Pa năm 1970. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút đã để lại trong lòng các vị khách nhiều ấn tượng tốt đẹp về anh kĩ sư.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua“bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

Đây là nhân vật chính của truyện. Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe (rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian ngắn ngủi (ba mươi phút).

Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc kịp ghi một ấn tượng – kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để cô kỹ sư bàng hoàng và có những cái gì đó như hàm ơn về anh.Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.

Anh thanh niên, nhân vật trung tâm của tác phẩm, một trong những nhân vật “vô danh”, cao thượng, đáng quý của truyện ngắn này đang “âm thầm làm việc và lo nghĩ vì đất nước”.

Tình cảm yêu thương, trân trọng, cảm phục… của độc giả nói chung và của cá nhân em nói riêng dành cho anh thanh niên. Hình ảnh của nhân vật này cùng với những nét tính cách tốt đẹp sống mãi trong lòng bạn đọc. Sa Pa hoang sơ, lặng lẽ. Nhưng thật bất ngờ khi từng giây từng phút sự sống vẫn tuôn trào trong cái lặng lẽ ấy… 

11 tháng 3 2020

-       Giới thiệu chung về phong thái đoan trang của Thúy Vân. Từ con người Giới thiệu chung về phong thái đoan trang của Thúy Vân. Từ con người cô toát lên vẻ nghiêm chỉnh, ung dung, cao sang, quý phái.

-       Những câu tiếp: tác giả miêu tả chi tiết dáng vẻ bề ngoài của Thúy Vân:

+ “Khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt sáng như trăng rằm.

+ “Nét ngài nở nang”: nét lông mày cong đẹp.

 + “Hoa cười”: cười tươi như hoa.

+ “Ngọc thốt”: giọng nói trong như ngọc.

+ Mái tóc óng ả hơn mây.

+ Làn da trắng mịn màng hơn tuyết.

-> Mỗi một nét vẽ ngợi ca vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Vân, một vẻ đẹp phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội phong kiến, một vẻ đẹp tạo ra sự hòa hợp, êm đềm khiến người ta phải đốn nhận, yêu thương.

-       Ngoại hình ấy gợi tả liên tưởng đến tính cách và số phận của nhân vật:

+ Tính cách: trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang, phúc hậu.

+ Số phận: dẫu Thúy Vân có đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên thì nàng vẫn được “thua”, “nhường”. Hai động từ này cho thấy thiên nhiên ưu ái, bao bọc, nâng đỡ cho Thúy Vân => tương lai của cô chắc sẽ êm đềm, bình lặng, không sóng gió.

 Chân dung Thúy Kiều (12 câu tiếp) –> Thủ pháp đòn bẩy.

-       So sánh:

+ “Sắc sảo”: tính cách

+ “Mặn mà”: tâm hồn

-> Làm nổi bật chân dung Thúy Kiều : Tài sắc hơn Thúy Vân: “so bề…”; tránh được sự trùng lặp và phát huy được trí tưởng tượng của người đọc.

-            Nhan sắc: tập trung tả đôi mắt: hình ảnh ước lệ, ẩn dụ.

+ “Làn thu thủy”: mắt trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu.

+ “Nét xuân sơn”: lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân.

-> Gợi ấn tượng về thế giới tâm hồn phong phú, sấu sắc của nhân vật này.

-> Gợi tính cách sắc sảo, linh hoạt, đa sầu đa cảm.

-> Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa:

+ Một vẻ đẹp có chiều sâu, có sức cuốn hút lạ lùng, vượt ra ngoài mọi khuôn khổ, mọi giới hạn.

+ Báo trước một tương lai đầy sóng gió đang chờ đợi người con gái tài sắc này.

-> Là nhan sắc tuyệt nữ không ai sánh bằng.

-       Tài hoa, trí tuệ: cũng vào bậc nhất nhì trong thiên hạ -> là sự tiến bộ của Nguyễn Du (thậm chí táo bạo của Nguyễn Du).

+ Trí tuệ: là sự thông minh, sắc sảo.

+ Tài hoa: đủ cả cầm kì thi họa trong đó tác giả nhấn mạnh tài đàn của Thúy Kiều: nàng chơi đàn hay; nàng tự mình sáng tác khúc nhạc khiến người nghe xúc động.

-> Đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến.

-> Là biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú.

Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ  nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hờn đánh ghen”. 

11 tháng 3 2020

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là  “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

Nguồn: gg

11 tháng 3 2020

Đoạn văn 1

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là  “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

Đoạn văn 2

Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc. 

Đoạn số 3

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng quý báu, là sự quan tâm giữa con người với con người. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng sông cửu long bị thiên tai tàn phá nặng nề… Qua đó ta thấy được tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi “có dịp” thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì là một học sinh tuy không có nhiều khả năng nhưng mỗi người một chút để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn như giúp đỡ bạn trong chương trình học, một quyển vở, quyển sách, cái bút… đó đều là cách để thể hiện tình yêu thương dù là nhỏ bé. Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ vất vả của những người xung quanh mình. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp. Tóm lại có tình yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Đoạn số 4

Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay. Dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống đó. Vậy ta hiểu tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tình yêu thương được thể hiện ở tấm lòng biết sẻ chia, gắn bó giữa người với người: giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động cử chỉ giản đơn hơn. Bản thân là học sinh chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, hãy dắt tay một em nhỏ, một cụ già qua đường, động viên các bạn khi gặp những khó khăn, dành phần tiền ăn sáng của mình tạo quỹ thập đỏ trong nhà trường, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết vượt khó học giỏi… Mỗi khi làm việc đó ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn và thấy tâm hồn mình cao đẹp hơn được mọi người tin yêu và kính trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu tình yêu thương cuộc sống con người sẽ trở nên trống rỗng, cằn cỗi, tâm hồn con người bị xơ cứng, ích kỷ, hẹp hòi, đó là những con người cả đời chỉ lo đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau bất hạnh của người khác, đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ, hẹp hòi đi ngược với đạo lý ” thương người như thể thương thân” họ đáng bị xã hội lên án. Và chúng ta đừng bao giờ như họ, hãy yêu thương chân thành không vụ lợi, thậm chí ngay cả bản thân phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh, nghèo khổ cũng cần phải yêu thương người khác. Như vậy,  tình yêu thương là một tình cảm cao đẹp, là đạo lý làm người mang lại hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. Vì thế chúng ta - tuổi trẻ hôm nay hãy mở rộng cánh cửa trái tim mang ngọn lửa yêu thương đến với mọi người để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

Xem thêm: Tình thương là hạnh phúc của con người

Đoạn số 5 - Xem thêm một đoạn văn về tình yêu thương do tác giả Trịnh Thị Tú Uyên thực hiện.

Xin được trích nguyên văn như sau:

Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương. Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh đáng thương nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống. Tình yêu thương góp phần xoa dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương, xóa bỏ hận thù. Một xã hội ngập tràn tình yêu thương thì đó là một xã hội bình đẳng, văn minh, bác ái. Khi lòng yêu thương trở thành chuẩn mực của xã hội thì cái ác sẽ bị đẩy lùi, chiến tranh sẽ không còn và lửa hòa bình sẽ ấm áp thắp lên trong mỗi căn nhà bình dị. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Nhiều tướng cướp hoàn lương cũng bởi vì có sự khoan hồng của pháp luật, sự yêu thương của con người trong cộng đồng. Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn nơi như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Hết

Trên đây là một số đoạn văn 200 chữ nghị luận về tình yêu thương mà chúng tôi thực hiện và sưu tầm được, mong rằng với những nội dung này các bạn sẽ hoàn thiện tốt nhất nội dung học tập mà mình cần hoàn thành.




 

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 bằng hiệu điện thế giữa hai đầu R2, tức là U1 = U2. Từ đó ta có I1R1 = I2R2,

suy ra : Đoạn mạch song song

10 tháng 3 2020

Hướng dẫn.

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 bằng hiệu điện thế giữa hai đầu  R2, tức là U1 =  U2. Từ đó ta có I1R1 = I2R2, 

suy ra I1/I2=R1/R2.( I là i nhé sợ ko nhìn rõ )

Thú lâm tuyền đã từng xuất hiện trong thơ ca của các nhà nhơ xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và niềm vui thú khi được sống cùng thiên nhiên đó cũng xuất hiện trong thơ ca Hồ Chí Minh, tiêu biểu là bài thơ "Tức cảnh Pác Bó":

"Sáng ra bờ suối, tối vào hangCháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".

    

Bài thơ này được Bác viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức. Bác sống và làm việc trong một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung, đó là hang Pác Bó.

Con suối cạnh hang Pác Bó được Bác đặt tên là suối Lê-nin. Ngày ngày, nhịp sinh hoạt của Bác cứ diễn ra đều đặn, sáng sớm Bác ra bờ suối làm việc, tối đến Bác vào trong hang để nghỉ ngơi. Và khi nhắc đến chỗ ở, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của mình, Bác đã dùng một giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang"

Nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối "sáng" - "tối", "ra - vào" đã cho chúng ta thấy được nếp sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn của Bác. Không gian sinh hoạt của Người được diễn ra ở hai địa điểm: hang và suối. Song song với đó là hai hành động "ra bờ suối" , "vào hang" cứ tuần hoàn, nối tiếp nhau như sự tuần hoàn của tự nhiên, tạo vật. Câu thơ chỉ có 7 tiếng ngắn gọn nhưng đã miêu tả được chi tiết hoàn cảnh sống của Bác qua thời gian "sáng" - "tối", hoạt động "ra" - "vào" và địa điểm "bờ suối" - "hang". Qua giọng điệu thơ dí dỏm, bạn đọc phần nào hình dung được tâm thế chủ động, sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác. Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.

Sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nên bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, dân dã:

"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"

Nhắc đến núi rừng Tây Bắc chúng ta không thể không nhắc đến hai sản vật "cháo bẹ" và "rau măng". Đây là những món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm. "Cháo bẹ", "rau măng" luôn được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho các bữa ăn của Người. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng Hồ Chí Minh đón nhận những điều đó bằng một tâm thế "sẵn sàng" của người chiến sĩ cách mạng không đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Bác không những không yêu cầu được chăm sóc, phục vụ tốt hơn hay than vãn, phàn nàn về cuộc sống ấy mà ngược lại, Người tỏ ra hoàn toàn vui vẻ và thích ứng với hoàn cảnh gian khổ. Trong khi đất nước bị xâm lược, cuộc sống nhân dân điêu đứng, lầm than, Bác không thể chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình mà Bác nghĩ cho toàn thể nhân dân, dân tộc. Sự hi sinh ấy thật đáng trân quý biết nhường nào.

Không chỉ nơi ở hiểm trở, bữa ăn đạm bạc, dân dã mà ngay cả đến nơi làm việc của người đứng đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng "chông chênh":

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"

Nếu phiến đá bên bờ suối Lê-nin gợi ra sự không cân bằng, nhấp nhô, khập khiễng bao nhiêu thì quyết tâm làm việc của Bác lại cứng rắn, quyết liệt bấy nhiêu. Công việc của Bác cần có sự tập trung cao độ. Ta có thể hình dung Bác dịch cuốn "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô" để làm tài liệu học tập cho các cán bộ cách mạng lúc bấy giờ trên bàn làm việc không được cân bằng do từ láy tượng hình "chông chênh" gợi ra.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Người đã thấy rằng:

"Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Được mang sức lực của mình phục vụ cho nhân dân, đất nước là một niềm hạnh phúc đối với Hồ Chí Minh. Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản. Từ "sang" đã phần nào bộc lộ phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác. Bác không cần một chỗ ở sang trọng, những bữa ăn đầy đủ cá thịt hay cần một chiếc bàn làm việc bằng phẳng. Điều Bác cần là được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, chiến đấu để mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân. Chắc có lẽ trên thế giới hiếm có ai "sang" theo kiểu của Bác. Bằng tinh thần yêu nước sâu sắc, Bác Hồ đã luôn khắc phục, vượt lên trên hoàn cảnh để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ba câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh, chỉ đến câu thơ cuối Bác Hồ mới bộc lộ tâm trạng nhưng dường như nụ cười vui tươi vẫn thấp thoáng sau mỗi câu thơ của Người. Nó đã đẩy lùi đi tất cả những khó khăn, nguy hiểm và tiếp thêm tinh thần cho Bác, một tinh thần "thép" giữa hoàn cảnh sống và làm việc thiếu thốn, gian khổ.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt cùng với cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo nên nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh đã cho thấy tinh thần lạc quan, sự ung dung trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-bai-tho-tuc-canh-pac-bo-40195n.aspx
Để có được những bài thơ hay mỗi người làm thơ cần có tư duy và sự sáng tạo nhất định. Đặc biệt trong thơ ca thì việc sáng tạo cùng với cảm xúc của người sáng tác rất quan trọng, chính vì vậy bạn hãy cùng tham khảo danh sách những bài thơ hay để học tập cũng như có thêm kinh nghiệm để việc sáng tác hay tự làm thơ với phong cách riêng của mình dễ dàng nhất nhé.

Thú lâm tuyền đã từng xuất hiện trong thơ ca của các nhà nhơ xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và niềm vui thú khi được sống cùng thiên nhiên đó cũng xuất hiện trong thơ ca Hồ Chí Minh, tiêu biểu là bài thơ "Tức cảnh Pác Bó":

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ này được Bác viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức. Bác sống và làm việc trong một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung, đó là hang Pác Bó.

Con suối cạnh hang Pác Bó được Bác đặt tên là suối Lê-nin. Ngày ngày, nhịp sinh hoạt của Bác cứ diễn ra đều đặn, sáng sớm Bác ra bờ suối làm việc, tối đến Bác vào trong hang để nghỉ ngơi. Và khi nhắc đến chỗ ở, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của mình, Bác đã dùng một giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang"

Nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối "sáng" - "tối", "ra - vào" đã cho chúng ta thấy được nếp sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn của Bác. Không gian sinh hoạt của Người được diễn ra ở hai địa điểm: hang và suối. Song song với đó là hai hành động "ra bờ suối" , "vào hang" cứ tuần hoàn, nối tiếp nhau như sự tuần hoàn của tự nhiên, tạo vật. Câu thơ chỉ có 7 tiếng ngắn gọn nhưng đã miêu tả được chi tiết hoàn cảnh sống của Bác qua thời gian "sáng" - "tối", hoạt động "ra" - "vào" và địa điểm "bờ suối" - "hang". Qua giọng điệu thơ dí dỏm, bạn đọc phần nào hình dung được tâm thế chủ động, sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác. Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.

Sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nên bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, dân dã:

"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"

Nhắc đến núi rừng Tây Bắc chúng ta không thể không nhắc đến hai sản vật "cháo bẹ" và "rau măng". Đây là những món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm. "Cháo bẹ", "rau măng" luôn được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho các bữa ăn của Người. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng Hồ Chí Minh đón nhận những điều đó bằng một tâm thế "sẵn sàng" của người chiến sĩ cách mạng không đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Bác không những không yêu cầu được chăm sóc, phục vụ tốt hơn hay than vãn, phàn nàn về cuộc sống ấy mà ngược lại, Người tỏ ra hoàn toàn vui vẻ và thích ứng với hoàn cảnh gian khổ. Trong khi đất nước bị xâm lược, cuộc sống nhân dân điêu đứng, lầm than, Bác không thể chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình mà Bác nghĩ cho toàn thể nhân dân, dân tộc. Sự hi sinh ấy thật đáng trân quý biết nhường nào.

Không chỉ nơi ở hiểm trở, bữa ăn đạm bạc, dân dã mà ngay cả đến nơi làm việc của người đứng đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng "chông chênh":

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"

Nếu phiến đá bên bờ suối Lê-nin gợi ra sự không cân bằng, nhấp nhô, khập khiễng bao nhiêu thì quyết tâm làm việc của Bác lại cứng rắn, quyết liệt bấy nhiêu. Công việc của Bác cần có sự tập trung cao độ. Ta có thể hình dung Bác dịch cuốn "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô" để làm tài liệu học tập cho các cán bộ cách mạng lúc bấy giờ trên bàn làm việc không được cân bằng do từ láy tượng hình "chông chênh" gợi ra.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Người đã thấy rằng:

"Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Được mang sức lực của mình phục vụ cho nhân dân, đất nước là một niềm hạnh phúc đối với Hồ Chí Minh. Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản. Từ "sang" đã phần nào bộc lộ phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác. Bác không cần một chỗ ở sang trọng, những bữa ăn đầy đủ cá thịt hay cần một chiếc bàn làm việc bằng phẳng. Điều Bác cần là được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, chiến đấu để mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân. Chắc có lẽ trên thế giới hiếm có ai "sang" theo kiểu của Bác. Bằng tinh thần yêu nước sâu sắc, Bác Hồ đã luôn khắc phục, vượt lên trên hoàn cảnh để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ba câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh, chỉ đến câu thơ cuối Bác Hồ mới bộc lộ tâm trạng nhưng dường như nụ cười vui tươi vẫn thấp thoáng sau mỗi câu thơ của Người. Nó đã đẩy lùi đi tất cả những khó khăn, nguy hiểm và tiếp thêm tinh thần cho Bác, một tinh thần "thép" giữa hoàn cảnh sống và làm việc thiếu thốn, gian khổ.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt cùng với cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo nên nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh đã cho thấy tinh thần lạc quan, sự ung dung trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-bai-tho-tuc-canh-pac-bo-40195n.aspx 
Để có được những bài thơ hay mỗi người làm thơ cần có tư duy và sự sáng tạo nhất định. Đặc biệt trong thơ ca thì việc sáng tạo cùng với cảm xúc của người sáng tác rất quan trọng, chính vì vậy bạn hãy cùng tham khảo danh sách những bài thơ hay để học tập cũng như có thêm kinh nghiệm để việc sáng tác hay tự làm thơ với phong cách riêng của mình dễ dàng nhất nhé.