viết 1 đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ chú bò tình bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Chạy:
_Cái Lan đang chạy bộ.
_Mẹ ốm nên nó phải chạy tiền mua thuốc.
*Đi:
_Tôi và Hương đang đi học.
_Cụ bà đã đi từ hôm qua rồi.
*Chạy:
_Cái Lan đang chạy bộ.
_Mẹ ốm nên nó phải chạy tiền mua thuốc.
CCậu tham khảo nhé
Ông bà ngoại có cả thảy sáu đứa cháu lít nhít cả nội lẫn ngoại. Không hiểu sao các anh chị em họ của tôi đều quấn riết lấy bà. Chỉ duy có tôi là làm cái đuôi của ông.
Ông thường nằm ngủ trưa trên một tấm phản gỗ kê xuềnh xoàng trên mấy viên gạch. Buổi trưa tôi lại cắp tờ báo nhi đồng vào ngủ với ông. Cầm tờ báo ngược xuôi một lúc thì chán. Tôi thấy tờ báo xanh đỏ thì kì kèo ông xin mua cho chứ tôi chưa biết đọc. Ông xoay nghiêng tôi, rồi vừa xoa xoa lưng vừa kể chuyện cổ tích.
Ông chỉ có mỗi chuyện “tủ” là Thạch Sanh thôi, thế mà chưa bao giờ tôi nghe hết chuyện của ông. Lòng bàn tay người già ram ráp, ấm áp, tấm phản gỗ ông nằm bao năm lên nước, bóng loáng, mát lịm, chỉ đến đoạn “đàn kêu tích tịch tình tang” là tôi lăn ra ngủ khoèo.
Tôi được năm tuổi, ông dạy tôi tập đánh vần. Đúng là một cuộc đánh vật của hai ông cháu. Tôi vốn hiếu động và hay lơ đãng, ông dạy chữ này thì quên chữ kia, nhớ được chữ hôm này thì quên tiệt chữ hôm trước, ông phải vận dụng đủ mọi hình ảnh để tôi nhớ được mặt chữ: “O là quả bóng da lũ trẻ trong xóm vẫn đá bình bịch mỗi chiều. O là quả trứng gà bà bồi dưỡng tôi mỗi sáng, đội thêm nón của mẹ...”
Mỗi lần tôi học là mấy nhà hàng xóm xung quanh đều biết, tiếng ông thì không thấy đâu, chỉ thấy giọng tôi cười khanh khách. Nhưng hôm sau hỏi lại tôi đã quên rồi, chỉ nhớ chữ gì nghe “bình bịch” và chữ nữa thì “ăn được”.
Trong trí nhớ tôi, chỉ có mỗi chữ c hoa là không bao giờ tôi lẫn lộn. Chữ c hoa của ông bao giờ cũng một gạch tựa ở lưng. Tôi hỏi: “Để làm gì hả ông?”, ông trả lời: “Để nó khỏi ngã”. Tôi cười khanh khách: “Thế thì chữ “cờ” còn già hơn ông, ông nhỉ? Ông có cần chống gậy đâu?!” Ông cười, mặt nhăn tít lại: “A, con nhóc của ông giỏi thật!!”.
Rồi tôi đi học, tự nhiên chững chạc hẳn ra, học chữ nào thì thuộc chữ ấy. Ông hãnh diện lắm, đi khoe với những người bạn già “đứa cháu của tôi ...”
Hôm nào ông cũng đi tập thể dục từ bốn giờ sáng. Tôi cũng dậy lạch bạch bám đuôi ông. Ông chạy chầm chậm, hai chân run run. Nhưng sáng nào ông cũng chạy được năm vòng quanh vườn hoa Pasteur. Tôi thì ngồi thu lu trên ghế, đếm vòng chạy của ông, đợi trời sáng rồi hai ông cháu xem mọi người đánh cầu lông, sau đó mới đi bộ về nhà.
Ông ra đi nhẹ nhàng. Như “chữ C” ra đi, để lại cho cái gạch đỡ bao nhiêu thương nhớ.
Chúc cậu học tốt^^
“ Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy”
Những ca từ ca ngợi tình cảm thiêng liêng của những người Thầy luôn là đề tài được các tác giả đưa vào thơ ca. Lời bài hát trên được trích từ bài hát “Bụi phấn” với nội dung thể hiện tình cảm của người học trò dành cho người Thầy của mình và đó cũng là những tâm tư em dành cho một người thầy giáo lớp 5 của em .
Tên đầy đủ của thầy là Nguyễn Xuân Tình, thầy là giáo viên dạy môn Toán năm nay tuy đã bước sang tuổi 50 nhưng phong thái của thầy còn rất nhanh nhẹn và chính xác đến từng con số. Bản chất môn Toán là môn số học rất cứng nhắc lại luôn đòi hỏi sự chính xác và mạch lạc thế nhưng qua cách dạy của thầy nó lại trở thành môn học em yêu thích nhất, thầy đưa những công thức cứng nhắc thành những bài vè để chúng em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, sự tận tuỵ với nghề với cả lớp khiến cho không khí lớp học bớt căng thẳng đi rất nhiều, đôi khi thầy còn như người cha lo cho chúng em từ ly nước chúng em trong những ngày hè nóng bức. Để không phụ lòng của thầy bằng cách luôn cố gắng học tập chăm chỉ thì chúng em còn đặt cho thầy một cái tên gọi rất gần gũi thân thương là “ Cha Già”, bởi dĩ thầy với chúng em đã quá đỗi là một gia đình, hình ảnh mà người Cha Già ấy trên bục giảng hăng say đến quên những hạt bụi phấn bám cả lên áo thầy khiến thầy trông già đi như vẽ lên một bức mang giá trị tinh thần tuyệt vời. Dù biết rằng còn nhiều khó khăn phía trước hơn nữa nhưng những gì thầy mang lại là động lực tuyệt vời để chúng em vượt qua, chính nhờ thầy lái đò mà mọi khó khăn chúng em đều vượt qua tất cả để cập bến thành công, nhìn thầy nở nụ cười mỗi khi cả lớp hoàn thành suất sắc bài học, bài thi hay là cả những khi vài giọt mồ hôi lăn tăn trên trán là khi mà những người học trò như tụi em cảm thấy hạnh phúc và kính yêu thầy biết nhường nào.
Đó là thầy giáo em rất yêu quý thầm mong thầy luôn khỏe và một thời gian nữa khi quay lại trường em vẫn có thể thấy hình ảnh thầy đứng trên bục giảng cùng các em lớp dưới, giờ đây cứ mỗi lần đến dịp 20-11 cho dù thế nào em cũng không quên rằng đang có một người Cha Già luôn đón chào mình phía trước.
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Khi đọc bài ca dao này, em đã hiểu được công cha nghĩa mẹ thật to lớn, vĩ đại. Từ đó, em thêm kính yêu cha mẹ hơn. Đặc biệt là mẹ - người em yêu thương nhất trên đời.
Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ rất trẻ. Mẹ có dáng người khá cao. Thân hình mảnh mai. Khuôn mặt của mẹ rất phúc hậu, cùng một nụ cười dịu dàng. Làn da trắng hồng hào. Còn đôi bàn tay mẹ thon dài, có vết chai dày ở đầu ngón tay, do nhiều năm cầm bút, cầm phấn. Giọng nói của mẹ vô cùng trong trẻo, mềm mại. Mái tóc của mẹ dài, đen nhánh và mềm mượt. Đôi mắt mẹ lúc nào cũng nhìn em trìu mến. Đối với em, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp và tuyệt vời nhất.
Ở trong gia đình, mẹ luôn quan tâm và chăm sóc mọi người rất chu đáo. Em vẫn nhớ khi còn nhỏ, sức khỏe của em không tốt. Em rất hay bị ốm. Những lúc đó, mẹ lại chăm sóc cho em. Mẹ nấu cháo cho em, giúp em uống thuốc. Suốt đêm, mẹ thức trông em ngủ. Em nhận ra được sự tần tảo, hy sinh cũng như tình yêu mà mẹ dành cho mình.
Nhưng cũng có đôi lần, em khiến mẹ phải phiền lòng. Hồi ấy, dù là con gái nhưng em rất nghịch ngợm. Em thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, chúng em rủ nhau trốn tiết học thể dục để ra ngoài cổng trường mua quà vặt. Nhưng không may, cả nhóm đã bị cô giáo bắt gặp. Cuối buổi hôm ấy có giờ sinh hoạt, cô giáo đã nghiêm túc phê bình chúng em trước cả lớp. Và cô cũng nói rằng sẽ đến gặp và trao đổi với phụ huynh. Trên đường về nhà, em cảm thấy rất lo lắng, hối hận. Nhưng khi về đến nhà, mẹ đã không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuôn bảo em. Mẹ còn kể cho em nghe rằng hồi trước mẹ cũng đã từng nghịch ngợm khiến bà ngoại cảm thấy phiền lòng. Điều đó khiến em nhận ra lỗi lầm của bản thân.
Từ đó trở đi, em tự hứa sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Biết công việc của mẹ rất bận rộn, em luôn cố gắng sống tự lập. Em mong rằng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Em hy vọng có thể trở thành niềm tự hào của mẹ.
Tình cảm mẫu tử thật đáng trân trọng. Đối với em, mẹ giống như một điểm tựa vững chắc không thể nào thiếu trong cuộc sống. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho mẹ tình yêu thương chân thành và sâu sắc nhất.
Ai á??? Đừng nghĩ tôi bảo là cha mẹ, tôi trả lời là mẹ (hầu hết ai cũng nghĩ câu trả lời của tôi quá bình thường). Bố??? Tôi không có bố!!! Ông ấy phản bội mẹ tôi, vc j phải gọi bằng bố
Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh tanh của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lật đật , lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh , mong manh . Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười,viu vẻ , đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.