K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2019

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

 Tre với người vất vả quanh năm.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau

Mai sau

Mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-van-ban-cay-tre-viet-nam-cua-thep-moi-ngu-van-6-tap-ii-c33a13447.html#ixzz5bpPOCsCa

7 tháng 1 2019

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

7 tháng 1 2019

Cần giúp 

Tôi sống bằng nghề đỡ đẻ, nghề truyền thống của gia đình đã qua nhiều đời. Có rất nhiều những cô bé, cậu bé cất
tiếng khóc chào đời trong vòng tay tôi. Bà con gần xa đều tín nhiệm mời tôi đến đỡ với mong muốn được mẹ tròn
con vuông. Khắp huyện Đông Triều, người ta đều gọi tôi là bà đỡ Trần và tôi cũng quen với cách gọi đó.
Một đêm nọ, tôi đang xếp thuốc vào túi và chuẩn bị đi ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa. Những tiếng gõ cửa vào đêm
khuya như thế này với tôi không có gì lạ. Điều ngạc nhiên là khi mở cửa, không có ai cả… Những lần trước, luôn có
một vài người với vẻ mặt hớt hải, vội vã đến tìm, không đợi họ nói, tôi lên đường ngay, vừa đi vừa hỏi chuyện. Như
thường lệ, tôi cũng đã xếp thuốc vào túi nhưng sao lại không có ai? Tôi cảm thấy hơi lo lắng. Chưa kịp tĩnh tâm, một
con hổ vụt lao tới và cõng tôi đi. Hồn vía lên mây, mắt tôi cứ nhắm nghiền lại, thỉnh thoảng mới dám hé mở. Tôi
thấy hổ đi như bay nhưng rất cẩn thận, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối vào rừng sâu, không để
tôi bị gai đâm trúng.
Vào giữa rừng sâu, xung quanh chỉ có cây cối um tùm, rậm rạp, Hổ thả tôi xuống. Tôi thấy một con hổ cái đang lăn
lộn, cào đất, chắc là nó đói quá. Và tôi nghĩ, chắc hai con này chuẩn bị ăn thịt mình. Lòng tôi bàng hoàng, sợ hãi. Tôi
đứng im không dám nhúc nhích. Hổ đực tiến lại gần tôi, nó khẽ cầm tay tôi, những giọt nước mắt chảy dài trên
gương mặt dữ tợn. Trông nó thật tội nghiệp, tôi không sợ nữa. Bình tĩnh lại, nhìn kĩ bụng hổ cái, có cái gì động đậy,
tôi đã hiểu ra mọi chuyện. Tôi tiến lại gần hổ cái, xoa bụng cho nó. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liền hòa với
nước suối cho hổ uống. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ cái có vẻ mệt nhưng đôi mắt của nó ánh lên niềm hạnh phúc. Hổ
đực mừng rỡ, đùa giỡn với con. Lần đầu tiên trong đời tay tôi nâng niu một chú hổ con và cũng là lần đầu, tôi
không nghe tiếng khóc chào đời. Nhìn gia đình nhà hổ, lòng tôi cảm thấy mãn nguyện.
Một lát sau, hổ đực tiến đến một góc cây, quỳ xuống và đào lên một cục bạc. Rất trang trọng, hổ đưa cho tôi. Sau
đó, hổ đứng dậy, tôi theo hổ ra khỏi rừng. Ra đến bìa rừng, trời cũng tảng sáng, tôi khẽ nói:
_Xin chúa rừng hãy quay về.
Hổ nhìn tôi, cúi đầu vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đã đi khuất bỗng nghe một tiếng gầm vang động rừng xanh.
Tôi cảm thấy như mình vừa trải qua một giấc mơ đẹp. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc hổ tặng, tôi sống
qua được.
Một thời gian sau, tôi lại được nghe bà con kể câu chuyện này. Một người tiều phu ở huyện Lạng Giang đang bổ củi
dưới sườn núi, thấy dưới thung lũng rất xa, cây cỏ lay động không ngớt. Bác tiều đến xem và thấy một chú hổ trán
trắng, cúi đầu vào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng trông rất khổ sở. Bác tiều phu hiểu
chuyện và đã giúp hổ lấy ra chiếc xương bò mắc ở cổ. Nhiều năm sau, khi bác tiều phu qua đời, người ta thấy có
con hổ trán trắng đến nhảy quay quanh quan tài, hổ lại mang dê hoặc lợn rừng đến để ngoài cửa.

7 tháng 1 2019

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, chuyên làm nghề đỡ đẻ. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được tay tôi đón chúng ra chào đời.

Một chuyện lạ đến với tôi. Một đêm nọ tôi đã lên giường ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi dậy mở cửa thì chẳng thấy có một ai. Rồi một con hổ to như con ngựa vằn lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi nhưng hổ vẫn ôm tôi chạy: Tỉnh dậy, tôi đã ở trong rừng trúc thấy một con hổ cái đang quằn quại, lăn lộn, cào đất… cây cỏ ngả nghiêng, rạp mình dưới chân nó. Tôi phát khiếp, run sợ. Chợt hổ đực cầm tay tôi nhìn hổ cái nhỏ nước mắt. Rồi nó nhìn tôi như van lơn, cầu cứu. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì có cái gì như đang động đậy. Bụng hổ cái sà xuống, nó như đau đớn. Tôi hiểu ngay là hổ cái sắp đẻ. Thảo nào hổ đực cõng tôi đến đây. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, tôi hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống và xoa bụng cho nó. Cơn đau của hổ cái dịu dần rồi nó sinh một chú hổ con xinh xắn. Hổ đực mừng lắm, giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống trên thảm cỏ.

Tôi vẫn còn sợ sệt, bỗng hổ đực quì xuống bên một gốc cây bới lên một cục bạc lớn, nó đưa cho tôi và cúi đầu, vẫy đuôi. Biết hổ tạ ơn mình, tôi cầm lấy rồi theo hổ ra khỏi rừng. Lúc này trời cũng sắp sáng, tôi đưa tay chào nó và nói: Xin chúa rừng quay về. Hổ vẫn vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đi một quãng xa, hổ gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng. Về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói khắp vùng, nhờ có hơn mười lạng bạc ấy nên tôi sống được qua cơn nguy kịch.
Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa có cỏ cây lay động, bác vác búa đến xem thấy có con hổ trán trắng đang giãy giụa, thỉnh thoảng lấy chân móc họng. Từ miệng hổ, máu me, nước dãi chảy trào ra. Bác tiều phu nhìn kĩ vào miệng hổ thấy có khúc xương mắc ngang họng, bàn chân hổ to quá, càng móc, khúc xương càng lún vào sâu. Bác tiều phu uống rượu say để lấy can đảm cứu hổ. Bác trèo lên cây kêu lớn:

– Cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho!

Nghe bác tiều phu nói, hổ nằm phục xuống, há mồm, nhìn bác như cầu cứu. Bác tiều phu liền trèo xuống, lấy tay móc xương cho nó. Cái xương bò to như cánh tay trong miệng hổ đã được bác lấy ra. Hổ liếm mép, nhìn bác rồi bỏ đi. Bác tiều lại nói đùa theo:

– Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé!

Sau đó một thời gian, một đêm nọ, bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài ngoài cửa. Sáng ra, bác mở cửa thấy có con nai chết để trước nhà, bác biết rằng hổ trả ơn mình.

Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất linh cửu bác, hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người hoảng hốt bỏ chạy, hổ lấy đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài mấy vòng rồi lững thững đi vào rừng. Từ đó về sau, đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại mang lợn hoặc dê đến để ngoài cửa nhà bác, mọi người đều hiểu được hổ trán trắng thật có nghĩa có tình với bác tiều. Hổ đã nhớ ơn cứu mạng, nhớ ân nhân đã đem lại sự sống cho mình.

Qua sự việc của tôi và sự việc của bác tiều, tôi nói với dân làng rằng: Tuy hung dữ nhưng hai con hổ ấy thật biết đạo, biết nhớ ân nghĩa, biết báo đáp công ơn của ân nhân đã cứu mình. Nguồn: http://diendankienthuc.net.

7 tháng 1 2019

“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…

Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.

Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.

Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.

Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.

Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi. Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.

Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…

Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”.

7 tháng 1 2019

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con!

Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ: Con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận.

Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Bài làm

Sơn Tinh là một vị thần cai quản đất rừng. Thần mới tầm 18 đôi mươi tuổi. Thần vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Sơn Tinh có thể dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Sơn Tinh có thân hình lực lưỡng, khỏe mạnh. Sơn Tinh có khuôn mặt rất điển trai. Thần đã bị mê hoặc bởi con gái của Hùng Vương - Mị Nương.

~ Hết, không chép mạng. ~

# Chúc bạn học tốt #

7 tháng 1 2019

Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
"Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!"
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
 

7 tháng 1 2019

Truyện nói về một Thái y vừa có tài chữa bệnh, vừa có tấm lòng thương người đến quên cả mình. Có lần vua sai tìm Thái y đến chữa bệnh (bị sốt) nhưng có người đàn bà bị bệnh nguy kịch hơn. ông biết rằng đi chữa bệnh trước cho người đàn bà là có tội với vua, nhưng ông vẫn di... và hi vọng nhà vua sẽ sáng suốt mà lượng thứ cho.

Quả nhiên Thái y được vua khen là bậc lương y.

Những chi tiết thuộc về hành động theo y đức của Thái y lệnh: đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo vừa để nuôi và chữa bệnh cho mọi người. Ông không quản ngại bệnh có máu mủ, hôi hám nên cứu sống hàng ngàn người trong năm đói kém, có bệnh dịch nổi lên.

Nhưng hành động của vị Thái y làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều là hành động sau cùng. Vì vị Thái y đã chọn giải pháp đúng đắn nhất trong tình huống gay go:

- Giữa việc cứu dân thường lầm bệnh nguy cấp không cứu ngay thì chết và phận làm tôi, chọn việc nào làm trước?

- Giữa tính mệnh của người dân thường lâm bệnh nguy cấp với tính mệnh của chính mình trước uy quyền của nhà vua, sẽ chọn bên nào?

Lời đáp của Thái y lệnh với quan Trung sứ chứng tỏ ông vượt qua thử thách đó dễ dàng vì:

+Quyền uy không thắng nổi đức uy.

+Tính mệnh của mình được đặt dưới tính mệnh của người dân thường đang lâm bệnh nguy cấp.

- Ngoài y đức và bản lĩnh, ở Thái y lệnh còn có sức mạnh của lí trí trong phép ứng xử: "Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát". Đây là câu nói thể hiện y đức của ông và thể hiện đúng đắn trong việc ứng xử.

Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không tức giận mà còn ca ngợi. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là người có y đức.

Đây là thắng lợi của y đức. ở thời nhà Trần, nước ta đã có những con người cao đẹp như thế.

Đây là một câu chuyện mang tính giáo huấn cao, đó là đặc trưng của truyện trung đại Việt Nam.

Người thầy thuốc ở đây có một tấm lòng vừa cao đẹp vừa có dũng khí, quên thân mình để cứu người.

Qua câu chuyện có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau một bài học thật sâu sắc là "Không chỉ cần có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn nữa là cần có tấm lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh đến mức không sợ uy quyền hoặc mang vạ vào thân".

7 tháng 1 2019

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?

Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:

- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.

- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

- Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.

Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.

Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.

Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng mau mau trị lành

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không.

7 tháng 1 2019

Chào các cô cậu học trò lớp 6! Các cô cậu có biết ta là ai không? Ta là Sơn Tinh thần núi Tản Viên đây! Còn bên cạnh ta! Các cô cậu hãy ngắm nhìn nàng thật đẹp phải không? Nàng chính là Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng không chỉ đẹp người mà còn rất đẹp nết. Để cưới được nàng ta phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời. Các cô cậu có muốn nghe về cuộc giao tranh ấy không? Hãy lặng im ta kể cho nghe nhé.

Lúc bấy giờ ta đang ở núi Tản Viên, nghe tin vua Hùng kén rể, ta lập tức đến ngay. Thế nhưng cùng đến một lúc với ta còn có Thuỷ Tinh người ở miền biển tài năng cũng không kém. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Vua Hùng ưng ý cả ta và Thuỷ Tinh nhưng con gái yêu của nhà vua thì chỉ có một. Vua không biết gả cho ai bèn mời bộ lạc vào bàn bạc, xong nhà vua phán:

- Sáng mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa.

Ta và Thuỷ Tinh cùng đồng thanh tâu:

- Bẩm đức vua, sính lễ cần sắm những gì?

Vua bảo:

- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Nghe xong ta mừng quá bởi sính lễ toàn là những sản vật ở núi rừng, ta không đến nỗi khó kiếm. Sáng hôm sau mới tinh mơ ta đã có mặt. Vua Hùng đồng ý cho ta rước nàng Mị Nương xinh đẹp về núi Tản. Kiệu hoa mới được nửa đường, bỗng đâu dông bão, mưa gió ở đâu ầm ầm kéo đến. Quay đầu nhìn lại ta thấy Thuỷ Tinh đang đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp nàng Mị Nương của ta. Khắp nơi rung chuyển, nước dâng lên cuồn cuộn ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, cả thành Phong Châu.

Ta không hề nao núng, hoá phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dông lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu, cứ thế ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Thế nhưng, vẫn chưa hết đâu nhé. Thuỷ Tinh vẫn không quên nỗi đau, hàng năm lại dâng nước lên để đánh ta, và năm nào Thuỷ Tinh cũng bại trận. Các cô cậu chú ý mỗi lần mưa gió đùng đùng là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau đấy.

Lúc bấy giờ ta đang ở núi Tản Viên, nghe tin vua Hùng kén rể, ta lập tức đến ngay. Thế nhưng cùng đến một lúc với ta còn có Thuỷ Tinh người ở miền biển tài năng cũng không kém. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Vua Hùng ưng ý cả ta và Thuỷ Tinh nhưng con gái yêu của nhà vua thì chỉ có một. Vua không biết gả cho ai bèn mời bộ lạc vào bàn bạc, xong nhà vua phán:

- Sáng mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa.

Ta và Thuỷ Tinh cùng đồng thanh tâu:

- Bẩm đức vua, sính lễ cần sắm những gì?

Vua bảo:

- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Nghe xong ta mừng quá bởi sính lễ toàn là những sản vật ở núi rừng, ta không đến nỗi khó kiếm. Sáng hôm sau mới tinh mơ ta đã có mặt. Vua Hùng đồng ý cho ta rước nàng Mị Nương xinh đẹp về núi Tản. Kiệu hoa mới được nửa đường, bỗng đâu dông bão, mưa gió ở đâu ầm ầm kéo đến. Quay đầu nhìn lại ta thấy Thuỷ Tinh đang đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp nàng Mị Nương của ta. Khắp nơi rung chuyển, nước dâng lên cuồn cuộn ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, cả thành Phong Châu.

Ta không hề nao núng, hoá phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dông lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu, cứ thế ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Thế nhưng, vẫn chưa hết đâu nhé. Thuỷ Tinh vẫn không quên nỗi đau, hàng năm lại dâng nước lên để đánh ta, và năm nào Thuỷ Tinh cũng bại trận. Các cô cậu chú ý mỗi lần mưa gió đùng đùng là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau đấy.

7 tháng 1 2019

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài, ơ đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.

An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.

Nét đẹp tâm hồn càng làm em yêu quý ở Mèn là tính thích sống tự lập. vẫn biết đó là “tục lệ lâu đời” của họ nhà dế nhưng nếu không ý thức một cách sâu sắc, không ham muốn chân tình thì đã không có một Dế Mèn hăm hở, háo hức, “hì hục đào đất” để tạo dựng, xây cất cho mình một ngôi nhà xinh xắn đến vậy. Hình ảnh Dế Mèn sau một ngày làm việc vất vả lại họp cùng anh chị em hàng xóm ca hát say sưa thật là đẹp và đáng yêu làm sao. Tình yêu cuộc sông và tính tự lập của Mèn từ bé thật đáng để tuổi thơ chúng em học tập, nuôi dưỡng tâm hồn.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí, có bạn nhỏ đã cảm thấy ghét thói hung hăn hống hách, kiêu căng của Mèn. Nhưng riêng em, thì không có ý nghĩ ấy. Không biết vì Mèn có quá nhiều cái tốt, cái đẹp mà em có thể bỏ qua thói xấu ấy ở Mèn. Có thể vì do em cho là tính xốc nổi, bồng bột của tuổi thơ thì ít nhiều ai mà không có, nên em thông cảm cho Mèn. Hậu quả của trò chơi trêu chọc chị Cốc để thỏa cái thói hống hách ấy ở Mèn gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt cũng đã khiến Mèn âm thầm hối hận lắm, Khi vào cuộc chơi, Mèn khoái chí, hả hê bao nhiêu thì giờ đây, trước thân thể gầy yếu đang nằm thoi thóp của Dế Choắt, Mèn lại thấy tội nghiệp cho Choắt bây nhiêu. Nghe lại lời than của Mèn: “Nào tôi đâu biết cơ sự ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại tôi cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ”, em thật sự hiểu và yêu Mèn hơn. Bởi, sớm biết ăn năn, hối lỗi đâu phải ai ai cũng có. Bồng bột, xốc nổi là hiện tượng chứ không phải là bản chất của Mèn. ơ Mèn, cái tình sâu nặng, trọn vẹn mới thật là đáng quý, đáng trân trọng.

Sau bài học đầu đời thấm thìa, chán cảnh sống quẩn quanh, tầm thường bên bờ ruộng. Dế Mèn cất bước ra đi phiêu lưu để mở rộng tầm mắt, để tìm ý nghĩa cuộc đời. Trên đường phiêu lưu, Dế Mèn đã thấy nhiều cảnh lạ, gặp nhiều chuyện rủi, chuyện may. Dế Mèn kết làm anh em với Dề Trũi, cùng Dế Trũi đi đậy đó, trôi dạt nhiều nơi. Chính trong cuộc phiêu lưu ấy, cái tình thủy chung, son sắt của Dế Mèn đối với bạn càng làm em ;cúc động vô cùng. Hình ảnh Mèn cõng Trũi vượt khỏi sự đe dọa của vương quốc Êch Cốm; sự xuất hiện của Mèn trên võ đài kịp thời để cứu nguy cho Trũi, chuẩn bị giao đấu với võ sĩ Bọ Ngựa để tranh chức thủ lĩnh tổng Châu Chấn., chính là vẻ đẹp hình thể, về tài năng diệu kì, về những đường võ đẹp mắt và thật sự trân trọng, kính phục nhân cách cao cả của Mèn: sống trọn tình, trọn nghĩa.

Một điểm nữa ở Mèn càng làm cho em khâm phục, đấy là Mèn sống dũng cảm, trung thực, giàu nghị lực và say mê lí tưởng cháy bỏng. Trước những điều ngang trái, bất công ở đời, Mèn bất bình và sẵn sàng ra tay dẹp bằng chính tài năng của mình. Trong cuộc phiêu lưu ấy, Mèn đã từng bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả, trải qua nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng Mèn đã không nản lòng, không lùi bước. Nghị lực sống mãnh liệt đó thật đáng để chúng ta kính nể.

Lí tưởng cao đẹp mà Mèn xây đắp: muôn loài cùng nhau kết anh em càng làm cho em trân trọng, yêu quý Mèn hơn. Thì ra, trong trái tim bé nhỏ ấy vẫn luôn dạt dào nhịp đập của cuộc sống, cho con người. Cuộc hành trình của Mèn về đất Kiến, kêu gọi sự giúp đỡ của Kiến để thực hiện lí tưởng cao đẹp đâu chỉ cho ta thấy Mèn thông minh như thế nào mà còn là một biểu hiển đẹp của tình yêu lí tưởng và khát vọng hòa bình thật đáng trân trọng. Lẽ sống của Mèn thật đáng để mọi người, nhất là tuổi trẻ noi theo.

Gấp lại trang sách nhỏ của nhà văn lớn Tô Hoài, trong em lại hiện lên rất rõ hình ảnh của chú Dế Mèn thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu. Và em nghĩ rằng, tất cả những ai yêu văn học, yêu những khát vọng cao cả đều có cùng suy nghĩ và tình cám như em vậy về nhân vật chính của Dế Mèn phiêu lưu kí

7 tháng 1 2019

ảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài – Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện.

Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.

Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.

Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.

Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi.

Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương.

Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy.

Trên đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu ấm áp của bà. Vì hoàn cảnh gia đình và công việc của ba mẹ , tôi đến một nơi khác, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà bạc trắng như bà tiên trong truyện cổ tích ngày xưa. Lưng bà còng lắm rồi, tôi ngày một lớn còn lưng bà ngày một còng xuống, lom khom. Làn da bà nhăn nheo trên trán và hai bên má với nhiều chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi trẻ của mình tần tao, gánh vác gia đình vì ông tôi là bộ đôi, bà thay ông chắm sóc và dạy dỗ cha và các chú tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường ,không còn đọc được chữ trên những tờ báo nhưng bà nhìn tôi vẫn tràn đầy tình yêu thương như ngày nào. Ngày trước , mỗi lần bà sờ má tôi, hay xoa lưng mỗi khi tôi ngủ, tôi cảm nhận được bà tay thô ráp, chai sần vì ngày trước bà tần tảo sớm hôm. Này còn bé, tôi chưa chuyển đi nơi khác, tôi sống trong tình yêu thương vô bờ của của bà. Đêm nào ,trước khi đi ngủ , bà cũng kể cho tôi nghe những câu chuyện cô tích , những câu chuyện thời xưa, thời kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc. Và cứ thế ,tôi đi vào giấc ngủ bình an. Sáng sớm , bà luôn gọi tôi dậy,, lời nhắc nhở ấy trở thành chiếc báo thức trong tâm trí tôi, dù không có bà , tôi vẫn sẽ nghe thấy câu nói” Cháu gái, dậy đi học thôi” và tôi sẽ không bao giờ đi học muộn. Bà luôn dẫn tôi tới trường, chờ cho cổng trường khép hẳn ,bà mới an tâm về. Rồi chiều đến, bà lại đón tôi như thường lệ. Mỗi khi ở cạnh bà tôi thấy vô cùng ấm áp. Có lần bị ngà, tôi đã khóc rất lâu và bà đã đặt con lật đật bên tôi và nói:” con lật đật này luôn biết đứng bật dậy sau mỗi lần ngã, cháu của bà cũng vậy phải không nào?”. Nghe lời của bà, tôi gạt nước mắt và đứng dậy, bà móm mém cười phúc hậu biểu dương sự vâng lời của tôi.Bà luôn chăm o việc nhà, mẹ tôi sợ bà vất vả không muốn bà làm nhưng bà không nghe vì đó đã trở thành niềm vui của bà. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần giúp bà ,nhưng dôi lúc tôi lại mong mình bé lại để được sống và tận hưởng tình yêu thương vô bờ bến của bà. Bà luôn là người bao dung trước lỗi lầm của tôi và yêu thương mọi người xung quanh giúp đỡ họ khi họ khó khăn nên mọi người yêu quý bà lắm.

Bà là người thân rất quan trọng đối với tôi, trong tâm trí tôi hình ảnh về bà luôn hiền từ và phúc hậu như ngày nào dù giờ đây bà đã xa tôi , bố mẹ và tôi đã trưởng thành rất nhiều . tôi yêu bà nhiều lắm, người bà kính yêu.

7 tháng 1 2019

Trên đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu ấm áp của bà. Vì hoàn cảnh gia đình và công việc của ba mẹ , tôi đến một nơi khác, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà bạc trắng như bà tiên trong truyện cổ tích ngày xưa. Lưng bà còng lắm rồi, tôi ngày một lớn còn lưng bà ngày một còng xuống, lom khom. Làn da bà nhăn nheo trên trán và hai bên má với nhiều chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi trẻ của mình tần tao, gánh vác gia đình vì ông tôi là bộ đôi, bà thay ông chắm sóc và dạy dỗ cha và các chú tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường ,không còn đọc được chữ trên những tờ báo nhưng bà nhìn tôi vẫn tràn đầy tình yêu thương như ngày nào. Ngày trước , mỗi lần bà sờ má tôi, hay xoa lưng mỗi khi tôi ngủ, tôi cảm nhận được bà tay thô ráp, chai sần vì ngày trước bà tần tảo sớm hôm. Này còn bé, tôi chưa chuyển đi nơi khác, tôi sống trong tình yêu thương vô bờ của của bà. Đêm nào ,trước khi đi ngủ , bà cũng kể cho tôi nghe những câu chuyện cô tích , những câu chuyện thời xưa, thời kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc. Và cứ thế ,tôi đi vào giấc ngủ bình an. Sáng sớm , bà luôn gọi tôi dậy,, lời nhắc nhở ấy trở thành chiếc báo thức trong tâm trí tôi, dù không có bà , tôi vẫn sẽ nghe thấy câu nói” Cháu gái, dậy đi học thôi” và tôi sẽ không bao giờ đi học muộn. Bà luôn dẫn tôi tới trường, chờ cho cổng trường khép hẳn ,bà mới an tâm về. Rồi chiều đến, bà lại đón tôi như thường lệ. Mỗi khi ở cạnh bà tôi thấy vô cùng ấm áp. Có lần bị ngà, tôi đã khóc rất lâu và bà đã đặt con lật đật bên tôi và nói:” con lật đật này luôn biết đứng bật dậy sau mỗi lần ngã, cháu của bà cũng vậy phải không nào?”. Nghe lời của bà, tôi gạt nước mắt và đứng dậy, bà móm mém cười phúc hậu biểu dương sự vâng lời của tôi.Bà luôn chăm o việc nhà, mẹ tôi sợ bà vất vả không muốn bà làm nhưng bà không nghe vì đó đã trở thành niềm vui của bà. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần giúp bà ,nhưng dôi lúc tôi lại mong mình bé lại để được sống và tận hưởng tình yêu thương vô bờ bến của bà. Bà luôn là người bao dung trước lỗi lầm của tôi và yêu thương mọi người xung quanh giúp đỡ họ khi họ khó khăn nên mọi người yêu quý bà lắm.

Bà là người thân rất quan trọng đối với tôi, trong tâm trí tôi hình ảnh về bà luôn hiền từ và phúc hậu như ngày nào dù giờ đây bà đã xa tôi , bố mẹ và tôi đã trưởng thành rất nhiều . Tôi yêu bà nhiều lắm, người bà kính yêu.

7 tháng 1 2019
Bác là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Bác Hồ , người cha già kính yêu của dân tộc , suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước . Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân . Bác tượng trưng cho những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . Nhớ về người ta càng kính phục và biết ơn Bác biết bao. Người con của làng Sen xứ Nghệ sinh 19/5/1890 trong một gia đình Nho học yêu nước . Từ nhỏ Bác rất thông minh , chăm chỉ . Thế nhưng Bác lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị Thực dân Pháp cai trị . Chứng kiến biết bao cảnh đau thương tàn ác dã man của quân thù lòng người đau như cắt . 1911 , Bác ra đi tìm đường cứu nước . Cuộc đời cách mạng của Bác là một chặng đường dài với biết bao khó khăn gian khổ . 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc hoạt động cách mạng bí mật trước khi CMT8 thành công . 9 năm kháng chiến chống Pháp , Bác đã cùng với dân tộc Việt Nam chịu nhiều khổ cực . Cả cuộc đời Bác dành chọn cho Tổ quốc quê hương. Bài văn cảm nghĩ của em về Bác Hồ Bài văn cảm nghĩ của em về Bác Hồ - Ảnh minh họa Bác là người đứng đầu một đất nước . Bác đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ . Ánh sáng cách mạng , người tìm ra con đường dẫn lối của dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác . Sự kiện CMT8 thành công là một minh chứng cho đường lối cách mạng đúng đắn của Bác . Chính Bác đã đọc bảng tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hòa . Trong sự nghiệp cách mạng , Bác luôn soi đường dẫn lối cho cách mạng Việt Nam . So với các nhà cách mạng ở đầu thế kỉ 20 như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh thì Bác Hồ đã thành công . Bác đã đi theo con đường của hai tiền bối , đem lại nhiều mùa xuân tươi đẹp cho đất nước . Những việc làm đó của Bác đã khẳng định lại Bác là một vị lãnh tụ tài ba của dân tộc. Người anh hùng có tấm lòng vì nhân nghĩa , biết xả thân cống hiến hết sức mình cho Dân tộc , biết đấu tranh độc lập tự do hạnh phúc cho mọi người . Bác Hồ quả là một anh hùng giải phóng dân tộc . Để tìm ra con đường giải phóng dân tộc , Bác đã trải qua biết bao gian khổ trên con ươờng hoạt động cách mạng . 30 năm dài ngược xuôi nơi đất khách quê người thời gian ấy quả không phải là ngắn Người đã làm đủ nghề để kiếm sống . Vừa học tập vựa hoạt động Cách mạng , chịu bao gian chuân thử thách để tìm ra ánh sáng Cách mạng .Khi bị bắt giam ở nhà lao Trung Quốc , thiếu thốn trăm bề “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần phải càng cao.” Lúc hoạt động cách mạng bí mật ở chiến khu Việt Bắc , Bác cùng nhân dân cùng chịu đựng biết bao thiếu thốn vật chất tinh thần nhưng vẫn tràn ngập niềm vui " Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời Cách mạng thật là sang " Cả cuộc đời Bác chỉ nghĩ đến dân đến nước . 79 mùa xuân trong cuộc đời Bác , người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc , dành chọn tình yêu thương cho các cháu thiếu niên cùng nhân dân cả nước nhờ đó Bác đã dẫn dắt Cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác . Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm chấn động bạn bè năm châu thế giới. " Chín năm là một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng " Bác đã mở ra cho đất nước cuộc sống mới . Miền Bắc được độc lập , người dân làm chủ cuộc đời , làm chủ quê hương . Miền Nam tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Chính Bác cũng dẫn dắt cho Cách mạng Việt Nam ở chiến dịch cuối cùng để đại thắng mùa xuân 1975 . Nam Bắc sum họp , đất nước thống nhất . Nhờ có Bác , dân tộc ta thoát khỏi cảnh làm than nô lệ , nhân dân ấm no , hạnh phúc Cuộc đời của Bác không chỉ gắn liền với cách mạng mà Bác còn là nhà thơ , nhà văn kiệt xuất . Bác được phong tặng danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới . Danh nhân văn hóa là người có kiến thức uyên thâm về mọi mặt có cống hiến to lớn cho đất nước về tinh thần vật chất , có ý nghĩa cả thế giới . Thật vậy cuộc đời của Người không chỉ gắn liền với Cách mạng mà còn gắn liền với những tác phẩm văn chương . Bác đã viết biết bao tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật . Khi sống ở Pháp , Bác viết báo người cùng khổ đã gián một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân vạch ra con đường cách mạng và tương lai tươi sáng của các dân tộc bị áp bức. Trong thời gian bị bắt ở nhà lao Trung Quốc , Bác viết ngục trung nhật ký gồm 133 bài với những điều mắt thấy tai nghe . Sống giữa lao từ Bác vẫn lạc quan yêu đời khồng sờn lòng trước khó khăn gian khổ . Khi ở chiến khu Việt Bắc , Bác cùng các đồng chí hoạt động bí mật . Trong những ngày đầu cách mạng cực kì thiếu thốn Bác vẫn ghi lại biết bao tâm tư tình cảm ý chí niềm tin của mình qua bài " Tức cảnh Pác Bó , Cảnh khuya " . Những án thơ văn của Người dù viết bằng văn vần văn xuôi chữ Nôm hay chữ Hán thì nội dung của nó vẫn giản dị đi sâu vào lòng người và đặc biệt là cách viết sinh động gợi cảm và súc tích , thấy được tài năng văn học kiệt xuất của người mỗi một bài học . Bác luôn quan tâm chia sẻ niềm vui chiến thắng cùng nhân dân khích lệ tinh thần chiến đấu của dân tộc trong giờ phút đón mừng năm mới . Bác đã để lại cho đời nhiều tác phẩm bức tử với thời gian góp phần làm phong phú cho nền văn học nước nhà . Bác rất xứng đáng với danh hiệu mà thế giới phong tặng. Những nhận định trên về Bác hoàn toàn đúng . Bác chính là một vị lãnh tụ tài ba , một anh hùng giải phóng dân tộc , một danh nhân văn hóa thế giới . Cả dân tộc Việt Nam mãi mãi kính yêu Bác tự hào về Bác . Du đã đi xa nhưng Người vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn của người dân Việt Nam và bạn bè thế giới hôm nay và mai sau.

Bác Hồ có rất nhiều đức tốt đẹp để chúng ta học hỏi và noi theo,từ việc Bác kiên cường chống lại tuổi già và bệnh tật cũng vậy,..Bác luôn kiên cường trong mọi việc,và luôn tự làm những công việc  mà ít khi ta có thể bắt gặp Bác nhờ những anh chiến sĩ hay cả  những người phục vụ
Cuốn sách tôi muốn nói đến  có tên là “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”  cuốn sách gồm có 9 bài học về những đức tính của Bác, sách có 40 trang, do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, in trên khổ 17x 24cm . Bìa sách được trang trí rất đẹp và có in hình Bác Hồ và một người nông dân đang cày ruộng.
Cuốn sách này dạy cho tôi rất nhiều bài học từ việc làm  gì cũng cần có kiên nhẫn và nghiêm túc, trong đời sống ta cần có tính trung thực trong khi làm việc. Bác dạy cho ta rất nhiều việc và những bài học rất hay và vô cùng ý nghĩa .Người là một  vị lãnh tụ vô cùng giản dị trog đời sống hàng ngày và quan hệ với mọi người….Bác vẫn có câu “ không có gì quý hơn độc lập tự” câu nói thể hiện trong cuộc sống của chúng ta không có gì quý hơn là đất nước được sống bình yên và không  còn có chiến tranh .Bác luôn dạy cho cho chúng ta rất nhiều học bài học nhưng từ khi đọc được cuốn sách  “  Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” thì tôi lại rút ra được một số bài học vô cùng quý giá từ người : “ cần phải biết quý những gì ta làm ra,không nên lãng phí” và câu “ uống nước nhớ nguồn” . Đó là những gì tôi rút ra được sau khi đọc được cuốn sách này nó dạy tôi rất nhiều thứ và giúp cho tui có một hướng nhìn khác về thế giới rộng lớn này.