K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân tích hình ảnh bà Tú trong đoạn thơ sau. Từ đó, làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thơ ca trung đại.                                         Quanh năm buôn bán ở mom sông,                                         Nuôi đủ năm con với một chồng.                                         Lặn lội thân cò khi quãng vắng,                                         Eo sèo mặt nước buổi đò...
Đọc tiếp

Phân tích hình ảnh bà Tú trong đoạn thơ sau. Từ đó, làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thơ ca trung đại.

                                        Quanh năm buôn bán ở mom sông,

                                        Nuôi đủ năm con với một chồng.

                                        Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

                                        Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

                                        Một duyên hai nợ âu đành phận,

                                        Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Thương vợ - Trần Tế Xương - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1,

NXB Giáo dục, trang 29)

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một vận động viên marathon người Nhật Bản từng vô địch thế giới vào năm 1984 và 1986 đã kể về phương thức phân chia mục tiêu trong cuốn tự truyện của mình: “Trước khi thi đấu, tôi đều phóng xe đi tìm hiểu khảo sát quãng đường thi đấu và ghi lại những cột mốc dễ nhận thấy, ví dụ như cột mốc đầu tiên là ngân hàng, cột mốc thứ hai là một cây cổ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một vận động viên marathon người Nhật Bản từng vô địch thế giới vào năm 1984 và 1986 đã kể về phương thức phân chia mục tiêu trong cuốn tự truyện của mình: “Trước khi thi đấu, tôi đều phóng xe đi tìm hiểu khảo sát quãng đường thi đấu và ghi lại những cột mốc dễ nhận thấy, ví dụ như cột mốc đầu tiên là ngân hàng, cột mốc thứ hai là một cây cổ thụ, cột mốc thứ ba là tòa nhà màu đỏ. Cứ như vậy cho đến hết chặng đua. Khi bắt đầu cuộc đua, tôi sẽ dồn hết tốc lực để chinh phục từng cột mốc, qua mỗi cột mốc tôi lại có thêm động lực để chinh phục các cột mốc tiếp theo, cho đến khi về đích. Ban đầu, tôi chưa biết tới điều này, tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu duy nhất đó là cái đích cuối cùng, và kết quả là chạy được khoảng hơn 10km là tôi đã cảm thấy đuối sức. Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã.”

Giống như những gì vận động viên đó nói, ưu điểm của việc phân chia mục tiêu là: thứ nhất, nó khiến cho mục tiêu lớn tưởng chừng như xa vời trở nên thiết thực và dễ nắm bắt hơn. Khi tâm lý tin tưởng rằng mục tiêu đó có thể thực hiện đươc, thì hành động của bạn sẽ không bị chi phối bởi nỗi sợ thất bại. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta chần chừ khi làm một việc gì đó, trong đó việc đặt ra mục tiêu quá cao, khiến chính mình sợ hãi là một trong những nguyên nhân lớn nhất. Thực hiện việc phân chia mục tiêu chính là một phương thức để giảm thiểu hoặc phòng tránh sự trì trệ do tâm lý sợ hãi thất bại gây ra. Phân chia mục tiêu còn giúp bạn có thêm niềm tin khi thực hiện. Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin. Không cần phải nói, hẳn ai cũng hiểu sự tự tin có tác dụng quan trọng như thế nào đối với việc hoàn thành mục tiêu trong cuộc sống.

(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi,

Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2. Theo lời kể của Một vận động viên marathon người Nhật Bản, anh/ chị hiểu việc phân chia mục tiêu và mục tiêu duy nhất khác nhau ở điểm nào?

Câu 3. Tại sao có thể nói: Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã. Nêu rõ lí do tại sao.

0
Phân tích tâm trạng nhân vật trừ tình trong bài thơ: Phiên âm: Trường sa phục trường sa Nhất bộ nhất hồi khước. Nhật nhập hành vị dĩ, Khách tử lệ giao lạc. Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng! Cổ lại danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung. Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu, Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng. Trường sa, trường sa, nại cừ hà? Thản lộ mang mang...
Đọc tiếp

Phân tích tâm trạng nhân vật trừ tình trong bài thơ:

Phiên âm:

Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng!
Cổ lại danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang úy lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,
Bắc sơn chi bắc, sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam ba vạn cấp.
Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

Dịch nghĩa

Bãi cát dài, lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời lặn mà vẫn còn đi.
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!
Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tình thường ít mà người say vô số!
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sống muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?

Dịch thơ

Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dùng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?

 (Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Cao Bá Quát,

Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.42)

0
Đọc bài thơ sau: Qua đèo Ba Dội (Hồ Xuân Hương) Một đèo một đèo lại một đèo, Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Lắt lẻo cành thông cơn gió lốc, Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo. Hiền nhân quân tử ai là chẳng, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo  (Trích Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên, NXB Văn học, 2004, tr.98) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau:

Qua đèo Ba Dội

(Hồ Xuân Hương)

Một đèo một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió lốc,
Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng,
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

 (Trích Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên,

NXB Văn học, 2004, tr.98)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Cảnh đèo Ba Dội được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Nêu hiệu quả của phép điệp trong câu thơ:

Một đèo một đèo lại một đèo

Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Hiền nhân quân tử ai là chẳng / Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo gợi cho anh chị suy nghĩ gì?

0