CHO MÌNH HỎI LÀ AI LÀ NGƯỜI TẠO RA MÔN NGỮ VĂN Ý NHỈ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hải ơi! Từ ngày về trường mới tới nay cậu học tập ra sao? Có còn giữ ngôi vô địch môn Toán như hồi ở Hà Nội không? Nếu có ai đó cướp mất chức vô địch của cậu thì mình buồn lắm. Nhưng nói thế cho vui chứ thiên hạ còn lắm người tài giỏi hơn mình, có phải thế không Hải? Sức khỏe của cậu dạo này thế nào rồi? Vẫn như cái “đầu máy xe lửa” ấy chứ? Còn hai bác và em Tú Trinh có khỏe không?
Riêng mình việc học hành vẫn bình thường như hồi cậu ở đây. Mình với con bé Lệ Khanh vẫn so kè nhau hàng tháng. Khi thì đứa nay nhích lên đứng trước đứa kia, khi thì ngược lại. Có nhiều lúc cảm thấy mệt mà không dám nghỉ ngơi đấy. Vậy nhưng thú vị phải không Hải? Về sức khỏe của mình thì chắc chẳng ai có thể địch nổi rồi.
Còn chuyện này nữa. Hôm thi đấu bóng đá, mình cao nhất đội nên được phân công vị trí thủ môn, trông cũng oai ra phết. Các bạn gái trong lớp nói đùa là: “Thân gầy, ốm yếu, nhẹ người dễ bay cao bay xa... chỉ sợ sẽ bay đi theo quả bóng”. Không ngờ lời nói đùa ấy ứng nghiệm vô cùng. Ở hiệp hai, đội mình đang dẫn trước 1 - 0. Đội bạn vùng lên phản công quyết liệt. Một quả bóng sấm sét do “Hùng xe tăng” sút đúng vào giữa cầu môn. Hải vẫn nhớ Hùng đấy chứ? Mình lao ra bắt gọn quả bóng, lăn hai vòng. Mình cứ tưởng lăn ra ngoài, nào ngờ cú lăn “nghệ thuật” của mình đã vô tình gỡ hòa cho đội bạn. Lúc đó mình buồn và xấu hổ vô cùng. May mà các bạn trong lớp vẫn an ủi và thông cảm cho mình.
Thôi, thư đã dài rồi hẹn lần sau nhé! Mình chúc đại gia đình Hải hạnh phúc.
TL
"Vi hành" là một tác phẩm văn chương đích thực, mặc dù người viết chỉ coi đó là một hành vi cách mạng. Nếu không có một trái tim yêu nước, không có lòng căm thù bọn phong kiến tay sai, bọn thực dân xâm lược, không có sự phẫn uất nhục nhã khi chứng kiến cảnh ô nhục của Khải Định thì sẽ không có tác phẩm "Vi hành" ra đời. Tuy nhiên cũng cần khẳng định, để làm nên thành công rực rỡ của tác phẩm "Vi hành" một phần là do sự hiểu biết sâu sắc về văn học phương Tây và một năng khiếu trời phú cho Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã sáng tạo được những phần nữa là tình huống nhẫm lẫn, vẽ nên bức chân dung trào phúng độc đáo về Khải Định. Tác phẩm được viết năm 1923, nhưng chúng ta thấy hoàn toàn có lí khi xếp nó vào dòng văn học cách mạng Việt Nam 1930 – 1945.
HT
Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy. Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ. Vấn đề đặt ra cho tác giả là phải sáng tạo một hình thức nghệ thuật mới để không lập lại chính mình. Sự thành công của tác phẩm Vi hành đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc.
Thật vậy, nếu trong hai tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, Khải Định trực tiếp xuất hiện, thì ở đây, trong tác phẩm Vi hành, vua Khải Định vắng mặt. Vậy làm thế nào để cho Khải Định xuất hiện, đặng nhận lấy lời đàm tiếu nhục nhã và lời tố cáo sắc bén? Nguyễn Ái Quốc đã dùng biện pháp hóa không thành có- biện pháp hiểu lầm, nhận lầm một người An Nam là nhà vua đi "vi hành", để tố cáo, chế giễu một cách cay độc. Ai là người có thể nhận lầm như vậy? Đó không thể là người An Nam, thần dân của ngài. Đó chỉ có thể là người dân Pháp hiếu kì và từ lâu đã không xem vua chúa như một đấng bề trên. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo nên một đôi nam nữ người Pháp nhận lầm vua An Nam trên xe điện, và truyện ngắn mở đầu bằng cuộc tranh luận của họ. Chàng trai quả quyết đó chính là nhà vua, còn cô gái, người đã thấy nhà vua ở trường đua thì quả quyết là không phải, vì thấy thiếu mũ măng, nhẫn vàng, hạt cườm. Từ hai cách hiểu ấy mở ra hai hướng đàm tiếu: đàm tiếu về trang phục nhà vua và đàm tiếu về việc "vi hành" của ông.
Việc đàm tiếu về trang phục nhà vua do đôi thanh niên nam nữ người Pháp thực hiện. Lợi dụng cách cảm nhận ngộ nghĩnh của họ đối với cách ăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốc đã biến ông vua thành một trò cười rẻ tiền: đầu đội chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như quả chanh, không một chút uy nghi, đường bệ. Hơn thế, người bạn gái đã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người "đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm", y như một mụ đàn bà. Còn người thanh niên thì xem vua như một trò vui mắt không phải mất tiền như xem "vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên", hoặc "trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô". Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rối định ký hợp đồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơn đối với một đức Hoàng Thượng! Nhưng đó là sự thật: Khải Định chỉ đóng được một vai hề rẻ tiền trong lịch sử!
Việc đàm tiếu về truyện "vi hành" do kẻ bị nhận lầm – tác giả bức thư gửi cho cô em họ – thực hiện qua lời tâm sự trong thư. Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam. Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp "quá mù ra mưa" – nhân có người nói nhà vua "vi hành", thế là người anh họ trong thư liền liên hệ với các cuộc "vi hành" của các vị vua vĩ đại như vua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng về cuộc "vi hành" tưởng tượng của vua Nam. Đây là một đoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từ nào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạ của tên vua.
DAU LANG TOI CO NHUNG KHOM TRE XANH MAT RUOI , KO BT NHUNG KHOM TRE AY CO TU DOI NAO , NHUNG CHI BT RANG CHUNG RAT QUEN THUOC VOI NGUOI DAN QUE TOI
NHIN TU XA , LUY TRE LANG NHU MOT BUC TUONG THANH BAO QUANH THON XOM . TOI GAN MOI THAY BUC THANH AY DC TAO RA BOI RT NHIEU CAY TRE GAY GUOC NHUNG DEO DAI . CAY NO TUA CAY KIA , BAT CHAP MUA , DONG BAO , TRE DEO DAI VUNG CHAC DEO DAI VUON LEN MK KO SO GIO . VUON CAO LEN DON ANH MOAT TROI .THAT LA MOT CAY TRE CO SUC SONG BEN BI .
MK CHI VIET MOT NUA THOI CON LAI BAN TU VT NHA . THX
Trời đã sáng rõ, bầu trời nhuộm một màu xanh ngọc bích, cao vời vợi và trong sáng như một viên ngọc quý. Vài áng mây trắng nhè nhẹ trôi thanh thản và ung dung như chẳng có gì có thể khiến chúng bận tâm tới. Mặt trời ló rạng sau lũy tre ngà đầu làng, ban phát xuống trần gian những tia nắng đầu tiên vừa vàng óng vừa ấm áp lạ thường. Cơn gió nồm nam mát rượi vờn trên mái tóc em khiến em cảm thấy vừa man mát lại nhồn nhột, ngứa ngứa. Gió thổi khiến cánh đồng lúa như trở mình thức giấc, gợn lên những làn sóng lăn tăn. Cả cánh đồng lúa rộng mênh mông chín vàng lại càng tươi rói dưới màu nắng ban mai. Nắng hắt lên từng bông lúa vàng tươi, từng hạt thóc vàng óng, từng lá lúa vàng ruộm. Cả làng quê như chìm trong muôn sắc vàng rực rỡ. Em bỗng dưng thấy nghi ngờ. Là mặt trời đã nhuộm sắc nắng vàng ươm cho không gian hay chính cánh đồng đã hắt lên cuộc sống buổi sớm nơi làng quê này một màu vàng đầy sức sống. Có lẽ đối với những người dân nơi đây thù cánh đồng quê màu mỡ hứa hẹn một vụ mùa bội thu này chính là mặt trời trong tim họ, bởi đó là tinh hoa của đất trời, là nguồn sống nuôi dưỡng cuộc đời họ đã mấy đời trôi qua.
Thay cho cảnh tĩnh lặng của ban đêm, nơi đây bắt đầu tấp nập nhịp sống con người. Từ phía xa vọng lại đã nghe thấy tiếng cười nói của các cô các bác ra đồng gặt lúa. Nụ cười trên môi họ tươi rói, gương mặt sáng bừng lên vì một mùa thu hoạch nữa lại bội thu, một mùa no ấm lại tiếp tục. Lúa như loại vàng ròng mang lại cuộc sống hạnh phúc. Bên nhà hàng xóm, tiếng đứa trẻ con níu áo mẹ đòi đi theo, tiếng nỉ non hòa lẫn với tiếng nói cười, tiếng trò chuyện làm không gian huyên náo, nhộn nhịp lại vô cùng yên bình, an ổn.
Màu vàng của bình minh trên cánh đồng là màu của quê hương, màu của vùng đất hứa. Rời xa quê hương, ngày trở lại có lẽ chỉ cần thấy màu vàng tươi sáng ấy cũng đủ hạnh phúc, cũng đủ yên lòng.