em hãy tả bài văn về ông bà ngoại của bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là :
sợ hãi , sợ sệt , lo sợ , run sợ , lo lắng ,.....................
Chúc học tốt nha
Trường chúng em mỗi năm đều may cho học sinh một bộ đồng phục mới. Bộ đồng phục này chúng em sẽ mặc vào ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần. Hôm nay là thứ 2 đầu tuần, thế là em lại được mặc chiếc áo đồng phục thân yêu.
Chiếc áo đồng phục có màu chủ đạo là màu trắng. Mỗi khi mặc áo lên mình, em lại có cảm giác thật tinh khôi. Màu trắng thể hiện cho sự ngây thơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Chiếc áo này được may theo số đo của từng bạn học sinh trong trường, bởi vậy bạn nào mặc áo cũng thật là vừa vặn.
Những ngày trời nóng, em rất thích mặc chiếc áo này vì nó thấm hút mồ hôi và rất mát. Chiếc áo của em là chiếc áo cộc tay. Ở viền tay áo và cổ áo, những người thợ may đã khéo léo dùng bằng vải kẻ ca rô đỏ giống như vải may chiếc váy đồng phục nên khiến cho chiếc áo trở nên vô cùng nổi bật. Bên phía cánh tay bên trái còn in hình phù hiệu tên trường mà em đang theo học.
Thân áo vừa đủ rộng với cơ thể em, mặc rất thoải mái, không rộng quá mà cũng không bó sát vào người. Ở giữa áo là một hàng cúc màu khá to. Những chiếc cúc cũng được dùng một lớp vải may máy bên ngoài tạo nên sự khác biệt với các loại cúc khác. Trông chúng chẳng khác nào đội quân duyệt binh đứng thẳng tắp và đều nhau.
Em yêu sao những ngày tới lớp được học tập, vui chơi và được cùng bạn bè mặc những chiếc áo giống nhau thật thích biết bao.
Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô, bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Phương Trúc. Một người bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.
Em và Trúc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Trúc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy. Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, Trúc còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao. Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. Trúc luôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai, Trúc cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Chiếc mũi củ tỏi, dù nó không đẹp lắm nhưng em lại thấy nó rất hợp với khuôn mặt tròn trịa của bạn. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật "ăn ảnh" trong các bức hình chụp em cùng với bạn.
Bạn là tấm gương để em noi theo. Ở lớp, Trúc là tổ trưởng nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ? Thật ra, bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa. Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra hướng giải chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn, siêng năng làm việc. Có dịp đến nhà bạn chơi, em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn, tưới cây... giúp bố mẹ. Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí.
Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui, chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo. Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường. Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn, em sẽ không bao giờ quên.
Thế Anh là người bạn thân thiết nhất của em từ trước cho đến giờ.
Thế Anh có thân hình cao to, rắn chắc nhờ tập võ từ nhỏ. Do thường xuyên vận động ngoài trời, nên cậu ấy có nước da mật ong khỏe khoắn. Trên khuôn mặt của cậu ấy, lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ. Chính nguồn năng lượng nhiệt tình tuyệt vời ấy khiến ai cũng muốn làm bạn với Thế Anh.
Ở trường, Thế Anh học tập rất chăm chỉ. Môn Toán là môn học mà cậu ấy giỏi nhất. Đặc biệt vào các hội thi thể thao, không chỉ của trường mà cả của thành phố cậu ấy luôn năng nổ tham gia. Và đem về rất nhiều giải thưởng lớn. Ở nhà, cậu ấy là người con ngoan, luôn vâng lời cha mẹ và dành thời gian phụ giúp việc nhà.
Em luôn cảm thấy hãnh diện khi được là bạn thân của Thế Anh. Em luôn yêu quý, và xem cậu ấy như anh em ruột thịt của mình.
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bết-tô-ven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bết-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bet-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.
Tây Bắc thật quyến rũ với núi non trùng điệp, với không gian văn hóa giàu bản sắc và độc đáo. Trong đó, vũ điệu dân gian là rất phong phú, nhiều sắc màu. Cùng với âm nhạc, vũ điệu dân gian Tây Bắc làm say đắm lòng người. Những vũ điệu ấy không chỉ là thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, một nét uốn lượn mà còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân nơi đây. Vũ điệu dân gian Tây Bắc còn là sự gắn kết cộng đồng tươi đẹp. Trong những vũ điệu ấy, không thể không nói đến đ
Trước kia, giới nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng múa sạp là của đồng bào Mường. Sau này, nhiều ý kiến lại cho rằng, điệu múa này không chỉ riêng có với đồng bào Mường, mà còn rất phổ biến với người Thái, người Khơ Mú. Trên thực tế, múa sạp được nhiều dân tộc miền Tây Bắc thể hiện, đặc biệt là trong các lễ hội. Điều đó cho thấy, dù khởi nguồn từ dân tộc nào đi chăng nữa thì mức độ lan tỏa của nó rất lớn, chứng tỏ sự cuốn hút mạnh mẽ, đồng thời mang tính cộng đồng cao, dễ phổ cập. Vũ điệu này còn được cả đồng bào Kinh thể hiện, cũng lôi cuốn nhiều người tham gia. Từ những buổi múa sạp mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) giữa quân và dân, múa sạp đã được nghệ thuật hóa, xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, theo chân các đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam ra nước ngoài.
Muốn tổ chức múa sạp, người ta phải chuẩn bị hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái, cùng đó là nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa. Hai chiếc sạp cái đặt cách nhau một khoảng rộng vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cặp sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay, tạo thành dàn sạp. Sạp được đặt trên một khoảng đất trống, bằng phẳng và cũng đủ chỗ không chỉ cho những người tham gia múa mà còn có chỗ để nhiều người đứng thưởng thức, cổ vũ, hoặc là tham gia nhảy múa nếu có hứng thú.
Múa sạp người Mường
Người tham gia thường là nam nữ trong bản, chia làm hai tốp: một tốp đập sạp còn một tốp nhảy sạp. Người ta cũng có thể luân phiên nhau múa hoặc đập sạp. Với những người đập sạp phải rất đều tay, tốc độ ban đầu chậm rãi nhưng sau có thể nâng dần lên, khiến các bước nhảy khó dần và cũng từ đó mà hấp dẫn hơn. Người nhảy sạp phải chứng tỏ được sự khéo léo của mình, theo đúng và kịp tiết tấu của người đập sạp. Nhanh quá hoặc chậm quá cũng đều hỏng cả vì chân sẽ đạp vào sạp.
Người ta không quy định có bao nhiêu người đập sạp và bao nhiêu người nhảy sạp. Càng đông càng vui, nhất là với những người nhảy sạp. Với người đập sạp, hay nhất là tạo thành cặp đôi trai gái mỗi người một đầu, hai tay cầm hai đầu sạp, cứ 3 lần gõ sạp con lên sạp cái thì 1 lần gõ 2 sạp con vào nhau. Còn với người nhảy sạp thì từng đôi nam nữ phải dợm bước cho khéo khi bước vào, sau đó phải phối hợp động tác chân, động tác tay, sự uốn lượn của thân hình thật khớp nhau. Trong nhiều cuộc múa sạp, người nhảy mang theo một chiếc khăn dài màu sắc bắt mắt. Những chiếc khăn đó được tung lên, uốn lượn quanh người, nhìn xa như những đám mây vờn rất đẹp mắt. Người nhảy không chỉ “bước” đúng vào những chỗ trống của đôi sạp, mà phải như thể nhảy múa, bay trên sạp và phải biết biến đổi vị trí ngang, dọc, chéo, tròn.
Múa sạp trong Lễ hội Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn, Nghệ An)
Không có một nghiên cứu nào xác định cụ thể thời điểm ra đời của múa sạp, nhưng dựa vào đạo cụ, cách thức biểu diễn, ý nghĩa của múa sạp, người ta cho rằng múa sạp là hình thức dân vũ lâu đời của miền Tây Bắc. Có dân tộc tổ chức múa sạp vào ngày hội mùa, vào dịp Tết Nguyên đán, cũng có dân tộc lại tổ chức múa sạp vào những đêm trăng sáng, như người Khơ Mú ở Điện Biên. Như vậy, trong năm có từ 9 đến 10 đêm múa sạp dưới ánh trăng, chỉ trừ hai ba tháng giá lạnh, sương sa mù mịt làm che khuất vầng trăng thì người ta mới thôi nhảy múa. Bà con còn tổ chức nhảy sạp vào dịp lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu mùa. Điều đó cho thấy múa sạp vừa là hình thức diễn xướng dân gian mang tính giải trí, gắn kết cộng đồng; đồng thời cũng là vũ điệu mang tính tế lễ, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cư dân nông nghiệp.
Với đồng bào Thái Tây Bắc, múa sạp thường đi liền với những điệu xòe. Trong nhiều lễ hội, xòe và múa sạp đi liền với nhau. Tương tự như xòe, múa sạp được hầu hết bà con người Thái yêu thích, gìn giữ. Tới nay, xòe và múa sạp ở các bản Tây Bắc vẫn rộn rã như xưa, nó không chỉ thu hút người trong bản mà còn mời gọi cả những người bản khác, vùng khác cùng tham gia.
Múa sạp còn được các em học sinh chọn làm tiết mục biểu diễn
Còn đồng bào Mường, bao đời nay múa sạp được cho là điệu múa nổi bật nhất. Không một chàng trai, cô gái Mường nào không biết múa sạp. Không một mùa xuân nào, một đêm trăng sáng nào, một lễ hội nào người ta không tổ chức múa sạp.
Theo thời gian, nhiều điệu múa dân gian bị mai một, thất truyền, nhưng riêng với múa sạp thì do đặc tính mở, rất cộng đồng nên nó vẫn tồn tại. Không những thế, nó còn được nâng cao hơn về tính nghệ thuật, giúp cho đời sống cộng đồng thêm phong phú. Múa sạp cùng với các vũ điệu dân gian khác như múa quạt, múa đàn tính, múa dải lụa… khiến cho một vùng Tây Bắc càng trở nên sống động, quyến rũ.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người nội trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
(học tốt) <3
Trong gia đình, người em yêu quý nhất là bà nội của em. Bà đã lo lắng, chăm sóc cho em từ khi em mới chào đời. Bà luôn dành cho em tình yêu thương ấm áp. Em luôn trân trọng và biết ơn những tình cảm bà đã dành cho em.
Bà em năm nay 56 tuổi, mái tóc bạc phơ như bà tiên ông bụt trong những câu chuyện cổ tích bà hay kể cho em nghe. Khuôn mặt bà hiền từ, phúc hậu. Vầng trán bà cao, hiện lên trên đó là những nếp nhăn dài. Em nghĩ, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà chính là những vất vả, khó mà bà đã trải qua suốt bao năm tháng. Tuy bà đã già, mắt đã kém nhưng đôi mắt ấy mỗi lần nhìn em vẫn ánh lên sự trìu mến, ấm áp lạ thường.
Bà em lưng đã còng, tóc đã bạc ấy mà bà vẫn rất nhanh nhẹn. Với đôi bàn tay khéo léo, bà thường chăm chút khu vườn trước nhà em rất tỉ mỉ. Từ những bụi hồng gai, hoa cúc, hàng râm bụt bà thường tưới nước hàng ngày cho chúng. Đặc biệt, bà em rất thích cây đào trước cổng nhà. Dưới ấy, bà đã kể cho em nghe rất nhiều truyện cổ tích, thế giới của cô Tấm, chị Hằng, chú Cuội cứ hiện ra trước mắt em, qua từng lời kể ấm áp của bà. Những ngày lễ, tết bà hay cùng mẹ chuẩn bị những món ngon cho cả gia đình. Cả nhà em ai cũng thích món bánh giò bà làm, từng lớp bột mịn, trong cùng nhân bánh mềm béo ngậy được bà khéo léo gói cẩn thận qua vỏ lá chuối. Nhìn đôi bàn tay, gầy gầy xương xương cẩn thận gói từng chiếc bánh, em như thấy tình yêu thương bà dành cho con, cho cháu gửi gắm qua những chiếc bánh đơn sơ mộc mạc ấy.