hãy viết đoạn văn khoảng 1trang rưỡi giấy về nhân vật Dế Mèn và bài học rút ra từ nhân vật ạ. ai nhanh e tick cho trc ạ!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.
lớp 6 à
rất tiếc tôi lớp 9
hok tốt nhé
nếu cần bạn có thể lên mạng soạn
Câu 1 :
Tóm tắt:
Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái.
Câu 2 :
a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.
b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic.
Câu 3 :
a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm.
c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em.
Câu 4 :
Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em.
Câu 5 :
Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.
Những câu chuyện có thật ở quê Bình Dương
Mình sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bình Dương, mà trước kia còn nằm chung với Bình Phước có tên là Sông Bé. Nơi mình sống củng không xa trung tâm Bình Dương cho lắm, nơi này bây giờ đã được công nghiệp hóa nhiều nhưng vẩn còn những rừng cao su bạc ngàn.
Và những câu chuyện mình sắp kể sau đây được người những người thân của mình kể lại, xung quanh mãnh đất quê hương này.
Mình được nghe thế nào thì kể lại như thế thôi, củng không giỏi viết văn, nên có những chi tiết không thể miêu tả hay được. Các bạn thong cảm.
Phần 1: Vườn Cám
Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 thời đó nhà ai có ti vi là một gia tài lớn, mặc dù chỉ là tivi trắng đen thôi. Lúc ấy nhà bà Bảy ở xóm trên mua được cái tivi trắng đen và đêm đêm mọi người trong xóm lại kéo nhau qua nhà bà Bảy để được xem những bộ phim kiếm hiêp Kim Dung. Nhà ngoại mình thì củng không ngoại lệ, tối đến là cả nhà cùng với mấy người hàng xóm kéo nhau đi lên nhà bà Bảy coi phim. Lúc ấy mình tả là cái xóm nghe nó củng nhộp nhịp nhưng thật ra chẳng được chục cái nóc nhà. Mà nhà này cách rất xa nhà kia bằng những hàng cây, những bụi tre rậm rạp. Và cái ngày định mệnh củng đến, hôm đó bà ngoại mình bận việc gì đó không đi xem truyền hình như mọi khi, chỉ có mẹ mình (lúc này bà chỉ khoảng đôi mươi), cậu Năm (em của mẹ mình) và cô Lịch củng bằng tuổi mẹ mình và một vài người trong xóm nữa đi lên nhà bà Bảy. Sau khi xem hết phim lúc đó củng hơn 10h mọi người kéo nhau ra về.
Từ nhà bà Bảy về nhà ngoại thì khoảng 2km, phải đi ngang qua một đoạn đường vắn tanh và ở đây người ta gọi là Vườn Cám lúc trước lính chết trận ở đây rất nhiều, không ai dám khai thác hay xây nhà ở đây cả, từ nhà bà Bảy ra đoạn đường này khoảng 500m thì mấy người đi chung nhà ai nấy về hết rồi vì nhà người ta củng gần nhà bà Bảy, lúc này chỉ còn mẹ mình, cậu Năm và cô Lịch cứ bước đi lặng lẽ vào khúc đường ấy. Con đường quen thuộc nhưng mà sao hôm nay đáng sợ như thế, dưới ánh trăng mờ mờ những hàng cây ven đường như là những con quái vật khổng lồ đang vồ bắt con mồi đi ngang qua nó. Cậu Năm mình đi trước tự dưng dừng lại rồi nói – Có cái gì tròn tròn lăn qua lăn lại đằng trước kìa. Mẹ mình và cô Lịch mới nhìn lên, dưới ánh trăng mờ ảo cả ba người như đứng hình, dưới mặt đường là một cái đầu người tóc ngắn chắc là đầu của đàn ông không nhìn rõ mặt vì lúc đó tối và ai mà dám nhìn kĩ vào cái thứ quái dị đó, nó không có thân, không có tay chân gì cả, đang lăn từ bên đây đường qua bên kia đường. Lúc ấy không chạy qua được vì cái vật thể kì dị ấy đã chắn ngang đường. Mà quay lại củng không được vì đi gần hết khu vực này rồi, bây giờ mà vô trong đó lại thì ai biết còn gặp cái gì khủng khiếp hơn nữa. Ba người chỉ biết đứng im nín thở ko ai dám thốt ra câu nào. Cái đầu ấy nó lăn dưới đất rồi nó bay từ từ lên, nó càng bay lên cao nó càng to ra. Cho tới khi nó bay cao qua khỏi đầu người thì cậu Năm mình nói bây giờ đếm 1 2 3 nắm tay nhau lại và chạy. Rồi cứ thế ba người chạy nhanh qua cái đầu kì dị ấy. Cũng chẳng biết là nó có đuổi theo không, cứ thế mà chạy một mạch về tới nhà. Và từ hôm đó ba người không dám đi qua con đường đó vào buổi tối nữa.
Những câu chuyện có thật ở quê Bình Dương
Mình sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bình Dương, mà trước kia còn nằm chung với Bình Phước có tên là Sông Bé. Nơi mình sống củng không xa trung tâm Bình Dương cho lắm, nơi này bây giờ đã được công nghiệp hóa nhiều nhưng vẩn còn những rừng cao su bạc ngàn.
Và những câu chuyện mình sắp kể sau đây được người những người thân của mình kể lại, xung quanh mãnh đất quê hương này.
Mình được nghe thế nào thì kể lại như thế thôi, củng không giỏi viết văn, nên có những chi tiết không thể miêu tả hay được. Các bạn thong cảm.
Phần 1: Vườn Cám
Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 thời đó nhà ai có ti vi là một gia tài lớn, mặc dù chỉ là tivi trắng đen thôi. Lúc ấy nhà bà Bảy ở xóm trên mua được cái tivi trắng đen và đêm đêm mọi người trong xóm lại kéo nhau qua nhà bà Bảy để được xem những bộ phim kiếm hiêp Kim Dung. Nhà ngoại mình thì củng không ngoại lệ, tối đến là cả nhà cùng với mấy người hàng xóm kéo nhau đi lên nhà bà Bảy coi phim. Lúc ấy mình tả là cái xóm nghe nó củng nhộp nhịp nhưng thật ra chẳng được chục cái nóc nhà. Mà nhà này cách rất xa nhà kia bằng những hàng cây, những bụi tre rậm rạp. Và cái ngày định mệnh củng đến, hôm đó bà ngoại mình bận việc gì đó không đi xem truyền hình như mọi khi, chỉ có mẹ mình (lúc này bà chỉ khoảng đôi mươi), cậu Năm (em của mẹ mình) và cô Lịch củng bằng tuổi mẹ mình và một vài người trong xóm nữa đi lên nhà bà Bảy. Sau khi xem hết phim lúc đó củng hơn 10h mọi người kéo nhau ra về.
Từ nhà bà Bảy về nhà ngoại thì khoảng 2km, phải đi ngang qua một đoạn đường vắn tanh và ở đây người ta gọi là Vườn Cám lúc trước lính chết trận ở đây rất nhiều, không ai dám khai thác hay xây nhà ở đây cả, từ nhà bà Bảy ra đoạn đường này khoảng 500m thì mấy người đi chung nhà ai nấy về hết rồi vì nhà người ta củng gần nhà bà Bảy, lúc này chỉ còn mẹ mình, cậu Năm và cô Lịch cứ bước đi lặng lẽ vào khúc đường ấy. Con đường quen thuộc nhưng mà sao hôm nay đáng sợ như thế, dưới ánh trăng mờ mờ những hàng cây ven đường như là những con quái vật khổng lồ đang vồ bắt con mồi đi ngang qua nó. Cậu Năm mình đi trước tự dưng dừng lại rồi nói – Có cái gì tròn tròn lăn qua lăn lại đằng trước kìa. Mẹ mình và cô Lịch mới nhìn lên, dưới ánh trăng mờ ảo cả ba người như đứng hình, dưới mặt đường là một cái đầu người tóc ngắn chắc là đầu của đàn ông không nhìn rõ mặt vì lúc đó tối và ai mà dám nhìn kĩ vào cái thứ quái dị đó, nó không có thân, không có tay chân gì cả, đang lăn từ bên đây đường qua bên kia đường. Lúc ấy không chạy qua được vì cái vật thể kì dị ấy đã chắn ngang đường. Mà quay lại củng không được vì đi gần hết khu vực này rồi, bây giờ mà vô trong đó lại thì ai biết còn gặp cái gì khủng khiếp hơn nữa. Ba người chỉ biết đứng im nín thở ko ai dám thốt ra câu nào. Cái đầu ấy nó lăn dưới đất rồi nó bay từ từ lên, nó càng bay lên cao nó càng to ra. Cho tới khi nó bay cao qua khỏi đầu người thì cậu Năm mình nói bây giờ đếm 1 2 3 nắm tay nhau lại và chạy. Rồi cứ thế ba người chạy nhanh qua cái đầu kì dị ấy. Cũng chẳng biết là nó có đuổi theo không, cứ thế mà chạy một mạch về tới nhà. Và từ hôm đó ba người không dám đi qua con đường đó vào buổi tối nữa.
Bốn mùa trong đất trời, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn. Mùa hạ đem đến cái nắng vàng chói chang, rực rỡ làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Mùa thu gợi nỗi buồn vẩn vơ trong lòng mỗi người khi từng chiếc lá hôm nào còn xanh nay đã lần lượt lìa cạnh. Mùa đông đến cùng cái rét cắt da cắt thịt nhưng cũng thú vị làm sao khi được ủ mình trong chăn ấm, ngồi bên bếp lửa hồng. Nhưng, có lẽ, trong vòng tuần hoàn bốn mùa ấy, chẳng ai là không yêu mùa xuân, không háo hức, mong đợi mỗi khi mùa xuân tới.
Mùa xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của thiên nhiên, là bước đánh dấu một chu kì sinh sôi nảy nở mới của vạn vật. Nàng xuân trong bộ cánh xinh đẹp mà cũng thật kiều diễm, thổi làn gió trong lành, tươi mát đánh thức đất trời sau giấc ngủ dài. Trên cành cây đã thấy những chiếc lá xanh mới nhú, thoát khỏi lớp vỏ xù xì để đưa tay hứng lấy những tia nắng ấm áp đầu tiên. Trong vườn, ngàn loài hoa đua nhau khoe sắc thắm, dẫu có xinh tươi đến mấy cũng phải e thẹn, ngại ngùng trước vẻ đẹp của nàng xuân. Những loài hoa ấy làm cho bức tranh xuân càng thêm phong phú và rực rỡ muôn màu. Bầu trời đã không còn xám xịt nữa mà cao xanh vời vợi. Vài cánh én chao nghiêng trong tiết xuân ôn hòa, ấm áp. Những chú chim cũng hót vang bài ca chào mùa xuân đến, góp vui vào không khí xuân đang rộn ràng, náo nức. Một dấu hiệu đặc trưng khác của mùa xuân là những cơn mưa bụi nhè nhè bay. Mưa giăng mắc trên từng lá cây, ngọn cỏ, trên bờ vai, mái tóc. Mưa làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, không gian thêm mờ ảo. Những cành đào, cành mai được tắm mưa xuân càng trở nên rực rỡ. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, người xưa vẫn thường nói: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Những tiếng trống giòn giã vang khắp không gian làm cho lòng người không khỏi bồi hồi, háo hức.
Con người đón chờ mùa xuân bằng tâm hồn rộng mở để hòa nhập với đất trời. Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới, những niềm vui, hạnh phúc và may mắn mới. Đứng trước mùa xuân của đất trời, ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta cũng thấy tâm hồn mình như trẻ lại, bừng lên niềm tin tưởng, hi vọng vào một năm mới ngập tràn bình an, hạnh phúc. Mùa xuân cũng gắn với ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trải qua một năm nhiều lo toan, vất vả, đây là dịp để mọi người sum họp, cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng.
Mùa xuân đến đã thổi bùng lên sức sống mới cho thiên nhiên và con người. Tạo hóa đã ban cho chúng ta một mùa xuân tươi đẹp, chúng ta lại càng phải trân trọng và nâng niu từng giọt mùa xuân đang rơi trên đôi tay.
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc.
Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao.
Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người.
Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
MB: -Giới thiệu chung về bé: tuổi, có quan hệ như thế nào với em, trông bé ngộ nghĩnh, đáng yêu thế nào.
TB: -Tả ngoại hình của bé: vóc dáng, khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, nước da. ( khoảng 10 đến 12 dòng )
-Tả hoạt động, nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé:
+Tả 1 hoặc 2 trò chơi mà bé yêu thích. ( hành động tay, chân, vẻ mặt nụ cười )
+Tả những hoạt động của bé khi bắt chước việc làm của người lớn. ( quét nhà, tạo dáng, làm người mẫu, giả làm siêu nhân,... )
+Tả vẻ nũng nịu của bé khi muốn đòi quà.
+Tả bé bắt chước những hành động của em đang học.
-Tình cảm của em và mọi người dành cho bé.
KB:-Khẳng định nét đáng yêu của bé, em mong ước gì cho bé trong tương lai.
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em bé đó tên là gì? Mấy tuổi? Trai hay gái?
- Quan hệ với em như thế nào?
2. Thân bài:
* Tả em bé:
+Hình dáng:
- Tầm vóc, thân hình: (cao, thấp? mập mạp hay thanh mảnh...? )
- Màu da: trắng trẻo hay ngăm ngăm?
- Mái tóc: dài, ngắn?
- Gương mặt: tròn hay trái xoan? Có nét gì đáng chú ý?
+Tính nết:
- Có ngoan ngoãn, biết nghe lời hay không?
- Hiền hoà hay nghịch ngợm, hiếu động?
- Có thông minh, khéo léo hay không?
- Có tài gì? (Hát, múa, kể chuyện, làm trò, bắt chước người khác... )
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Yêu mến bé...
- Thích chơi với bé...
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.