hai yêu cầu kể lại và phân tích có gì giống nhau và khác nhau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.
Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.
Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.
Kỷ niệm để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là chuyến đi về quê nội hai năm trước. Em đã dành tám năm của mình sống dưới quê cùng với ông bà do bố mẹ đi làm xa và bản thân em đã coi nó là quê hương của mình. Năm em học lớp 5, bố mẹ đã đón em về thành phố sống nhưng nó lại cách nhà ông bà quá xa nên mới đây em mới có dịp quay về đó. Chuyến đi thăm đó khiến em nhớ mãi không thể quên.
Em vẫn nhớ hôm đó, ngồi trên xe của bố, em đã rất vui, háo hức nhìn ngắm mọi thứ trên đường đi về quên ông bà. Nhìn thấy hàng cây bạch đàn ùa theo làn gió mùa hè, tiếng ve râm ran dưới cái nắng chói trang khiến em không khỏi ngậm ngùi và thốt nên rằng: “Quê hương à, tôi về rồi đây!” Mọi thứ xưa kia đều đã quá quen thuộc với tôi nay mới được nhìn lại khiến tôi vừa vui sướng, vừa xúc động. Trong lòng như có một niềm hạnh phúc dâng trào đang lan tỏa khắp cơ thể tôi.Đến nhà ông bà, vẫn là ngôi nhà và mảnh vườn quen thuộc đó, vẫn là cái xích đu ông làm cho tôi chơi ở gốc cây ổi. Tôi nhìn thấy ông bà và chạy đến ôm lấy họ. Bà cũng khóc vì quá vui mừng, ông thì luôn miệng nói: “Về là tốt! Về là tốt!” Tôi cũng bất khóc theo vì tôi quá nhớ họ. Dù khi ở thành phố tôi cũng thường xuyên gọi điện cho ông bà nhưng hôm nay được nhìn thấy, ôm lấy khiến tôi xúc động vô cùng. Bà đã chuẩn bị những món ăn tôi thích dù đơn giản nhưng ngon vô cùng bởi đó là hương vị của quê hương, của tình cảm gia đình thắm thiết.
Ăn cơm xong tôi chay ngay sang hàng xóm tìm bạn, nhìn thấy nhau chúng tôi đã rất vui. Tôi mang bánh kẹo đến và chúng tôi cùng mang ra đồng ăn với nhau. Nhìn những cánh diều vi vu, tiếng cười nói nô đùa và đàn trâu thung thăng gặm cỏ khiến tôi có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường. Nơi đây không nhộn nhịp, tấp nập như thành phố, nó lúc nào cũng yên tĩnh với cánh đồng thẳng cánh cò bay thơm mùi lúa, là dòng sông dài êm ả trôi… Mọi thứ đều rất đỗi thân thương khiến tôi không muốn rời đi.
Kỳ nghỉ cũng đã hết, tôi tạm biệt ông bà, tạm biệt bạn bè trong niềm tiếc nuối để quay trở về thành phố trong niềm tiếc nuối sâu sắc. Nhưng bố đã hứa từ giờ sẽ thường xuyên đưa tôi về thăm ông bà nên đã an ủi tôi được phần nào. Dù vậy chuyến đi vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và đâu đây vẫn văng vẳng tiếng thơ khiến tôi càng nhớ nó:“Quê hương là chùm khế ngọt / Cho con trèo hái mỗi ngày / Quê hương là đường đi học / Con về rợp bướm vàng bay…”
Em bé thông minh là một truyện dân gian ca ngợi sự kết tinh của vẻ đẹp trí tuệ tài năng và kinh nghiệm. Nhân vật trung tâm của truyện là một em bé thông minh. Thông qua những thử thách, em bé đã thể hiện được sự đề cao của trí tuệ dân gian.
Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gặp nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa… Lần thứ ba, vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được! Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.
Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất dễ! Em đã làm cho vị sứ nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.Có thể nói, thông qua nhân vật Em bé thông minh ta càng thêm cảm phục về trí tuệ, sự dũng cảm và lòng bao dung của ông cha ta khi xưa.