K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2019

Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm


Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng


Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học


Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm


Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả


Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi


Bài thơ 4 chữ với cách diễn tả công ơn lớn lao của mẹ. Mẹ luôn là người hi sinh tất cả vì con cái, do vậy mà hãy thật hiếu thảo với mẹ của mình nhé. Đặc biệt là phải nghe lời và báo hiếu cha mẹ.

20 tháng 2 2019

cam on ban,ban co the ket ban voi minh ko

20 tháng 2 2019

Cổ Loa là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và đô thị cổ cách đây gần hai thiên niên kỉ.

Di tích nằm về phía Đông bắc thủ đô Hà Nội. Từ trung tâm thủ đô, qua cầu Chương Dương, theo Quốc lộ 1, đến cây số 11, qua Cầu Đuống, rẽ trái đi tiếp đến cây số 18 là đến khu vực di tích thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lịch sử - truyền thuyết

Khu vực Cổ Loa là một khu thành đất rất đồ sộ với ba vòng thành, tổng cộng dài 16km được xây dựng vào khoảng thế kỉ III TCN. Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc. An Dương Vương định đô ở Cổ Loa, cho xây ở đây một thành hình ốc gọi là Loa Thành. Câu chuyện xây dựng Loa Thành đã đi vào truyền thuyết và trở thành huyền thoại. Thành cứ ngày xây, đêm đổ nên chỉ khi vua được thần Kim Quy (Rùa Vàng) mách kế diệt Bạch Kê Tinh thì thành mới xây xong. Lẫy nỏ của chiếc nỏ thần mà vua sử dụng chính là móng rùa vàng. Nỏ thần bắn bách phát bách trúng đã giúp vua diệt giặc, giữ thành. Sau khi dùng kế cho Trọng Thuỷ sang ở rể và đánh tráo nỏ thần, Triệu Đà bèn kéo quân sang xâm lược Âu Lạc vì thế An Dương Vương phải bỏ thành, dẫn con gái là Mị Châu chạy trốn. Thế nhưng, những chiếc lông ngỗng Mị Châu rắc trên đường đi làm dấu hiệu cho Trọng Thuỷ tìm mình cũng chính là dấu vết dẫn dắt kẻ thù truy đuổi. Khi chạy đến chân đèo Mộ Dạ, An Dương Vương hiểu ra sự thật nên đã rút kiếm chém chết con gái mình. Trọng Thuỷ tìm được đến nơi thì Mị Châu đã chết. Thất vọng vì mất người yêu, Trọng Thuỷ gieo mình xuống giếng trong Loa Thành. Từ đó, giếng ngọc trong Loa Thành mang tên là giếng Trọng Thuỷ.

Bạn kham khảo link này nhé.

Câu hỏi của Dung Thùy Đào - Lịch sử lớp 6 | Học trực tuyến

20 tháng 2 2019

Lần đầu chợt thức giấc, anh chiến sĩ ngạc nhiên, sững sờ và xúc động khi thấy trời đã khuya lấm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa sưởi ấm cho chiến sĩ. Niềm xúc động dâng cao khi anh chứng kiến Bác Hồ nhẹ nhàng dém chăn cho từng người. Lòng yêu thương hoà lẫn với niềm tôn kính, anh cảm nhận được sự lớn lao mà gần gũi của vị lãnh tụ tối cao. Rồi anh tha thiết mời Bác đi nghỉ. Anh nằm ngủ không yên vì nỗi lo cứbề bộn trong lòng về sức khoẻ của Bác.

+Lần thứ ba thúc dậy, trời đã sắp sáng, anh chiến sĩ thấy Bác vẫn ngồi đinh ninhchòm râu im phăng phắc. Sự lo lắng đã chuyển thành hốt hoảngthực sự. Nếu ở lần đầu, anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ Bác thì lần này, anh năn nỉ khẩn cầu mời Bác đi nghỉ. Anh mong sao Bác chợp mắt được một chút để giữ gìn sức khoẻ. Tình thương yêu Bác dâng lên đến điểm đỉnh trong anh thì cũng là lúc anh thấu hiểu được tấm lòng cao đẹp của Bác. Bác không ngủ vì Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng... Điều ấy đã giúp anh đội viên hiểu rõ tấm lòng nhân ái mênh mông của lãnh tụ đối với nhân dân.

20 tháng 2 2019

Tại sao nó lại ghi là 18 phút nữa?

a) Diễn biến
- Thời gian kháng chiến: từ thắng 4 năm 42 đến tháng 11 năm 43.
- Mã Viện chỉ huy đạo quân gồm 2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe, thuyền các loại và nhiều
dân phu.
- Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp Phố.
- Tại Lãng Bạc đã diễn ra những cuộc chiến ác liệt giữa ta và quân Hán.
- Quân ta lui về giữa Cổ Loa và Mê Linh rồi rút về Cấm Khê. 
- Cuối tháng 3 năm 43 ( ngày mùng tháng 2 âm lịch ), Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên
đất Cấm Khê.
- Cuộc khán chiến còn tiếp tục tời tháng 11 năm 43.
b)Kết quả
-Mùa thu năm 44 Mã Viện thu quân về nước, quân đi 10 phần khi về còn 4, 5 phần.
c) Ý nghĩa
- Thể hiện ý chí quật cường bất khuất của dân tộc.

Bạn có thể vào đây để tham khảo thêm 1 số câu trả lời :

Câu hỏi của Ngô Phương Thủy - Lịch sử lớp 6 | Học trực tuyến

https://h.vn/hoi-dap/question/25812.html

20 tháng 2 2019

Khu vực đan lưới không vượt quá 280mm tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng. Tuy nhiên các dây có thể kéo dài vào một khoảng được xem là cổ vợt, miễn là: Chiều rộng của khoảng đan lưới nối dài này không vượt quá 35mm. Tổng chiềudài của khu vực đan lưới không vượt quá 330mm.

20 tháng 2 2019

1 trận có 3 sết 

mỗi sét 21 điểm

còn thời dan thìu tùy người chơi giỏi hay dở

Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng: 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi” 
- Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.

 nghệ thuật tu từ ở đây được bộc lộ rõ qua các câu thơ:
                                           "mặt trời xuống biển như hòn như hòn lửa
                                             Sóng đã cài then đêm sập cửa"
- nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng 
cái thoáng rộng của thời gian và không gian của một ngày đang khép lại , vầng mặt trời đang từ từ lặn xuống ,những tia nắng nắng chói chang dường như đang biến mất dần, đủ để cho ngôi nhà vũ trụ khi màn đêm buông xuốngkhông còn lạnh lẽo và tối tăm, sự tuần hoàn đều đặn của thiên nhiên được miêu tả tài tình và rõ rệt bằng hai từ " xuống biển', -> cảnh trở nên hùng vĩ, lộng lẫy
- còn màn đêm khi buông xuống như cánh cửa và những lượn sóng là chiếc then cài. ==>hình ảnh nhân hóa, so sánh và liên tưởng
>>đưa hình ảnh thiên nhiên gần gũi với con người và thiên nhiên rộng lớn cũng không còn đối lập, tất cả như mang lại một cái gì đó gần gũi , thân thiết, vũ trụ bao la là ngôi nhà lớn của con người
                                        " đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
                                          câu hát căng buồm với gió khơi'
- nghệ thuật dùng từ  "lại"
  biện pháp tu từ ẩn dụ " câu hát căng buồm"
+ ở đây có sự tương phản khi vũ trụ nghỉ ngơi thì cũng là lúc hoạt động đánh bắt cá của người dân hoạt động, từ " lại "trong câu nhấn mạnh đoàn thuyền đánh thức biển đêm, và đây không phải là lần đầu tiên mà là những hoạt động thường xuyên của người đánh cá trên biển
+ "câu hát căng buồm": hình ảnh thơ mộng  , khỏe khoắn và đầy lãng mạng, câu hát hòa cùng tiếng gió thổi căng buồm, đó là tiếng hát của người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản
- tiếng hát, gió khơi, buồm căng là 3 chi tiết nghệ thuật mang tính tượng trưng cho một tinh thần phấn khởi, hăng say và một khí thế ra khơi luôn tràn đầy.
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2019

a. Từ  "thuyền" được hiểu theo nghĩa đen. Là vật dụng để con người chèo lái, đi lại trên mặt nước, có mui, được thiết kế như hình con thoi và có thể nổi trên mặt nước.

b. Từ "thuyền" được hiểu theo nghĩa bóng. "Thuyền" gắn với những thuộc tính di động, đi đây đó nên được hiểu theo nghĩa ẩn dụ là để chỉ người con trai. (Còn "bến" gắn với thuộc tính cố định, không di chuyển, để chỉ người con gái)

=> Hình ảnh "thuyền" và "bến" thực chất để nói lên sự thủy chung của người con gái khi yêu.

20 tháng 2 2019

a) cây tre giúp người   nghe hiểu về cây tre

b) măng,bẹ măng, 

c) cho dù cây hay người đêu có mẹ là người sinh ra

20 tháng 2 2019

bạn trả lời rõ cho mk đc ko ạ

20 tháng 2 2019

uk mình cx có

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
20 tháng 2 2019

Thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng là người thầy đáng kính. Bởi thầy không chỉ là người thầy nghiêm khắc mà còn truyền tình yêu, niềm tự hào về nước Pháp và ngôn ngữ dân tộc cho lũ trò nhỏ. Trong buổi học cuối cùng ấy, thầy đã rất xúc động dạy lũ trẻ bài học bằng Pháp văn cuối cùng. Thầy còn rất nhẹ nhàng với nhân vật "tôi" như để lưu giữ lần cuối từng khoảnh khắc về buổi học ấy. Tuy trải qua cuộc chiến Pháp - Phổ đằng đẵng cam go nhưng nhờ những người thầy như Ha-men mà thế hệ sau vẫn giữ vững niềm tin và sự tự hào về nước Pháp của mình.