K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2019

Một ngày thứ sau mát mẻ, bầu trời quang đãng với những đám may trắng bồng bềnh. Những chiếc lá úa vàng cùng những cánh phượng đỏ rơi rải rác trên sân trường. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm học.

Chúng tôi đến trường với tâm trạng vừa vui lẫn buồn. Vui vì lại có được những tháng ngày dài nghỉ hè, được đi đây đó cùng bố mẹ nhưng lại buồn vì phải chia tay những đứa bạn thân, thầy cô giáo và cả bác bảo vệ thân yêu.

Mọi người không hẹn lại cùng nhau mang theo đồ ăn đến lớp. Đứa thì mang mấy quả ổi sau vườn, bạn thì mang theo mấy gói kẹo nhỏ, cái Mai lấy từ trong cặp sách túi thạch rau câu còn tôi mang thêm một vài chiếc bánh ngọt mẹ mới làm. Không ai bảo ai mà cùng để đồ ăn đến cuối giờ học.

Từng tiết học dường như trôi qua rất nhanh. Đầu tiên là tiết Tiếng Anh của thầy Tuấn. Hôm nay thầy cho chúng tôi hát những bài tiếng anh nhẹ nhàng, chơi trò chơi bằng tiếng anh. Cả tiết học của thầy rất thoải mái và vui vẻ. Tiết học tiếp theo là môn học mà bạn nào cũng yêu thích: môn thể dục. Cô Hoa thể dục bảo chúng tôi chạy một vòng quanh sân, tập một vài động tác cơ bản, rồi cả lớp quây quần quanh cô trò chuyện. Tiết học thể dục trôi qua nhanh thế. Nghỉ giải lao năm phút, cả lớp bắt đầu tiết toán của thầy Cường chủ nhiệm. Thầy dạy chúng tôi những bài tổng hợp cuối cùng, nhắc nhở cả lớp những sai sót thường mắc phải, những lỗi mà học sinh rất hay quên. Rồi đến tiết sinh hoạt cuối tuần, cả lớp không ai rời khỏi chỗ ngồi, Thầy giáo cũng ngồi trên bục giảng. Không khí trong lớp yên lặng, bên ngoài tiếng các bạn hò hét với nhau. Rồi thầy lên tiếng:

- Hôm nay là buổi học cuối cùng chắc chắn bạn nào cũng biết nhỉ. Thầy rất vui vì những năm vừa qua được chứng kiến cả lớp mình từng bước lớn lên. Cảm ơn tất cả các em đã cho thầy những kỉ niệm vui vẻ. Mong các em lên lớp mới, học ở môi trường mới có thể phát triển tốt hơn, gặp được những người bạn mới cũng đừng quên các bạn trong lớp nhé. Đến giờ chia tay không nên buồn, phải thật vui để tiếp theo mình còn liên hoan chứ.

Nhìn nụ cười ấm áp của thầy, lòng tôi thắt lại, nỗi buồn chợt trào dâng, tôi lại khóc. Tôi nhớ lại những lúc cả lớp phạm sai lầm làm thầy phải gánh hậu quả, nhớ khi có dịp lễ cùng nhau đến nhà thầy phá cỗ,... thời gian ấy đáng nhớ làm sao. Gạt đi những giọt nước mắt buồn bã, tôi nhìn lên bục giảng quan sát thầy nói chuyện với các bạn. Thầy già hơn so với 4 năm trước, cái lúc chập chững bước lên lớp một, tôi nhớ thầy vui vẻ dắt tay bọn tôi vào lớp. Nụ cười ấm áp, hiền lành ấy vẫn còn đây nhưng bây giờ trên khuôn mặt ấy xuất hiện một vài nếp nhăn nhỏ. Rồi cả lớp lấy đồ ăn, đồ uống ra mời thầy, mời mọi người.

Thế là buổi học cuối cùng lại kết thúc như vậy. Nhưng không phải vì buổi học cuối cùng mà cả thầy, cả lớp lại không thể gặp được nhau. Chúng tôi vẫn sẽ liên lạc với nhau, những lúc rảnh rỗi sẽ cùng nhau đi chơi, đi ăn, đến nhà thầy đạp phá như ngày nào. Buổi học cuối cùng là ngày kỉ niệm đáng nhớ của đám học trò chúng tôi.

Lòng mẹ yêu con

Bao la biển rộng 

Vất vả tháng ngày

Cho con cuộc sống

cái đó m ăn cắp mak 

2 tháng 3 2019

a) Lập dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn

- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi
- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3. Bình luận về lòng khiêm tốn
a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi
- Luôn khoe khan bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “ dế mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài
4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn
- Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân
b) Viết đoạn văn
Bạn tự liên kết các ý trên nhé

2 tháng 3 2019

a) Lập dàn ý:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng khiêm tốn
II. THÂN BÀI
Giải thích:
Lòng khiêm tốn là một đức tính tốt của mỗi con người
Là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân thái quá trước đám đông. Hơn hết là đánh giá năng lực của mình một cách đúng mực
Vì sao mỗi người cần có lòng khiêm tốn?

  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết
  • Vì lòng khiêm tốn giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích và những kiến thức mới
  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta thành công
  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, kiêu ngạo sẽ lạc hậu
  • (dẫn chứng minh họa)


Làm gì để có được lòng khiêm tốn?

  • Nhìn nhận khả năng thật sự của bản thân
  • Nhún nhường trước người khác, nhất là những người có nhiều kinh nghiệm hơn mình để học hỏi và rèn luyện
  • Không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố,..
  • (dẫn chứng minh họa)


Phê phán

  • Những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy
  • Những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ
  • Những kẻ không chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn


III. KẾT BÀI
Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của sự khiêm tốn trong cuộc sống hiện nay
b) Viết thành đoạn văn:
Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.

2 tháng 3 2019

viết dài vào nhé hihi

2 tháng 3 2019

Khi gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt.Tôi quyết định về quê.nhưng trước khi ra đi ,tôi muốn đến thăm Choắt một lúc. 
Tôi thắp cho Choắt vài nhén hương và nhổ sạch cỏ xung quanh nấm mộ. Sau đó, tôi đứng lặng hồi lâu trước mộ DC và suy nghĩ. Tôi rất ân hận về việc làm đã gây ra cái chết oan uổng cho DC. Giá như lúc đó tôi ra kéo DC vào thì đâu đến nỗi...Giá như tôi chấp nhận lời nhờ của C thì bây h choắt đâu như vậy.Tôi phải làm ji để trả lại sự sống, cuộc đời cho choắt.Tôi thật hèn nhát vi` việc mình gây ra mà ko dám nhận lỗi.Tôi đã làm 1 việc xấu xa,chính tôi đã gây ra cái chết đau xót cho ng` anh em tốt.Cảm ơn choắt nhé!Nếu ko có cậu thi` ng` phải ra đj la` tôi.Bây h tôi sẽ về quê, có lẽ ko trở lại đây nữa, tôi sẽ lập gia đình.Tôi xin hứa vs choắt sẽ bỏ thói hung hăng hống **** và la` ng` co ick cho xh.Tôi chúc bạn "ngủ ngon".Hãy tha thứ cho tôi.Bõng nhiên tôi thấy ở khoé măt tui cay cay.THương bạn wa choắt ơi!
Tôi gục xuống hồi lâu trước mộ của choắt rui` ra về. Dù thế nào thì choắt vẵn mãi ở trong tui và la` ng` bạn tốt của tui

2

2 tháng 3 2019

1. Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả

2. Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi - PTBĐ: Miêu tả xen lẫn với kể chuyện

3. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh - PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

4. Vượt thác - Võ Quảng - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả

5. Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả

6. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ - PTBĐ: Tự sự+ Biểu cảm + Miêu tả

7. Lượm - Tố Hữu - PTĐB: Miêu tả + tự sự + biểu cảm

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

2 tháng 3 2019

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

2 tháng 3 2019

Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

2 tháng 3 2019

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

nhan-vat-kieu-phuong-trong-truyen-buc-tranh-em-gai-toi

Cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”-Văn lớp 6

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.