K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3

 

Đoạn văn trên phản ánh tính mạch lạc và tính liên kết thông qua việc sử dụng các hình ảnh và từ ngữ tương phản, tạo ra một hình ảnh sâu sắc về sự ổn định và ấm áp của thế giới tự nhiên. Các yếu tố sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích tính mạch lạc và tính liên kết:

1.Tính mạch lạc: Câu văn sử dụng các từ "quen", "ngàn đời", "bao la", "mênh mông", "xuôi", "nín", "che giấu", "vốn không biết", "không bao giờ", "bao dung",... để diễn tả sự ổn định và bền vững của tự nhiên. Các từ này tạo ra một bức tranh về sự liên tục và vững chắc của môi trường tự nhiên, làm cho độc giả cảm thấy như một phần không thể tách rời của sự tồn tại.

2.Tính liên kết: Bằng cách sử dụng các hình ảnh như "Mặt đất", "Đại dương", "Cánh rừng", "Dòng sông", "Hồ", "Nẻo đường", "Góc vườn", "Thảm rêu", "Đoá hoa", "Giấc mơ", "Yêu hoa",... tác giả kết hợp các phần tử tự nhiên khác nhau thành một hình ảnh toàn diện của thế giới tự nhiên, đồng thời tạo ra một sự liên kết và tương tác giữa chúng. Các từ ngữ như "quen", "thứ", "vốn", "không bao giờ", "bị gai đâm", "tổn thương" cũng tạo ra một liên kết tinh tế giữa các yếu tố và tạo ra một cảm giác rõ ràng về sự liên kết và sự ảm đạm trong tự nhiên.

Tóm lại, thông qua việc sử dụng ngôn từ phong phú và hình ảnh sinh động, đoạn văn trên thành công trong việc phản ánh tính mạch lạc và tính liên kết của tự nhiên, tạo ra một bức tranh đẹp đẽ và sâu sắc về sự ổn định và sức sống của thế giới tự nhiên.

28 tháng 3

Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:

- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.

Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:

- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:

- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.

Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:

- Thăng em, em có chuyện gì thế?

Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:

- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...

- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?

Em bật khóc:

- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.

Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:

- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.

29 tháng 3

Trong suốt năm năm tiểu học của mình, tôi đã được học hỏi và được dìu dắt bởi thầy Khánh - một người thầy tận tình và đầy tâm huyết. Thầy Khánh không chỉ là người giáo viên mà còn là người bạn đồng hành trong hành trình học tập của tôi.

Thầy Khánh luôn tỏ ra quan tâm và chu đáo đối với sự phát triển của từng học sinh. Trong lớp học, thầy không chỉ giảng bài một cách sâu sắc mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực và thú vị. Thầy luôn khuyến khích sự sáng tạo và tự tin trong tôi, giúp tôi vượt qua những thách thức và phát triển tốt hơn từng ngày.

Không chỉ là một người giáo viên, thầy Khánh còn là một người huấn luyện và truyền đạt kiến thức bổ ích cho tôi. Thầy luôn dành thời gian để giải đáp mọi thắc mắc của tôi và tạo điều kiện cho tôi phát triển toàn diện không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng sống.

Ngoài ra, thầy Khánh cũng là một người mẫu về lòng nhân ái và tinh thần phục vụ cộng đồng. Thầy thường dành thời gian và tâm huyết để giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn, tạo ra một môi trường học tập công bằng và chân thành.

Nhớ lại những kỷ niệm ấy, tôi nhận ra rằng thầy Khánh không chỉ là một người giáo viên mà còn là một người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành con người và tâm hồn của tôi. Dù sau này tôi đi xa đến đâu, nhưng những giá trị và bài học mà thầy truyền đạt sẽ mãi mãi ở trong lòng tôi.

Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Khánh đã dành thời gian và tâm huyết để dạy bảo, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và giá trị quý báu trong suốt năm năm tiểu học. Nhờ có thầy, tôi trở thành một người học sinh tự tin và trưởng thành hơn.

       
28 tháng 3

Nói đến văn học Mỹ, người đọc thế giới thường nhắc tới O.Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất. Với một vốn sống phong phú, O.Henry đã sáng tác hơn 400 truyện ngắn và góp vào nền văn học Mỹ một tiếng nói rất riêng. Văn chương của O.Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo.

Tiếp xúc với thiên truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng", ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh.

Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: "Hãy tưởng tượng một tay thu ngân nào đó mang hóa đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nợ không thu một xu nhỏ". Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây.

Ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiếm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai.

Những họa sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy O. Hen-ri không thi vị hóa cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.

Câu chuyện xoay quanh một chiếc lá có lẽ không quá nhỏ nhưng chẳng lớn lao gì mấy để cho người ta, qua một cái sân rộng chừng sáu thước có thể quan sát được dễ dàng, Đó là chiếc lá cuối cùng của "một cây leo già cỗi, tàn héo, cạn nhựa sống, rễ đầy những bướu" khẳng khiu trơ trụi bám víu vào cái cây leo gầy guộc kia được bao lâu nữa mới gánh nặng của những cơn gió bấc rét cắt ruột.

Những trận mưa đập ào ạt, dai dẳng trên cửa sổ, trên mái hiên những đợt tuyết rơi..? Trong thực tế, thì chỉ qua bốn ngày gần đây hàng trăm chiếc lá lắt lẻo trên một dây leo héo hắt khiến tôi nghĩ đến một cuộc sống tàn lụi, mong manh, bị vùi dập phũ phàng mà gắng chịu đựng dũng cảm tồn tại

là sao zậy bn , bn nói rõ đề bài ra hộ mik ạ viết sai chính tả nữa kìa là đoạt chứ khum phải đoạn ạ

Câu 4:A

Câu 5: D

 

28 tháng 3

      Có ý kiến cho rằng: Yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống. Quả thực, nó vô giá bởi lẽ tình yêu thương không hề mua được, không hề có cái sự bỏ tiền ra là được người khác yêu thương trong cuộc sống này. Chúng ta cần biết yêu thương mọi người xung quanh, dù họ là người quen hay người lạ chỉ cần thấy họ đang gặp khó khăn thì ta tiếc chi chút công sức giúp đỡ họ. Đó là tình cảm đẹp giữa mọi người với nhau, biết chăng được nhờ vậy mình có thêm người bạn tốt, một cơ hội nào đó,.... Như câu nói: Phải chăng sức mạnh lớn nhất của con người nằm ở trái tim. Thật như vậy, đồng nghĩa: tình yêu thương chính là sức mạnh lớn nhất của con người ta. Có tình yêu thương, người ta sẽ có thêm động lực hoàn thành công việc, tiến tới những điều có ích. Đôi khi, nhờ yêu thương mà một người có thể thay đổi bản thân tốt đẹp hơn, nhờ yêu thương mà người ta được cảm thấy ấm áp hạnh phúc trong tấm lòng. Thực tế, một người đang gặp khó khăn trong tài chính, ta đến giúp đỡ họ thì họ sẽ cảm thấy biết ơn mình từ đó mình có thêm người bạn, tri kỉ. Và sau này nếu mình cần giúp đỡ, nếu người đó biết điều biết lẽ thì chắc chắn họ sẽ giúp đỡ mình. Đó cũng là đạo lý của tình yêu thươn: cho đi để được nhận lại. Mặt khác, nếu không được "nhận lại" cũng không sao cả, chúng ta nên coi việc giúp đỡ mà mình làm là điều giúp ta thoải mái, sống hạnh phúc hơn. Cuộc sống mỗi người vốn dĩ đã luôn có chuyện buồn, trắc trở  và nếu như trao đi tình yêu thương thì cuộc sống của mọi người sẽ trở nên có nghĩa, có sắc đẹp hồng hơn. Khép lại, món quà vô giá nâng niu tâm hồn con người trong cuộc sống chính là tình yêu thương.

28 tháng 3

giúp mình với SOS

28 tháng 3

    Không chỉ là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, bất khuất Bác còn là một con người hết sức lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Những vần thơ hóm hỉnh như:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say

     Những vần thơ như vậy xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Bác. Đặc biệt trong thời gian đầu cuộc kháng chiến của dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phải hoạt động nơi rừng núi Cao Bằng, nhưng không vì thế mà tinh thần ung dung, lạc quan bị mất đi. Nó được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

     Mở đầu bài thơ gợi nên không gian hoạt động bí mật của Người ở Việt Bắc: Sáng ra bờ suối tối vào hang. Câu thơ tạo thành hai vế rất cân đối với nhau, thời gian sáng tối, không gian suối – hang, hoạt động ra – vào, cho thấy nhịp sinh hoạt hết sức nề nếp, đều đặn và hết sức nhịp nhàng của người.

     Đồng thời cũng cho thấy không gian hoạt động bí mật và còn hết sức khó khăn. Trong giai đoạn đầu, cách mạng còn non yếu, chưa có thế và lực nên phải hoạt động bí mật và gặp nhiều khó khăn nhưng người chiến sĩ cách mạng vĩ đại vẫn hết sức ung dung, tự tại. Quy luật vận động đó cũng khẳng định tinh thần làm chủ hoàn cảnh, chủ động, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

     Không chỉ khó khăn, thiếu thốn trong không gian sống, mà sự khó khăn ấy còn hiện lên trong cả bữa ăn, nơi làm việc của Bác:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

     Câu thơ cho thấy tâm thế ung dung, lạc quan của Bác. Núi rừng thiên nhiên Việt Bắc vẫn luôn sẵn sàng cháo bẹ, rau măng phục vụ cho người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ vừa cho thấy cái gian khổ, khắc nghiệt mà Bác phải đối mặt, nhưng đằng sau đó còn là nụ cười hóm hỉnh của một con người tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hết sức lạc quan yêu đời.

     Và hàng ngày Người vẫn ngồi bên bàn đá chông chênh viết Đường cách mệnh, phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Hai chữ chông chênh gợi lên tư thế không chắc chắn, không vững vàng, cho thấy những khó khăn chất chồng của hiện thực cuộc kháng chiến. Nhưng trên nền hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ, để thực hiện nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp của mình, quả đáng trân trọng và khâm phục.

     Dù hoạt động cách mạng gian khổ là vậy, nhưng câu kết của toàn bài lại đem đến cho người đọc sự bất ngờ, mà cao hơn chính là cảm phục: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang được hiểu là sang trọng, đầy đủ. Nhưng trong hoàn cảnh của Bác, ăn uống, nghỉ ngơi thiếu thốn trăm bề liệu có thật sang không?

     Đối với Bác điều đó không phải sang, mà cái sang nhất ở đây chính là dịch sử Đảng, là được hoạt động cách mạng để thực hiện lí tưởng đẹp đẽ của mình, đem lại độc lập, tự do, cho dân tộc. Giọng điệu thơ tự nhiên, dí dỏm, mà cũng rất khẩu khí, khẳng định tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng.

     Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ý tại ngôn ngoại, lời thơ hàm súc cô đọng, cùng với giọng điệu thơ hỏm hỉnh, vui đùa đã làm nổi bật lên chân dung người chiến sĩ cách mạng. Đó là một con người mang trong mình phong thái ung dung, lạc quan, mang trong mình lí tưởng cao đẹp, cứu nước, cứu đời.

28 tháng 3

hủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là một nhà quân sự tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một người nghệ sĩ chân chính . “Tức cảnh Pác Bó” được Bác Hồ sáng tác tại hang Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng vào năm 1941. Bài thơ có thể coi là một trong những sáng tác đặc sắc nhất trong đời hoạt động nghệ thuật của Người.

Tại hang Pác Bó, Người đã sống trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn và gian khổ nhưng trong hoàn cảnh ấy, Người vẫn vui vẻ, lạc quan…

Trước hết, hai câu thơ mở đầu đã tái hiện cuộc sống của Bác tại hang Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Hai câu thơ đã gợi mở không gian, thời gian và hoàn cảnh Bác sống rất cụ thể. Câu thơ đầu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” với nhịp ¾ cùng hình ảnh đối “sáng- tối”, “ra- vào” gợi nhịp sống đều đặn của Bác Hồ. Không gian sống, không gian sinh hoạt của người là ở “suối”, là “hang”, là những nơi thâm sâu cùng cốc, những nơi con người thường e ngại, không muốn sống tại đó. Tuy nhiên, đọc câu thơ, ta lại thấy tâm thế rất ung dung, chủ động đón của Bác.

Và bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, thanh dã đó là có cháo bẹ, có rau măng. Đây là những bữa ăn quen thuộc của Bác, lấy nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên nơi núi rừng và nó cũng gợi ta nghĩ về cuộc sống sinh hoạt của các bậc trí thức ngày trước. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, những bữa ăn có cơm ngon là điều rất khó. Nhưng Người lại nói “vẫn sẵn sàng”. Điều này cho thấy tinh thần rất lạc quan của Người…

Không chỉ sống trong không gian đầy hiểm trở với những bữa ăn đạm bạc mà bàn làm việc của Bác với:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Phiến đá bên bờ suối Lenin gợi ra sự không cân bằng, nhấp nhô nhưng vượt lên trên tất cả, Người vẫn quyết tâm làm việc. Người không ngại ngần những gian khổ để tìm ra con đường đi đúng cho dân tộc mình. Người cần tìm một lý tưởng đúng đắn. Như vậy, tại hang Pác Bó, với những bữa ăn thanh đam, với chỗ làm việc trên một phiến đá, những vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta vẫn sẵn sàng đón nhận, coi như đó là một lẽ tự nhiên trong cuộc đời. Hỏi rằng trên thế giới này có mấy vị lãnh tụ nào giống Bác?

Ba câu đầu, Bác tập trung nói về không gian mình sinh sống, làm việc và đến câu thơ cuối, Người cho rằng:

"Cuộc đời Cách mạng thật là sang”

Vì sao cuộc sống ở nơi thâm sâu cùng cốc đó, Người lại cho là “sang”? Cái "sang” ở đây có lẽ không phải đến từ những thức ăn, từ nơi làm việc mà “sang” vì tại đây, Người đã sống một cuộc đời Cách mạng, một cuộc đời cống hiến, vì nhân dân, vì đất nước và đó là một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích, qua đó chúng ta đã thấy chân dung tinh thần của một vị lãnh tụ- một con người không ngần ngại những gian khổ, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng vì dân vì đất nước.

Mỗi lần đọc bài thơ, ta lại nhớ đến hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Thế mới biết rằng hòa bình mà chúng ta đang hưởng, cuộc sống không có bom rơi đạn nổ ngày nay đã phải đổi lấy bao mồ hôi, công sức của lớp lớp thế hệ đi trước. Do đó, là những con người được sống trong bối cảnh hiện đại, không nghe thấy tiếng súng, chúng ta phải gìn giữ hòa bình, phải gắng sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ lúc sinh thời từng mong muốn.

Không đăng linh tinh ạ!

Chỉ hỏi các câu hỏi liên quan đến học tập thôi nhé bạn

31 tháng 3

Nhân vật Đàm Thân trong tác phẩm đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về tính cách và cuộc sống. Anh là một người đàn ông hiền lành, giàu lòng nhân ái và trí tuệ. Sự hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc sống của anh đã thúc đẩy tôi suy ngẫm về ý nghĩa của sự tử tế và sự hy sinh.

Đàm Thân được mô tả là một người luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không cần nhận lại điều gì. Anh là một người tử tế và nhân từ, luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân. Từ những hành động nhỏ nhặt đến những quyết định lớn lao, Đàm Thân luôn là người mẫu cho sự hy sinh và tình nguyện.

Đặc biệt, tôi thấy Đàm Thân là một người có tinh thần lạc quan và kiên nhẫn. Dù gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống, anh vẫn không bao giờ từ bỏ hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Sự kiên trì và sự tin tưởng của anh đã lan tỏa đến những người xung quanh, mang lại niềm vui và sự động viên cho mọi người.

Từ những đặc điểm tích cực này, Đàm Thân đã trở thành một nhân vật đáng ngưỡng mộ và là nguồn cảm hứng lớn đối với tôi. Ông đã cho tôi thấy rằng trong cuộc sống, điều quan trọng không chỉ là thành công và danh v