Em hãy làm một bài thơ 5 chữ
Không chép mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày cà
Em là một đứa con hư. Lúc nào em cũng tự trách mình như vậy, mặc dù dã ba bốn năm nay em chưa bao giờ làm điều gì khiến cha mẹ phải phiền lòng. Thời gian trôi qua cũng đã khá lâu mà cái bài học đường đời đầu tiên của em vẫn không hề phai nhạt. Nó vẫn trở về khiến em luôn day dứt và nhói đau.
Ngày ấy em đang học lớp 3. Nhà chỉ có một mình nên em được cả cha và mẹ nuông chiều. Lũ bạn chơi cùng không đứa nào được sung sướng như em. Nhưng tất cả lại bắt đầu từ đó.
Sống cùng gia đình em còn có thêm bà nội. Trong nhà chỉ có bà là hay nhắc nhở những thói quen xấu của em. Nội nói: sáng dậy con phải thu dọn giường chiếu gọn gàng, chỗ nghỉ lúc nào cũng phải ngăn nắp. Đi học về hay lúc học bài xong, con nhớ cất gọn đồ dùng học tập. Con chớ mải chơi, phải chú ý vào việc học hành vì cả tương lai của mình ở đó...". Nhưng vốn tính ham chơi lại được bố mẹ nuông chiều, thú thật có nhiều lần em đã cãi lại bà. Mặc dù sau mỗi lần như vậy em lại thấy mình có lỗi, muốn xin lỗi bà nhưng không sao nói được.
Hôm ấy mới sáng sớm lũ bạn đã réo ầm ngoài cổng dù còn lâu mới đến giờ vào lớp. Nhà ở cách trường không quá xa, bố mẹ lại hay bận đi làm sớm nên hầu như hôm nào em cũng cùng lũ bạn tự đi đến lớp. Em khoác vội chiếc áo còn chưa kịp cài khuy đề chạy theo lũ bạn cốt để được đến trường đùa nghịch trước giờ vào lớp. Nhưng mới đến sân, bà đã gọi giật em trở lại:
Khánh à! Hôm nay trời sẽ mưa to đấy! Cháu đã mang theo áo mưa chưa?
Em giật mình nhưng không dừng lại, vừa chạy tung ra cổng, em còn cãi lại một câu:
Cháu không mang đâu! Cặp cháu hôm nay nặng lắm! Mưa thì mặc kệ mưa!
Không ngờ hôm ấy trời đổ mưa to thật. Tan buổi học, lũ bạn đã ra về hết tất cả còn trơ lại mình em. Lúc đó em nghĩ, bố mẹ thì đi làm đến tối mới về, còn bà thì lúc đi đã nhắc mình, mình còn cãi lại, bây giờ chắc chẳng ai đến đón mình về.
Nhưng chưa kịp hết băn khoăn thì em đã nhận thấy bóng ai thấp thoáng như bóng bà. Bà ra đón em về thật. Hôm đó hai bà cháu đội mưa về nhà dưới cái lạnh căm căm. Em không bị ướt nhưng bà bị mưa tạt ướt hết vì che cho em lúc gió to. Không ngờ đêm hôm đó nội em bị cảm lạnh. Đến sáng, nội đi.
Em đứng lặng trước bàn thờ nội một ngày liền không ăn không nói. Bố mẹ cứ nghĩ em đau xót vì bà đã ra đi nhưng bố mẹ em đâu biết em đang sám hối về những tội lỗi của mình. Bà ơi! Giờ đây cháu đã nhận ra tất cả những lầm lỗi của mình. Bây giờ cháu mới hiểu ý nghĩa những lời dạy dỗ của bà, mới hiểu sự lo lắng âm thầm của bà đối với cháu con. Nhưng bà ơi! Sẽ chẳng bao giờ cháu kịp nói lời xin lỗi với bà được nữa.
Các bạn ạ! Trong cuộc sống không ai là không có lỗi lầm. Nhất là ở tuổi như của chúng ta, những lỗi lầm sinh ra từ việc không nghe lời chẳng ít. Nhưng có những lỗi lầm kịp sửa, và còn có cơ hội để sửa sai, có những lỗi lầm sẽ theo ta day dứt suốt cuộc đời.
Từ ngày nội mất, tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không hiểu sao, vết gợn trong lòng về cái bài học đường đời đầu tiên lúc nào cũng quặn đau mỗi khi ai đó nhắc đến bà. Các bạn ạ! Chỉ vì một lần không nghe lời mà tôi đã mất đi người bà yêu quý. Nỗi đau ấy thật xót xa.
Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe hôm nay thật vô cùng xấu hổ. Nhưng tôi hy vọng rằng qua câu chuyện này, các bạn đừng bao giờ để rơi vào hoàn cảnh như tôi.
Mỗi ngày em đi học
Trên con đê đầu làng
Em nhìn thấy xa xa..
Dáng ngôi trường yêu mến
Như dáng của mẹ hiền
Mắt mẹ tựa ông trăng
Mắt con tựa vì sao
Mắt cha tựa mặt trời
vả cả gia đình nhỏ
Tựa đại dương mênh mông
Tác giả : CONAN PHIÊN BẢN ĐỜI THỰC
Sáng sớm mùa Hè
Trời thật mát mẻ
Gió thổi nhè nhẹ
Nắng ghé xuống sân.
Thể thơ bốn chữ
Là gì vậy ta?
Sáng tác lâu dữ
Nghĩ mãi mới ra
Làm thơ bốn chữ
Có khó lắm đâu
Một câu bốn chữ
Nghĩ được nhưng lâu
Thức đêm ngắm trăng
Bà em bảo rằng
Làm thơ tốt lắm
Cứ thế là chăm
Vần lưng, vần chân
Vần liền, vần cách
Vận dụng quy tắc
Huy động vốn từ
Tứ thơ đã có
Thôi chẳng chần chừ
Làm thơ bốn chữ
Chúng ta đều cừ.
Do chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo
Em ghé về trường cũ
Mang chút nắng hanh vàng
Ngó ngàng bên cửa lớp
Hồi ức nào lang thang
Mây buồn trôi đi hoang
Phượng xanh rờn ủ rũ
Đưa em vào giấc ngủ
Một thời em mộng mơ
Áo trắng đó anh ơi
Em giấu vào trong mắt
Mảnhthơ tìnhgóp nhặt
Anh trao tiếng yêu đầu
Thuở ấy biết gì đâu
Cứ ngỡ mình con nhỏ
Lời yêu vừa bỏ ngỏ
Em chôn vào mai sau
Giờ em ghé về đây
Gốc cây xưa vẫn thế
Hàng ghế đá bâng khuâng
Đợi chờ người không đến
Giờ em đã biết yêu
Người tình xưa tình cũ
Em chua xót tình đầu
Người khóc thương tình cuối
Giá như ngày xưa ấy
Viết tình buổi ban sơ
Thì bây giờ có lẽ
Không lạc vào trời thơ!
Trường em cạnh dòng sông
có đồng xanh bát ngát
và cây đa xanh mát
cho chúng em nô đuà
trường em lợp ngói đỏ
và tường quét vôi vàng
chung quanh bờ dậu cao
trường tiểu học làng quê
mỗi ngày em đi học
trên con đê đầu làng
em nhìn thấy xa xa..
dáng ngôi trường thân yêu
như dáng của mẹ hiền
thời gian đã bao năm
nơi quê người xuôi ngược
lòng em mãi ko quên
tiếng trống trường tan học
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Tỉnh bơ mở sách văn
Sách bảo viết bài thơ
Đầu thì lơ tơ mơ
Mắt thì cũng lờ mờ
Vậy thì sao viết thơ
Vậy mà đến bây giờ
Vẫn đang viết bài thơ
Vừa xem mấy dòng thơ
Vừa xem vừa nghĩ lại
Nhận ra toàn vần ơ
Đầu thì hết vần ơ
Sao vẫn còn bài thơ
Thơ cũng sắp hết rồi
Giờ chắc thơ cũng hết.
Khăn quàng đỏ trên vai
Ngày ngày em đều thắt
Khăn quàng bay trong gió
Cùng tôi đi đến trường
Hok tốt