K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021
Trong đại dịch covid chúng ta phải tuân thủ thông điệp 5k của Bộ Y tế Luôn đeo khẩu trang rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn cách xa mọi người khoảng cách 2 m . Những việc đó giúp chúng ta phòng chống dịch covid vừa bảo vệ mình và mọi người xung quanh an toàn giúp thực hiện phong trào Chống dịch như chống giặc của Chính phủ đã bàn ra
5 tháng 5 2021

sao khong cham vay ha ban hien

"Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác

Mười bốn trăng tê tái gông cùm

Ôi chân yếu , mắt mờ , tóc bạc

Mà thơ bay.....cách hạc ung dung"

a, Xác định PTBDC

=> Biểu cảm

b,Nội dung bài thơ

=> Những nỗi đày đoạ gian khổ đã làm chai mòn tuổi tác của người chiến sĩ quả cảm- vị lãnh tụ vĩ đại. Tác giả đã phác hoạ thành công hình ảnh người anh hùng dân tộc và nỗi khó nhọc trong quá trình bác bị giam cầm nhưng tâm hồn thi sĩ vẫn tồn tại một cách mãnh liệt.Từng câu thơ,dòng chữ làm nổi bật sự chuyển động của thời gian làm phai mờ tuổi tác

c,Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng

=> BPTT : Liệt kê : chân yếu , mắt mờ , tóc bạc

=> nhấn mạnh những triệu chứng của gánh nặng tuổi tác

d,câu thơ : "Ôi chân yếu , mắt mờ , tóc bạc " là câu j trog mục đích nói

=> Bộc lộ cảm xúc

3 tháng 5 2021

tự làm đi chứ

'Lại thương nỗi đọa đày thân bác 

Mười bốn trăng tê tái gông cùm

Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạc 

Mà thơ bay cách hạc ung dung'

a,xác định PTBD

=> Biểu cảm

b,nội dung bài thơ

=> Nỗi khó nhọc, gian khổ của người chiễn sĩ cách mạng quả cảm được phác hoạ rõ nét và xúc tích. Làm nổi bật sự phai mờ của tuổi tác bởi thời gian trôi qua nhanh 

c,cho biết 'ôi chân yếu tóc bạc ' thuộc kiểu câu ns j

=> Thuộc kiểu câu cảm thán

“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan...
Đọc tiếp

“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”

                                                                                                  (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1. Xác định thể loại văn bản. ( 0,5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? ( 0,5 điểm)

Câu 3. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì? ( 0,5 điểm) Và hành động nói thuộc kiểu câu đó? ( 0,5 điểm)

Câu 4. Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mục đích đó là gì? ( 1 điểm)

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm)          

Câu 1 : Từ phần đọc - hiểu em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của tự học. ( 2.0 điểm)

Câu 2 : Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. ( 5.0 điểm)

2

“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”

                                                                                                  (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1. Xác định thể loại văn bản. ( 0,5 điểm)

=> Chiếu

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? ( 0,5 điểm)

=> Học tập là 1 quy luật thiết yếu trong c/sống của mỗi con người, ai ai cũng phải học.Tác giả dùng những lời lẽ chân thật,dẫn chứng cụ thể, xác thực đẻ phê phán những lối học hình thức hòng cầu danh lợi và coi trọng lối học chân chính, đem lại điều tốt đẹp cho đất nước

Câu 3. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì? ( 0,5 điểm) Và hành động nói thuộc kiểu câu đó? ( 0,5 điểm)

=> Câu trần thuật , HĐN : câu phủ định bác bỏ

Câu 4. Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mục đích đó là gì? ( 1 điểm)

=>  Mục đích của vc học chân chính là trơt rhanhf người biết rõ đạo, người có đạo đức, có ích cho x/hội

* Mình gõ nhầm :(

Câu 1. Xác định thể loại văn bản. ( 0,5 điểm)

=> Tấu 

30 tháng 4 2021

Ca dao, tục ngữ là những lời khuyên quý giá dành cho con người. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.

30 tháng 4 2021

mik chịu

30 tháng 4 2021

Từ thời thơ bé, em đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, em đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Em cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời từ mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn “như núi Thái Sơn” nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng và không bao giờ vơi cạn “như nước trong nguồn chảy ra”.

Sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu, nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình. 

Công cha to lớn vô cùng. Cha mẹ là người đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn; may áo quần cho con mặc; nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa-mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: “Ba tháng biết lầy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.

Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, hùng vĩ trùng điệp được so sánh với công lao to lớn của cha. Nước từ nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn ví như dòng sữa ngọt ngào, như tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con yêu.

Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải biết chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là thể hiện lòng hiếu thảo, một nét đẹp truyền thống.

Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp khi con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, tục ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế, đạo lí dân tộc ta đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.

Câu ca dao trên đã nêu lên một bài học thấm thía cho mỗi người con trong gia đình Việt Nam ta. Nó còn gián tiếp chê trách phê phán kẻ bất hiếu. Nó đã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, trở thành tiêu chuẩn đạo đức con người.