Chuyện về một bữa sáng
“Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau...
Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.
"Bữa sáng là bữa của vua...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.
Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai. Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.
Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.
Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng”.
(Theo https://vndoc.com bài viết 5 câu chuyện hay, cực kì ý nghĩa về tình bạn)
Câu 1: Văn bản trên được kể theo ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2: Những phép tu từ được sử dụng trong câu “Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai” là:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Liệt kê
Câu 3: Tác giả ngụ ý điều gì khi kể rằng sáng nào cũng thấy hai bạn sinh viên cùng mua bánh mì ở đầu hẻm, cùng nhau đi học, khuất trong làn xe tất bật?
A. Hai sinh viên rất thích ăn bánh mì vào bữa sáng
B. Hai sinh viên cùng phòng trọ nên giờ giấc sinh hoạt giống nhau
C. Hai sinh viên là những người bạn khá gắn bó
D. Hai sinh viên có thói quen ăn sáng qua loa giống tác giả.
Câu 4: Theo em, cậu sinh viên trong đoạn văn “Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng” chợt nhớ ra điều gì?
A. Bạn của mình hôm nay không muốn ăn sáng.
B. Bạn của mình đang khó khăn về chi phí sinh hoạt.
C. Bạn của mình muốn đổi món cho bữa sáng không bị lặp lại.
D. Bạn của mình muốn mua đồ ăn sáng giàu dinh dưỡng hơn.
Câu 5: Dòng nào không nêu lên thông điệp của văn bản?
A. Bữa sáng rất quan trọng, cần ăn uống đủ chất
B. Cuộc sống sẽ đẹp hơn khi chúng ta biết yêu thương và sẻ chia.
C. Bạn tốt là người ở bên ta, cùng sẻ chia hạnh phúc cũng như khó khăn
D. Tình yêu thương có sức mạnh lan tỏa, thắp sáng trái tim người khác.
Câu 6: Giải nghĩa các từ “lúng túng”, “bồi hồi”, “ngẩn ngơ”, các từ trên thuộc loại từ nào xét về cấu tạo? Đặt câu có sử dụng một trong các từ trên.
Câu 7: Theo em vì sao tác giả lại nói “Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy”?
con cô rô na , vi rút
HT
corona và omicron