Kể về một câu chuyện mà em đã làm khiến thầy cô vui lòng. Lập cho mình dàn ý chi tiết nha. Vd: em tặng quà 20?11 làm thầy cô vui lòng...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp Anh là:
- Làm thay đổi bộ mặt của một nước tư bản, năng suất lao động lên cao, nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn xuất hiện.
- Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, đây là một cuộc cách mạng công nghiệp.
- Giúp Anh trở thành một nước công nghiệp phát triển lớn nhất thế giới.
- Xuất hiện 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Câu 1:
- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 2:
* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
Câu 3:
*Mùa đông
- Các trung tâm áp thấp: A-lê-út, Ai-xơ-len, Xích đạo, Ôxtrâylia.
- Các trung tâm áp cao: Xi-bia, A-xo, Nam Địa Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương.
- Các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông:
Hướng gió theo mùa Khu vực | Hướng gió mùa đông (tháng 1) |
Đông Á | Tây Bắc |
Đông Nam Á | Đông Bắc hoặc hướng Bắc |
Nam Á | Đông Bắc |
*Mùa hạ
- Các trung tấm áp thấp: I-ran.
- Các trung tâm áp cao: Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ha-oai, Ô-xtrây-li-a.
- Các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ:
Hướng gió theo mùa Khu vực | Hướng gió mùa hạ (tháng 7) |
Đông Á | Đông Nam |
Đông Nam Á | Tây Nam hoặc hướng Nam |
Nam Á | Tây Nam |
Nghe ba kể rằng: Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai.
Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.
Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa.
Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy.
Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!
Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.
k mk nhé
Phép vua thua lệ làng
TP - “Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra, vậy mà thua cả “lệ làng” được chăng hay chớ, do con người cũng như điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh xã hội ở làng tạo nên.
Vì thói “luật pháp làng” án ngữ bắt rễ thâm căn cố đế từ trong lịch sử, nên từ cổ chí kim, cho đến hiện đại nhãn tiền, các điều luật từ trung ương đến địa phương đều bị hóa giải ngay cổng tre của mỗi xóm làng.
Làng chính là một giá trị độc tôn “cao nhất”, đã xé lẻ sức mạnh quốc gia của người Việt. Lâu nay người ta cứ cho rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, hoặc là làm thân con gái chẳng ao ước lấy được đàn ông tài giỏi kinh bang tế thế nào hơn lấy được chồng làng.
Lấy chồng khó giữa làng/ Hơn lấy chồng sang thiên hạ
Phép nước là biểu hiện cho tinh thần công lý. Với kiểu đặt cả phép nước xuống dưới lệ làng, chứng tỏ trình độ sống của người Việt còn hết sức manh mún, nhỏ bé, chủ yếu còn loay hoay “vinh thân phì gia”, sau đó lan từ nhà ra ngõ, và đến hàng rào của làng thì “đào hào đắp lũng” cố thủ.
Người Việt chúng ta đã thú nhận “sức mạnh” của mình qua câu nói tận thâm sâu trong tâm hồn và truyền thống, cũng như phong tục: Phép vua thua lệ làng. Đơn vị làng cũng là đơn vị sống tình cảm, ở đó phản ánh trình độ sống nhiều khi nặng về cảm tính của người Việt.
Một cái làng không bao giờ có thể có một vóc dáng của một “quốc gia lập hiến”. Nhiều làng hợp lại, cũng không thành quốc gia lập hiến. Theo các triết gia thì:
Lý trí của con người hiển nhiên đã mang tính công lý. Vì ở chợ, khi người khuân vác khiêng một cân thịt, một cân rau, một cân củi, thì anh ta đều tính tiền công trọng tải như nhau – đó là công lý. Hay người khách hỏi người bán nước là “nước sôi chưa” thì có nghĩa nước đã đun ở 100oC chưa, ai cũng hiểu vậy – và đó là công lý.
Và cả kẻ bán lẫn người mua đều cũng phải tính 2+2=4, hay 3 lần 7 là 21 – cũng là công lý. Như vậy khi một cộng đồng có lý trí, thì hiển nhiên cộng đồng đó sẽ tiến đến công lý. Công lý sẽ làm mạnh cả hiến pháp và pháp luật, cũng như mọi quy tắc và lề luật ứng xử cộng đồng.
Trái lại, khi một cộng đồng lý trí yếu, thì hiển nhiên sẽ lui về co cụm trong tình cảm, lấy việc thân với người này, sống chết với người kia, làm thành phe cánh, mong chống chọi hay lấn lướt với đời.
Vậy đến lúc chúng ta nên bàn đến một nhược điểm khá phổ biến của người Việt:
- Vì thiếu lý trí, nên thiếu sự quy tụ đến đời sống công lý trong cộng đồng. Vì thế mới nảy sinh “phép vua thua lệ làng”.
- Vì thiếu công lý làm sức mạnh lẽ phải trong quan hệ cộng đồng, nên người ta phải tìm cách cấu kết thành cánh hẩu, rồi các hội này, hội kia?!
Có phải để cái duy cảm che khuất lẽ sống chung là công lý, mà giờ đây ngay cả việc chấp hành luật lệ giao thông đang trở thành vấn đề không nhỏ ở nước ta?
#hong_nhung_2k5#
#k_mk_nha
Nếu ai đã từng đọc văn bản " Lão Hạc" trích trong truyện ngắn cùng tên chắc hẳn sẽ không quên được nhân vật lão Hạc, một ng nông dân hiền lành, đôn hậu, yêu thương con trai và giàu lòng tự trọng. Trước hết, ta thấy lão Hạc là ng nông dân nghèo khổ. Vợ lão mất sớm, lão một mình nuôi con. Con trai lão vì nghèo ko có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Cậu ta đi đến 5 năm cug chẳng thấy về thăm lão một lần. Ngần ấy năm, lão sống trong sự cô đơn của tuổi già, hằng ngày chỉ lủi thủi, bầu bn với con chó vàng là kỉ vật con trai lão để lại.Mặc dù có gia cảnh khổ cực như vậy nhưng ở lão Hạc vẫn sáng lên phẩm hất cao quý, giàu lòng tự trọng.Lão Hạc, ng nông dân hiền lành, đôn hậu, thật thà, yêu thg con trai. Lão đã từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo, lão đã từ chối gần như là hách dịch. Vì lão biết nhà ông giáo cug chỉ khấm khá gì và thị, vợ ông giáo cug ko ưa gì lão. Lão ko thể lợi dụng lòng tốt của ng khác. Lão đã gửi ông giáo một văn tự là mảnh vườn nhừ ông giáo trông nom hộ để khi nào con trai lão về cái chỗ mà sinh nhai và 30 đồng là số tiền lão dành dụm đc muốn lão giáo giữ hộ phòng khi lão chết còn có tiền lo ma chay. Lao ko muốn lm phiền lụy đến hàng xóm. Cuối cug, ta thấy lão có phẩm chất trong sạch.Dường như cái đói cứ đeo đẳng lão mãi, lão ph ăn củ ráy, củ cuối thậm chí là sung luộc. Nhưng rồi thức ăn cug hết, lão rơi vào tình cảnh cơ cực bội phần. Lão quyết định tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Lão xin Binh Tư ít bả chó để tự vẫn, kết liễu cuộc đời mình. Lão thà chết chứ không chịu ăn trộm, ăn cắp của ai bao giờ.Lão chết một cách thê thảm, dữ dội.Cuộc đời đã đáng buồn nhug lại đáng buồn hơn là lão Hạc lúc chết vẫn cố giữ cho mình phẩm chất trong sạch đáng quý
Lão Hạc là một người rất mực thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của con, lão chấp nhận cho con mình đi đồn điền cao su mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật một mình. Ở nhà một mình lão dành tất cả tình yêu thương của mình dành cho con chó vàng, lão gọi đó là Cậu Vàng. Lão ăn gì cũng cho nó ăn, cùng vui, buồn, cùng trò chuyện với nó. Lão đau khổ khóc lóc khi trót lừa bán con chó vì đó là kỉ vật của con trai lão để lại trước khi đi đồn điền cao su. Cuối cùng lão Hạc tìm đến cái chết _ một cái chết bi thương và đau đớn bằng bã chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt nghã ấy chứ không bán mảnh vườn. Lão để lai mảnh vườn ấy để sau này con trai lão về có đất mà làm ăn.
chỗ mưa động lại thì sửa cho mik là mưa đọng lại nhé ^_^
Hình ảnh “hố bom và khoảng trời” đã được đặt trong một sự so sánh mang tính đối xứng đầy ý nghĩa. “Hố bom” ở dưới đất thì sâu hoăm hoắm. “Khoảng trời” ở trên cao thì xanh mênh mông. “Hố bom” tượng trung cho bom đạn, cho tội ác của giặc, là tàn tích đau thương của chiến tranh. “Khoảng trời” tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa đôn hậu của dân tộc ViệtNam. Hình ảnh ẩn dụ đã ngầm nói lên một chân lý đất nước Việt Nam sẽ lấy sự hòa bình, lòng nhân hậu của tình người để san sẻ, bù đắp cho những đau thương, mất mát, những vết thương mà chiến tranh gây ra. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta và vì thế, một lần nữa khẳng định cái chết cao đẹp của cô gái chính là một sự hóa thân vào Tổ quốc.
Em đã ra đi mang theo ‘khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Nhưng chính hành động thiêng liêng của em đã làm cho nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên, của cuộc sống.
b) Giặc Mĩ rất là ác. Chúng bắn những người vô tội như trẻ con, người già, phụ nữ. Chúng không tha cho bất kì người nào vì sợ sau đó người đó có thể chiến lại họ. Và cậu bé trong bài thơ rất ảo tưởng sức mạnh. Tưởng máy bay Mĩ là đồ chơi nên cậu đuổi theo. Kết cục là bị bọn chúng bắn chết, nghoẻo ngay tại chỗ. Cậu bé đã chết trong một niềm vinh hạnh - đó chính là được lập một cái bàn thờ!