K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.  CÁI ĐẸP TRONG TRUYỆN NGẮN MUỐI CỦA RỪNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP        […] Trước hết là sự thức tỉnh của nhân vật trước vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.        Truyện mở đầu bằng khung cảnh thiên nhiên “vừa trang trọng, vừa tình cảm”: “Cây cối nhú lộc non.”, “Rừng xanh ngắt và ẩm ướt.”. Và cái nhã thú của người kể chuyện “được đi trong rừng,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

CÁI ĐẸP TRONG TRUYỆN NGẮN MUỐI CỦA RỪNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

       […] Trước hết là sự thức tỉnh của nhân vật trước vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.

       Truyện mở đầu bằng khung cảnh thiên nhiên “vừa trang trọng, vừa tình cảm”: “Cây cối nhú lộc non.”, “Rừng xanh ngắt và ẩm ướt.”. Và cái nhã thú của người kể chuyện “được đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần”. Chỉ cần ba câu văn ngắn gọn, người kể chuyện đã gợi cho người đọc một không gian rất gần gũi, thân thuộc với con người. Thế nhưng không gian ấy dường như đối lập với suy nghĩ của ông Diểu, nhân vật chính trong truyện.

       Đọc truyện, người đọc không khỏi ám ảnh cảnh đi săn của ông Diểu. Khi thiên nhiên căng tràn sức sống, xanh tươi, mưa xuân ấm áp, rừng ẩm ướt cũng là thời điểm ông Diểu chọn đi săn và xem đó là cái thú đáng sống. […] Xưa nay, con người luôn có khát vọng chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, khẳng định sức mạnh và lòng quả cảm của con người. Thế nhưng tàn sát, hủy hoại thiên nhiên ấy lại là tội lỗi. Tiếng gọi buồn thảm, đau đớn của khỉ đực, tiếng rú thê thảm của khỉ con dưới vực sâu xoáy vào lòng người đọc tiếng gọi của rừng sâu, ám ảnh người đi săn. Điều đáng quý, nhà văn đã để cho nhân vật tự nhận thức vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên qua dòng tâm trạng của nhân vật. […] Sự đa dạng của các loài muông thú: chim xanh, gà rừng, khỉ, sự hùng vĩ của núi non, hang động, sự tĩnh lặng của rừng xanh, sự quấn quít của ba con khỉ đối lập với tiếng súng săn dữ dội, tiếng kêu buồn thảm của khỉ đực, tiếng rú kinh hoàng của khỉ con đã đánh thức ông: “Ông Diểu sợ hãi run lên.”, “Chân tay ông rủn ra, giống cảm giác như người vừa mới làm xong việc nặng.”. Nhận ra thiên nhiên giản dị và đẹp cũng là lúc ông ý thức được hành động vừa làm điều ác của chính mình. Rõ ràng cái đẹp của thiên nhiên không chỉ đánh thức mĩ quan mà còn khơi dậy nhận thức, suy nghĩ tích cực của ông Diểu về vẻ đẹp của chính nó.

       Vẻ đẹp của sự hướng thiện

       Đi săn vào một ngày xuân đối với ông Diểu là điều đáng sống, là cơ hội để ông Diểu “khoe” cái sự dẻo dai, nhanh nhẹn và lòng dũng cảm của mình ở tuổi sáu mươi. Thế nhưng khi hạ gục được con mồi, ông Diểu lại hoảng sợ nghĩ mình đang làm điều ác. Chứng kiến sự hoảng loạn của đàn khỉ, khỉ cái liều mạng quay lại cứu khỉ đực ông Diểu day dứt: “Ông sẽ chết trước hai năm nếu bắn khỉ cái.”. Ông Diểu đã tha cho khỉ cái vì sự cuồng nhiệt hi sinh, bởi lòng cao thượng của nó. Gặp lại con khỉ đực ông vừa mới bắn đang nằm trên ngọn đá phẳng lì và khá chông chênh, nhìn khỉ đực bị thương giương ánh mắt cầu khẩn về phía mình, ông Diểu thương hại vơ nắm cỏ Lào vò nát, nhai kĩ đắp vết thương, cởi quần lót bó vết thương cho khỉ đực. Ông Diểu vừa bế khỉ đực vừa tìm đường xuống núi với ý nghĩ sẽ bắt con khỉ đực về, mặc cho ông phải bỏ lại quần áo. Nhưng khi thấy khỉ cái lẽo đẽo đằng sau, lầm lũi xuyên rừng, ông Diểu thấy lòng buồn tê tái, sống mũi cay cay. Ông đã quyết định phóng sinh khỉ đực, rẽ sang lối đi khác. Điều gì đã khiến nhân vật hướng thiện nếu không phải là tình yêu? Cái đẹp của thiên nhiên có khả năng gợi cho nhân vật thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên, gợi cho nhân vật những rung cảm trước tạo vật và ý thức trách nhiệm của mình trước thiên nhiên. Hành động tha cho khỉ cái, phóng sinh khỉ đực của ông Diểu là minh chứng cho sự hướng thiện, tình yêu đối với thiên nhiên và tình yêu cuộc sống của nhân vật.

       Cái đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người

       Truyện kết thúc bằng hình ảnh ông Diểu trở về nhà qua lối đi khác: “Lối đi đầy bụi gai, nhưng loài hoa tử huyền nhiều không kể xiết.”, “Hoa tử huyền màu trắng, vị mặn, nhỏ như đầu tăm ba chục năm kết muối một lần, điềm báo may mắn, đất nước thanh bình.”. Lối đi khác mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thay đổi nhận thức và hành động của nhân vật. Loài hoa tử huyền mang ý nghĩa biểu tượng cho những điều tốt đẹp. Một người như ông Diểu khao khát chinh phục tự nhiên, ý thức được vẻ đẹp của thiên nhiên, có tấm lòng hướng thiện sẽ đón nhận những điều tốt lành trong cuộc đời.

       Khép lại trang truyện “Muối của rừng” (Nguyễn Huy Thiệp) người đọc không còn ám ảnh bởi cảnh đi săn của ông Diểu mà chỉ thấy quá trình thay đổi nhận thức và vẻ đẹp trong tâm hồn của của nhân vật yêu thiên nhiên, hướng thiện, có niềm tin vào những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp trong tâm hồn ông Diểu xét cho cùng cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người kể chuyện. Đó cũng là ý nghĩa vẻ đẹp trong truyện ngắn “Muối của rừng”.

(Chu Thị Hảo, đăng trên taodan.com.vn, bài đăng ngày 18/9/2024)

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản trên.

Câu 2. Dẫn ra một câu văn thể hiện rõ tính khẳng định trong văn bản.

Câu 3. Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung và nhan đề của văn bản.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Sự đa dạng của các loài muông thú: chim xanh, gà rừng, khỉ, sự hùng vĩ của núi non, hang động, sự tĩnh lặng của rừng xanh, sự quấn quít của ba con khỉ đối lập với tiếng súng săn dữ dội, tiếng kêu buồn thảm của khỉ đực, tiếng rú kinh hoàng của khỉ con đã đánh thức ông.

Câu 5. Phân tích, đánh giá mục đích, quan điểm và tình cảm của người viết qua văn bản.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau: ... Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc Hai tiếng động nhỏ bé kia Hơn mọi ầm ào gào thét Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người Đó là thời gian Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau Thời gian – đó là chiều...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

... Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc

Hai tiếng động nhỏ bé kia

Hơn mọi ầm ào gào thét

Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người

Đó là thời gian

Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại

Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối

Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu

Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau

Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết.

(Trích Cho Quỳnh những ngày đi xa, Di cảo Lưu Quang Vũ, NXB Trẻ, 2028, tr.29 – 30)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Vì sao tiếng Kim đồng hồ tích tắc lại trở thành tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong trường hợp sau:

Hai tiếng động nhỏ bé kia

Hơn mọi ầm ào gào thét

Câu 4. Lưu Quang Vũ có cách cảm nhận thời gian như thế nào trong hai câu thơ cuối?

Câu 5. Theo anh/chị, hai cách cảm nhận về thời gian trong đoạn trích sẽ chi phối như thế nào tới đời sống con người?

0
II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu tác hại của việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Đoạn trích 1: NHÀ MẸ LÊ Thạch Lam      Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu tác hại của việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau:

Đoạn trích 1:

NHÀ MẸ LÊ

Thạch Lam

     Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

     Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28 - 29)

Đoạn trích 2:

LÀM MẸ

Nguyễn Ngọc Tư

   (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau đã nhiều năm nhưng không có con vì năm cưới chú, việc cắt khối u buồng trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Bởi niềm khao khát về đứa con chưa lúc nào nguôi nên dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh gia đình ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì. Em bé trong bụng chị Lành ngày một lớn đem đến niềm vui vô bờ cho chú dì, và cũng dấy lên tình mẫu tử ở chị Lành.)

   Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:

   – Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè.

   Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn:

   – Nó mạnh quá chị ha....

   Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.

   Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau...

(Nguyễn Ngọc Tư, Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 5/2024)

0
II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích vẻ đẹp của con sông Đà trong đoạn trích sau:     Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích vẻ đẹp của con sông Đà trong đoạn trích sau:

    Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Tuân toàn tập, tập IV, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vấn đề ý thức tự học ở giới trẻ.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau:    Sáng nay cũng là Chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom – chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống… Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

   Sáng nay cũng là Chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom – chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống… Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu mình tưởng chúng thả ở quả đồi trước mặt, nhưng sau bốn loạt bom, mọi người mới hốt hoảng nhận ra rằng bom nổ cách mình chỉ không đầy hai mươi mét. Cả một vùng cây trơ trọi, nylon che trên nhà rách tan nát và bay tơi tả từng mảnh. Từng cây cột bị mảnh bom tiện xơ xác. Đất đá rơi đầy hầm! May mắn là không ai bị thương. Sau trận bom, mọi người nhận định điểm này đã bị lộ, vội lập tức triển khai tìm điểm khác làm nhà để chuyển đi.

    Số lực lượng mạnh khoẻ đã đi hết, để lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ. Chiều hôm qua trời mưa như trút nước, bọn mình đem nylon trải kín mặt nền nhà vậy mà nước vẫn đổ xuống giàn giụa. Trong nhà lênh láng nước, đứa nào đứa nấy ướt sũng, luôn tay hứng mưa dột và đổ nước ra ngoài. Mấy thương binh ngồi co ro ướt lướt thướt.

    Nhìn những cảnh đó mình cười mà nước mắt chực trào ra trên mi. Tiếng chị Lãnh hỏi mình: “Có ai biết cảnh này cho không?”. Ai biết? Chắc nhiều người biết nhưng cũng không ai biết cho tường tận. Và mình, mình cũng không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc kháng chiến quyết liệt này. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì. Những lá thư mình viết cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua. Kể để làm gì cho người thân yêu của mình thêm lo lắng.

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên.

Câu 2. Trong đoạn trích trên, cảnh vật và con người hiện lên như thế nào sau “bốn loạt bom”?

Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Nhận xét một phẩm chất nổi bật của Đặng Thùy Trâm trong đoạn trích trên.

Câu 5. Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với hoà bình dân tộc.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau: CHÙA VẠN NIÊN – NGÔI CHÙA CỔ NGÀN NĂM TUỔI BÊN BỜ HỒ TÂY       Chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Vạn Niên vẫn giữ nguyên nét cổ kính, trầm mặc giữa không gian hối hả, nhộn nhịp của Hà thành.       Dưới triều đại Lý Thuận Thiên vào năm 1014, Thiền sư Hữu Nhai Tăng đã xin vua lập giới đàn tại vị trí hiện tại của chùa Vạn Niên. Kể...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

CHÙA VẠN NIÊN – NGÔI CHÙA CỔ NGÀN NĂM TUỔI BÊN BỜ HỒ TÂY

      Chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Vạn Niên vẫn giữ nguyên nét cổ kính, trầm mặc giữa không gian hối hả, nhộn nhịp của Hà thành.

      Dưới triều đại Lý Thuận Thiên vào năm 1014, Thiền sư Hữu Nhai Tăng đã xin vua lập giới đàn tại vị trí hiện tại của chùa Vạn Niên. Kể từ đó, ngôi chùa này đã được xây dựng và tồn tại mãi cho đến tận ngày hôm nay. 

  Chùa Vạn Niên là một công trình nghệ thuật bằng gỗ với hoa văn họa tiết vừa bản địa, vừa tiếp nhận văn hóa phương Đông. Các nếp nhà được xây dựng hướng Đông theo bố cục mặt bằng gồm tam quan, chùa chính điện Mẫu (thờ Bà chúa Liễu Hạnh), nhà tăng, nhà phụ. Bao quanh kiến trúc là vườn cây cổ thụ tôn thêm vẻ đẹp và tạo sự u tịch, tĩnh lặng nơi cửa thiền, làm nên một tổng thể di tích văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hài hòa. Chùa Vạn Niên đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996.

      Qua hơn 1.000 năm, ngôi chùa đã được được trùng tu và tôn tạo nhiều lần. Các kiến trúc tam quan, tiền đường, nhà Tổ, nhà khách, lầu Quan Âm, các mảng hoa văn truyền thống trên cột, kèo... được chạm trổ tỉ mỉ, sử dụng đề tài trang trí quen thuộc của người Việt như Tứ Linh và Tứ Quý.

    Tuy nằm ngay bên mặt đường Lạc Long Quân luôn tấp nập người, xe qua lại, nhưng phía sau cổng chùa là sự cổ kính, thanh tịnh… Không gian chùa không lớn nhưng được bao trùm một màu xanh mát của những cây cổ thụ nhiều năm tuổi.

      Theo Thăng Long cổ tích khảo, thì "Chùa ở bờ Tây hồ Tây... Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các Tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho. Bấy giờ, danh tăng Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường thời Lý kế thừa trụ trì ở đây".

      Hiện chùa còn giữ bộ di vật với hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị lịch sử - văn hóa nghệ thuật cao. Tại chùa có bức tượng phật Thích Ca, cao hơn 1,3m và nặng 600kg, được làm từ ngọc Phỉ Thúy (Jadeit tự nhiên), làm cho bộ di vật của ngôi chùa thêm độc đáo.

      Chùa Vạn Niên đang ngày một khang trang và được nhiều Phật tử gần xa biết đến. Không chỉ là điểm đến tâm linh mà chùa còn trở thành một địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước lựa chọn khi đến thăm Thủ đô. Tuy có nhiều đổi mới nhưng chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển.

(Theo Huyền Hoa, https://danviet.vn/chua-van-nien-ngoi-chua-co-ngan-nam-tuoi-ben-bo-ho-tay-20240429084512746.htm)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn): 

Câu 1. Văn bản đề cập đến thông tin nào? 

Câu 2. Liệt kê các chi tiết, sự kiện xác thực được nhắc tới trong văn bản. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Tuy nằm ngay bên mặt đường Lạc Long Quân luôn tấp nập người, xe qua lại, nhưng phía sau cổng chùa là sự cổ kính, thanh tịnh…

Câu 4. Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả trong văn bản có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Câu 5. Theo anh/chị, hình ảnh chùa Vạn Niên nói riêng và những công trình văn hóa lâu đời nói chung tồn tại trong cuộc sống xô bồ, hối hả hiện nay có ý nghĩa như thế nào?

0