K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự "thông minh"?Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trườngSuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu...
Đọc tiếp

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự "thông minh"?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường

SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta đễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị... và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"... khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,... - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh 1 một cách thông minh.

(Theo Thu Thương, Baomoi.com)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Ở đoạn văn thứ 2, tác giả sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2. Trong văn bản, tác giả nhắc tới những "tác dụng phụ" nào của smartphone?

Câu 3. Dựa vào văn bản trên, em hãy cho biết nội dung chính của văn bản nói về điều gì?

Câu 4. Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ "thông minh" trong: "dùng điện thoại thông minh' một cách thông minh?."

Câu 5. Bài học mà em đã rút ra từ văn bản trên là gì? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu.

0

Đề thi đánh giá năng lực

​Câu 2: Nghị luận văn học (4.0) Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC TA ƠI Nguyễn Đình Thi Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thương yêu Bao nhiêu đời...
Đọc tiếp

​Câu 2: Nghị luận văn học (4.0)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC TA ƠI

Nguyễn Đình Thi


Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều


Quê hương biết mấy thương yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn


Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa


Việt Nam đất nắng chan hòa

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

` Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung


Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

1958

(Trích Bài thơ Hắc Hải (1955-1958), Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Và đoạn thơ: VIỆT NAM

Lê Anh Xuân


Việt Nam đẹp khắp trăm miền,

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Sum sê xoài biếc, cam vàng,

Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.


Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,

Như sông, như núi, như người Việt Nam!

Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.

Trường Sơn: chí lớn ông cha,

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

Mặt người sáng ánh tự hào,

Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.


Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,

Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.

Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha.

1968

(Trích Nguyễn Văn Trỗi, Tiếng gà gáy (thơ), Hoa dừa (thơ), Nguyễn Văn Trỗi (trường ca), NXB Hội nhà văn,2015)













































Chú thích:

0
(1) Sống không có mục tiêu rõ ràng giống như ngôi nhà có mái chênh vênh, xiêu vẹo và lẽ dĩ nhiên, nó sẽ không thể chống chọi với những cơn gió mạnh của cuộc đời. Cuộc sống của bạn sẽ bị đe dọa từng ngày. Theo nghiên cứu của công ty Harris Interactive công bố vào năm 2005, chỉ 20% lao động ở Mĩ là thiết tha với công việc hiện tại của mình. Như vậy, cứ...
Đọc tiếp

(1) Sống không có mục tiêu rõ ràng giống như ngôi nhà có mái chênh vênh, xiêu vẹo và lẽ dĩ nhiên, nó sẽ không thể chống chọi với những cơn gió mạnh của cuộc đời. Cuộc sống của bạn sẽ bị đe dọa từng ngày. Theo nghiên cứu của công ty Harris Interactive công bố vào năm 2005, chỉ 20% lao động ở Mĩ là thiết tha với công việc hiện tại của mình. Như vậy, cứ năm người thì có bốn người không yêu thích công việc họ đang làm.

(2) Nhiều người làm việc chỉ đơn thuần là để trang trải những chi phí trong cuộc sống và họ cảm thấy mình mất tự do, thiếu khả năng hay không có cơ hội để tìm kiếm được một công việc thực sự yêu thích. Họ chối bỏ chính bản thân mình, sống không có mục tiêu, quẩn quanh với những công việc nhàm chán và chỉ thật sự sống đúng nghĩa vào dịp cuối tuần.

(3) Thực tế cũng có một số ít người tìm được công việc như mong muốn, nhưng họ vẫn không duy trì lòng thiết tha với công việc này thì những cảm giác hài lòng, mãn nguyện chỉ là nhất thời và giới hạn của nó rất mong manh. Hạnh phúc của họ phụ thuộc vào công việc họ đang làm, vì vậy nếu mất việc hay nghỉ hưu, họ lập tức hụt hẫng và mất tự chủ.

(4) Theo thống kê, những người về hưu hạnh phúc nhất là những người tuy không còn làm việc nữa nhưng họ vẫn duy trì được một mục tiêu trong đời mình. Niềm đam mê, những kỹ năng nghề nghiệp trước đây được chuyển sang một hướng khác. Một nhân viên ngân hàng sau khi về hưu vẫn có thể tình nguyện giảng dạy tại các trung tâm huấn luyện nghề nghiệp, hay một anh công nhân khéo tay khi về hưu sẽ không ngần ngại giúp đỡ những người hàng xóm sửa chữa những vật dụng trong nhà. Điều quan trọng là dù làm bất cứ việc gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên để niềm đam mê và mục tiêu dẫn đường.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn (1) của văn bản trên.

Câu 3. Nêu mục đích của việc trích dẫn kết quả nghiên cứu của công ty Harris Interactive ở phần đầu văn bản.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “…những người về hưu hạnh phúc nhất là những người tuy không còn làm việc nữa nhưng họ vẫn duy trì được một mục tiêu trong đời mình.”?

Câu 5. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Điều quan trọng là dù làm bất cứ việc gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên để niềm đam mê và mục tiêu dẫn đường.” không? Vì sao?

0