K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4

TK:

Mở bài:
Ông cha ta từng có câu: “Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau". Con người không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Vì vậy có ý kiến cho rằng: “Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời”. Câu nói trên thật đúng đắn và ý nghĩa.

Thân bài
1. Giải thích
- Tình bạn: là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người, là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau.
- Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng.
=> Ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tình bạn cũng quan trọng với con người như mặt trời vậy. Tác giả đặt ra mối tương quan giữa hai yếu tố: trừu tượng và cụ thể, vật chất và tinh thần để thấy tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên. Giống như câu nói của Democrite “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không đáng được sống".

2. Phân tích, chứng minh
- Tại sao ta cần phải có bạn?
+ Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn (Tình bạn có thể nhân đôi niềm vui, chia sẻ nỗi buồn) (Cicero).
+ Khi vui: Niềm vui đong đầy căng tròn như quả bóng có nhu cầu giải tỏa. Khi ấy, bạn là nơi ta tìm đến để chia sẻ niềm vui (niềm vui lúc đó được nhân đôi)
+ Khi buồn: Con người thường có tâm lí giấu kín, nỗi buồn thì dồn tụ, có khi dẫn đến ức chế, suy sụp tinh thần: Bạn là nơi ta tin tưởng, trao đổi sẻ chia. Sự sẻ chia đúng người, đúng chỗ giúp ta trút đi gánh nặng buồn đau.
+ Tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, cùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao (Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, Các Mác - Lê Nin (cùng chung mục đích, lí tưởng); Bá Nha - Từ Kì, Lưu Bình - Dương Lễ...)
+ Khi gặp khó khăn: ngoài gia đình, bạn bè là nơi nương tựa, giúp đỡ. Sự giúp đỡ trở nên cao quý, đa dạng, nhiều cung bậc:
=> Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được.

3. Bình luận
- Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con người, không ai có thể sống thiếu bạn... Vì thế, tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn. Tình bạn rất đa dạng và nhiều mức độ khác nhau:
+ Tình bạn giao tiếp
+ Tình bạn tâm giao
+ Tình bạn trong làm ăn
=> Tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn.

4. Mở rộng, liên hệ bản thân
- Tình bạn chỉ cao đẹp khi xuất phát từ sự chân thành, thấu hiểu, không vụ lợi, nhỏ nhen, ích kỉ (bởi ích kỉ là liều thuốc độc có thể giết chết tình bạn)
- Muốn có tình bạn cao đẹp cần:
+ Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
+ Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc.
=> Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.

Kết bài:
Nêu ý nghĩa câu nói và rút ra bài học.

21 tháng 4

Câu nói đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống con người. Tác giả đặt ra mối tương quan giữa hai yếu tố: trừu tượng và cụ thể, vật chất và tinh thần.

Mặt trời đại điện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng.

Tình bạn cũng quan trọng với con người như mặt trời vậy. Đó la mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người. Tình bạn là sự thấu hiểu. đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hi sinh cho nhau.

Câu trên so sánh để thấy vai trò của tình bạn như hơi thở. như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên.

Chứng minh vấn đề

Khi tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, chí hướng, sở thích.

-> Tri kỉ, tâm giao (Bá Nha, Tử Kì; Các Mác, Lênin)

Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn (Tình bạn có thể nhân đôi niềm vui, chia sẻ nỗi buồn” (Cicero).

Khi buồn: Con người thường có tâm lí giấu kín, nỗi buồn có khi dẫn đến ức chế, suy sụp tinh thần. Bạn là nơi ta tin tưởng, trau đổi, sẻ chia. Sự sẻ chia đúng người, đúng chỗ giúp ta trút đi gánh nặng buồn đau.

Khi vuị: Niềm vui đong đầy căng tròn như quả bóng có nhu cầu giái tỏa. Khi ấy, bạn là nơi ta tìm đến để chia sẻ niềm vui (niềm vui lúc đó được nhân đôi).

-» Học sinh có thể lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống, tình bạn của mình để phân tích chứng minh.

Khi ta gặp khó khăn, ngoài gia đình, bạn bè là nơi nương tựa, giúp đỡ. Sự giúp đỡ trở nên cao quý, đa dạng, nhiều cung bậc: Lời an ủi. Một bờ vai, một cái bắt tay. Một hành động cụ thể. Sự giúp đỡ vật chất hay tinh thần.

Giúp người có sức mạnh gượng dậy vượt qua và tìm được một người bạn tâm huyết. Khi bạn gặp khó khăn, một tình bạn chân chính khiến người ta có thể hi sinh vì nhau: giành lấy những khó khăn, giúp bạn và tùy điều kiện có thể hi sinh vì bạn. Đâv là sự cao cả, thiêng liêng nhất, trong tình bạn (như Lưu Bình , Dương Lễ).

Tình bạn là tình cảm rất cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được.

Bình luận

Cicero đã đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm, không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tác giả mượn cách nêu phản đề để nói về tình bạn. Đó là một tình cảm cao quý không thể thiếu được bởi trên đường đời con người không ai có thể sống thiếu bạn.

Tình bạn rất đa dạng và nhiều mức độ khác nhau

Tình bạn giao tiếp

Tình bạn tâm giao

Tình bạn trong làm ăn

-> Tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn

Tình bạn chỉ cao đẹp khi phải xuất phát từ sự chân thành, thấu hiểu, không vụ lợi, nhỏ nhen, ích kỉ (bởi ích kỉ là liều thuốc độc có thể giết chết tình bạn)

Muốn có tình bạn cao đẹp cần phải:

Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ giúp đỡ.

Phải biết giữ gìn và nuôi dường tình bạn bền chặt, sâu sắc.

Mỗi người hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.

 

(Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mô hôi thấm vào mỗi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. [..] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này...
Đọc tiếp

(Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mô hôi thấm vào mỗi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. [..] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đó. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở: - Nào, mày cho tao mấy viên nữa. Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng than thở, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên mưa đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thế những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chờ đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sử thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái múng đội trên đầu... Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi...) Hãy cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với thực tế đời sống hoặc một tác phẩm văn học khác để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

2
21 tháng 4

bài hay thế

21 tháng 4

Trong đoạn trích trên, nhân vật Phương Định được miêu tả qua những suy tư, cảm xúc và hồi ức của mình trong một bối cảnh đầy bom đạn và nguy hiểm. Mặc dù đang đối diện với nguy cơ mất mát và tử thần, Phương Định vẫn giữ được tinh thần lạc quan, nhìn nhận cuộc sống từ góc độ tươi sáng và lãng mạn.

 

Nhân vật Phương Định được thể hiện qua việc nhớ về những niềm vui thuở nhỏ, những hình ảnh đẹp và yêu thương của tuổi trẻ, những kỷ niệm đẹp đẽ khiến anh cảm thấy hạnh phúc và đầy ấm áp. Dù cuộc sống có thể khó khăn và đầy thách thức, nhưng vẻ đẹp của những khoảnh khắc ngọt ngào và tình yêu thương vẫn tồn tại và là nguồn động viên cho anh tiếp tục sống.

 

Từ đoạn trích trên, chúng ta có thể liên hệ với thực tế đời sống hiện nay, nơi mà sức trẻ Việt Nam luôn biết cách đối mặt với khó khăn, vượt qua thử thách và không bao giờ mất đi niềm tin vào cuộc sống. Sức trẻ Việt Nam được thể hiện qua sự nhiệt huyết, sự sáng tạo, và khả năng vượt qua khó khăn để xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.

 

Làm việc này cũng giúp chúng ta nhận ra rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn hay nguy hiểm, vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam vẫn tồn tại và là nguồn cảm hứng lớn lao cho sự phát triển và tiến bộ của đất nước.

20 tháng 4

?

Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” SGK/ 117-119 Trả lời các câu hỏi sau: PHẦN 1 1/ Đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện xưng hô như thế nào? 2/ Các nhân vật này đang làm công việc gì tại chiến trường Trường Sơn? Theo em, công việc này có nguy hiểm, có đáng sợ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” SGK/ 117-119

Trả lời các câu hỏi sau:

PHẦN 1

1/ Đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện xưng hô như thế nào?

2/ Các nhân vật này đang làm công việc gì tại chiến trường Trường Sơn? Theo em, công việc này có nguy hiểm, có đáng sợ không? Vì sao?

3/ Trong đoạn trích vừa đọc, tác giả đề cập đến nhiệm vụ gì? Ai là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy?

4/ Khung cảnh chiến trường ngay thời điểm đó được tác giả miêu tả như thế nào?

5/ Trong khung cảnh đó, sự thay đổi tâm lí của nhân vật chính khi đang thực hiện nhiệm vụ được nhà văn khắc họa rõ nét qua những chi tiết nào? Từ đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

PHẦN 2

1/ Khi bom nổ, có một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra. Đó là sự việc gì?

2/ Nhân vật chính đã làm gì để giúp đỡ đồng đội? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

3/ Để xua tan không khí ảm đạm, nhân vật chính được đồng đội yêu cầu làm gì? Từ đó cho thấy, nhân vật chính có sở thích gì?

0
17 tháng 4

Câu chuyện trên là một minh họa hài hước về cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống của con người. Mặc dù được ban tặng một dòng suối nước nóng và dòng suối nước lạnh kế bên nhau, nhưng người dân ở vùng đất đó không hài lòng với điều đó. Thay vì biết ơn sự hào phóng của thiên nhiên, họ lại phàn nàn về việc thiếu xà phòng để giặt quần áo. 

Thông điệp được gợi ra từ câu chuyện này là sự không biết ơn và không hài lòng không phải luôn đến từ việc thiếu thiên nhiên cung cấp, mà thường đến từ sự thiếu lòng biết ơn và sự không biết ơn của con người. Người ta thường tìm kiếm những điều mình không có, thay vì đánh giá và trân trọng những điều đã có sẵn xung quanh mình. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự biết ơn, lòng biết ơn và sự hài lòng trong cuộc sống, và cảnh báo về nguy cơ mất đi sự hạnh phúc do sự không biết ơn và sự không hài lòng.

Giống nhau:

  • Đều tập trung vào một đối tượng cụ thể: Cảm nhận về một nhân vật hay cảm nhận về một đoạn truyện đều tập trung vào một đối tượng cụ thể. Đối với cảm nhận về nhân vật, đối tượng là một nhân vật trong tác phẩm văn học, còn đối với cảm nhận về đoạn truyện, đối tượng là một đoạn văn bản nhất định trong tác phẩm.
  • Đều sử dụng các thao tác cảm nhận văn học: Cả hai đều sử dụng các thao tác cảm nhận văn học như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,... để thể hiện hiểu biết và đánh giá của bản thân về đối tượng.
  • Đều nhằm mục đích thể hiện cảm xúc và suy nghĩ: Cả hai đều nhằm mục đích thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của người viết về đối tượng.

Khác nhau:

  • Phạm vi: Cảm nhận về một nhân vật có phạm vi hẹp hơn cảm nhận về một đoạn truyện. Cảm nhận về nhân vật chỉ tập trung vào một nhân vật cụ thể, trong khi cảm nhận về đoạn truyện có thể bao quát toàn bộ nội dung của đoạn văn bản.
  • Yêu cầu: Cảm nhận về nhân vật đòi hỏi người viết phải có sự hiểu biết sâu sắc về nhân vật, bao gồm ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,... Cảm nhận về đoạn truyện đòi hỏi người viết phải có khả năng phân tích và tổng hợp nội dung của đoạn văn bản, đồng thời thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về nội dung đó.
  • Trọng tâm: Cảm nhận về nhân vật thường tập trung vào việc phân tích tính cách, hành động, lời nói của nhân vật, từ đó đánh giá vai trò của nhân vật trong tác phẩm. Cảm nhận về đoạn truyện có thể tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau như nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa,...
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thoả hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

Trước khi các em toả đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thoả mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt.

                                                                            (Trích bài phát biểu của David Mc Cullough

trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012, theo Tuổi trẻ)

Câu 1. Xác định phép liên kết có trong đoạn trích sau: “Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân”.

Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thoả mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn”?

Câu 3. Tại sao tác giả lại nói: “Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”?

Câu 4. Anh (chị) rút ra được những bài học nào trong cuộc sống từ bài phát biểu trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm rõ “Cảnh thiên nhiên thay đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt trong khoảnh khắc giao mùa và cảm nhận của tác giả cũng hết sức tinh tế”.

 

 

0
13 tháng 4

Bạn muốn hỏi gì?

13 tháng 4

Trích dẫn trên của Nguyên Ngọc đã mô tả rõ vai trò của nghệ thuật và người nghệ sĩ trong việc khơi dậy những giá trị tốt đẹp nhất trong con người. Qua trải nghiệm văn học, ta có thể thấy rõ hơn điều này.

Văn học, như mọi hình thức nghệ thuật khác, là một cách để chúng ta khám phá và hiểu rõ hơn về bản thân mình. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình một thông điệp, một giá trị mà tác giả muốn truyền đạt. Khi đọc một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng, mà còn trở thành một phần của quá trình sáng tạo, khi hiểu và phân tích thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt.

Nghệ sĩ, qua công việc của mình, đã đánh thức những giá trị quý báu nhất trong chúng ta. Họ giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân, cuộc sống xung quanh, và thế giới một cách sâu sắc hơn. Họ giúp chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp nhất thường bị lãng quên trong cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy, qua trải nghiệm văn học, chúng ta có thể thấy rõ hơn giá trị của nghệ thuật và người nghệ sĩ. Họ không chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức, mà còn giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

tk