chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh trong truyện ''tôi đi học'' : hình ảnh con chim non đứng bên bờ tổ , ông đốc , âm thanh tiếng trống trường , và cánh chim bên bờ cửa sổ ở cuối bài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi anh Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
Tham khảo dàn ý nà :
Dàn ý chung suy nghĩ về nhân vật chị Dậu
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố
- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.
Ví dụ:
Cùng với nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong những nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Làm lên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố có thể kể đến tác phẩm “Tắt đèn” - một trong tác phẩm nổi trội nhất của ông. Và nhân vật chị Dậu như được xây dựng lên là một người phụ nữ bị áp bức, nhưng dường như ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần phản kháng ấy của chị Dậu.
II. Thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
Video Player is loading.
Play
X
* Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:
- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.
- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.
- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.
1. Chị Dậu là một người rất yêu thương chồng
- Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu
-> Chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.
- Chị quạt cho cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn
- Chị bước rón rén bưng cháo đến bên chồng
- Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không
=> Chị Dậu là một người đảm đang, ân cần, dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu thương chồng.
2. Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:
+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục
+ Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.
-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.
- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả
+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi
=> Chị nhẫn nhục nhưng không được
+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà
+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.
=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.
3. Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con
- Chị là một người phụ nữ đảm đang
- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai
III. Kết bài:
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.
- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.
Ví dụ:
Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.
Ngày hôm đó là ngày em mong đợi bấy lâu nhưng cũng có 1 chút hơi buồn vì chúng em phải khai trường trực tuyến. Ngày hom đó em dạy thật sớm để sửa soạn lại quần áo , chúng em đều mặc áo sơ mi trắng , khăn quàng đỏ và quần thẫm màu. Đến giờ khai trường các cô quay lại rồi cho chúng em xem tuy ngày hôm đó thời tiết không được thuận lợi cho lắm. Mạng hơi lác nhưng em vẫn ngồi nghiêm túc. Đến giờ chào cờ thì ác bạn đều đứng tại chỗ giơ tay hát quốc ca , đây là 1 cảnh tượng kỳ lạ mà lần đầu tiên em từng thấ. Khi tiếng trống trường cho năm học mới bắt đầu , tất cả đều vỗ tay để chào đón năm học mới. Em thấy rất vui sướng. Em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để có thể lên được lớp 5 để xem được khai trường tiếp theo
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện
Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu 1 : (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích nhân vật bà cô:
- Độc ác, tàn nhẫn khi hỏi “mày có muốn vào Thanh Hóa không”, khoét vào nỗi đau hoàn cảnh xa mẹ.
- Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu nhằm chia rẽ tình cảm: “phát tài” (nói mỉa người mẹ nghèo khổ), “em bé” (gieo rắc hoài nghi để bé Hồng khinh miệt ruồng rẫy mẹ).
⇒ Bà cô nham hiểm, giả dối, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, đại diện cho những thành kiến, những hủ tục đày đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.
5:56Câu 2 :(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh:
- Khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm mẹ: cúi đầu không đáp, tỉnh táo nhận ra “những rắp tâm tanh bẩn” của bà cô, nghe “em bé” thì khóc ròng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội tăng tiến “...mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Khi gặp và nằm trong lòng mẹ: “Mợ ơi! ...” là tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ, hàng loạt hành động gấp gáp: đuổi theo, gọi bối rối, thở hồng hộc, trèo lên xe ríu cả chân, òa khóc. Trong lòng mẹ, cậu ngắm kĩ gương mặt mẹ, mơn man sung sướng “Tôi ngồi trên đệm xe ... thơm tho lạ thường”.
⇒ Bé Hồng yêu thương, kính trọng, có niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.
Câu 3* :(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đối tượng thể hiện là tình mẫu tử thiêng liêng, ở dòng cảm xúc phong phú của bé Hồng (xót xa tủi nhục, căm giận sâu sắc, sự quyết liệt, tình thương mẹ,... dồn nén và lên cao). Hơn nữa còn ở cách miêu tả, cách kể đầy cảm xúc, các so sánh ấn tượng giàu sức gợi.
Câu 4 : (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hồi kí là một thể loại kí kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà người kể là người tham dự hoặc chứng kiến, tác giả là người xưng tôi.
Câu 5*:(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:
- Có cái nhìn thông cảm, thấu hiểu với những khổ đau người phụ nữ giữa những hủ tục khắt khe, người con trẻ với khát vọng tình thương, nỗi đau tinh thần.
- Nhà văn am hiểu sâu sắc về phụ nữ và trẻ nhỏ, có sự nắm bắt cá tính và tâm lí nhân vật qua lời văn giàu cảm xúc, ngọt ngào.
Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”.