K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn:       " Ở triều đình, giành nhau về danh; ở chỗ phố, giành nhau về lợi. Sang thì khoe có lầu mùa đông, có lầu mùa hạ; giàu thì khoe có nhà để múa, có nhà để hát. Ấy thế, trên đường thấy người chết đói không chịu thí một đồng tiền cứu giúp, ngoài đồng thấy người nằm giữa mương không chịu thí một nắm rạ che đắp. Lòng thiện đã tắt lịm trong những kẻ đó...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

       " Ở triều đình, giành nhau về danh; ở chỗ phố, giành nhau về lợi. Sang thì khoe có lầu mùa đông, có lầu mùa hạ; giàu thì khoe có nhà để múa, có nhà để hát. Ấy thế, trên đường thấy người chết đói không chịu thí một đồng tiền cứu giúp, ngoài đồng thấy người nằm giữa mương không chịu thí một nắm rạ che đắp. Lòng thiện đã tắt lịm trong những kẻ đó vậy. "

                                                                                                          (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn bia quán Trung Tân)

a. Đoạn văn trên sử dụng PTBĐ nào ?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn

d. Từ đv trên em rút ra bài học gì trong cuộc sống. Hãy chia sẻ suy nghĩ ấy bằng 1 đv ngắn

0
tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau

 

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi" Tôi an ủi lão:- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.Lão chua chát bảo:- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút.. kiếp người như...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

" Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút.. kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!..

Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?"

  1.  Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn? Hành động nói trong những câu nghi vấn đó là gì?
  2. Các nhân vật nào tham gia cuộc hội thoại trên? Chỉ ra số lượt lời của từng nhân vật trong đoạn hội thoại đó
0