K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Ngày mai con sẽ vào lớp mộtSách giấy chờ kia trắng đến bồn chồnCô giáo trẻ và bạn bè ríu rítThu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn ?Bài học của con bao nhiêu người đã họcĐời thực hơn hay trang sách thực hơn ?Cha sống giữa việc đời từng đổi khắcBài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con !…………Mai đến trường, cha biết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Ngày mai con sẽ vào lớp một

Sách giấy chờ kia trắng đến bồn chồn

Cô giáo trẻ và bạn bè ríu rít

Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn ?

Bài học của con bao nhiêu người đã học

Đời thực hơn hay trang sách thực hơn ?

Cha sống giữa việc đời từng đổi khắc

Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con !

…………

Mai đến trường, cha biết nói gì hơn

Mai con bước vào thời tươi đẹp nhất

Nhưng con ạ, tháng ngày như chớp mắt

Chớ trễ tràng từ buổi học đầu tiên.

……..

(Trái tim người lính, NXB Thanh niên, H., 1998)

1. Văn bản trên là lời của cha nói với con trong hoàn cảnh nào? Có những điều đẹp đẽ nào chờ đón người con?

2. Em hiểu thế nào về câu thơ: Cha sống giữa việc đời từng đổi khắc- Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con !

3. Tại sao người cha lại khuyên con: Chớ trễ tràng từ buổi học đầu tiên.?

4. Hãy viết 3-5 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật người cha trong văn bản trên.

0
“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp...
Đọc tiếp

“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …”

                              .

       Câu 1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. 

Câu 2. Tìm các từ láy  trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của các từ láy  trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn.    

Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

Câu 4. Trình bày cảm nhận của  em về nhân vật người mẹ trong văn bản.

 

0
bài 1. Hãy xác định đại từ và chỉ rõ nó thuộc đại từ nào? a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ nhốt thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Đối cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô...
Đọc tiếp

bài 1. Hãy xác định đại từ và chỉ rõ nó thuộc đại từ nào? 

a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ nhốt thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Đối cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô cùng.

.........................................................................................................................................................................................................................

b Sao không về hả chó?

 Nghe bom thằng Mĩ nổ

Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đi đâu.

Cơm phần mày để cửa 

Sao không về hả chó?

Tao nhớ mày lắm đó.

Vàng ơi là vàng ơi

.........................................................................................................................................................................................................

c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

.............................................................................................................................................................................................................

d. ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

.................................................................................................................................................................................................................

e. Hồng sơn cao ngất mấy tầng

Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiều

..................................................................................................................................................................................................................

 Bài 2. Tìm đại từ và cho biết chúng có tác dụng gì trong các câu sau:

a. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc....... Ai có súng dùng dúng, ai có gươm dùng gươm. Ai cũng phải ra sức chống thực dân.

...................................................................................................................................................................................................................

b. Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệ mà chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật.

Bài 3. Tìm đại từ trong câu ca dao sau ca dao sau và cho biết đại từ tìm được dùng để làm gì?

Ai đi đâu đấy hỡi ai,

Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?

Bài tập 4

a. Trong câu " Tôi đi đứng oai vệ" đai từu " tôi" thuộc ngôi thứu mấy?

........................................................................................................................................................................................................

Bài tập 5: Nhậc xét ddaijj từ " ai" trong câu ca dao sau:

" Ai làm cho bể kia đây

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"

...............................................................................................................................................................................................

0