Hãy tả một dòng sông nơi em ở.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả.
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng.
Câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
-------------------CHÚC EM HỌC TỐT-----------------
Câu 1:Đoạn văn trên trích trên văn bản BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN-Tô hoài là tác giả
Câu 3:Bài hoc rút ra ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ thì có mang vạ vào mình thôi(Dế Mèn)
+Biết tự chủ trong cuộc sống(Dế Choắt) nếu đào hang sâu hơn thì không đến nỗi như thế này
mik chỉ giúp thế thôi còn lại tự làm nhé tra trên mạng ý
trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng biết đến những nhóm nhạc Hàn Quốc nởi tiếng như MAMAMOO, BTS,Blackpink, Red velvet,..... Nhưng trong số đó em thích nhất là nhóm nhạc Blackpink, đặc biệt là thành viên Jisoo.
Jisoo lớn tuổi nhất nên là chị cả của nhóm nhạc Kpop Blackpink. Họ tên thật của cô là Kim Ji-soo, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1995 tại phường Sanbon-dong, thành phố Gunpo, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Cô được trở thành thực tập sinh chính thức của công ty YG Entertainment vào tháng 7 năm 2011 và được đào tạo làm thực tập sinh 5 năm. Jisoo đảm nhận vị trí hát phụ và là người mẫu chính trong nhóm.
Jisoo có làn da trắng hồng rất đẹp. Thân hình mảnh mai, cân đối. Jisoo có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt luôn tươi cười rạng rỡ khiến bất kỳ trái tim nào cũng phải “rung động”mỗi khi nhìn ngắm. Đôi mắt sáng trong luôn ánh lên vẻ dễ thương nhưng không kém phần quyến rũ. Đôi môi hình trái tim đặc biệt của cô luôn phù hợp với mọi màu son dù là đẹp hay là xấu. Mái tóc dài mượt mà, nhuộm màu vào thì lại càng thêm phần hấp dẫn. Đôi chân thon gọn và dài thẳng tắp.
Cô sở hữu ngoại hình và nhan sắc đẹp trong veo như thiên thần xuống trần gian, ngay từ khi mới ra mắt, Jisoo đã nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Cô nàng luôn nhận được rất nhiều lời khen ngợi và được xếp vào hàng những “nữ thần” mới của làng giải trí Hàn Quốc.
Jisoo ở đời thường và trên sân khấu là hai người khác nhau "một trời một vực". Cô nàng mặc dù luôn vui vẻ, tinh nghịch ở phía sau hậu trường là thế nhưng chỉ cần bước lên sân khấu, Jisoo lại vô cùng nghiêm túc và chuyên nghiệp trong từng tiết mục biểu diễn. Từ việc “cháy” hết mình cùng vũ đạo mạnh mẽ cho đến cái nhìn đầy cuốn hút, cô đều cố gắng thể hiện dể phần trình diễn luôn trọn vẹn.
Jisoo sở hữu tính cách hoạt bát, vui nhộn. Bên cạnh đó, Jisoo cũng là cây hút fan của nhóm.“Đẹp người lại còn đẹp cả nết” chính là câu nói rõ ràng nhất để miêu tả về cô nàng Jisoo. Ngay từ khi còn đi học, nữ ca sĩ nhà YG đã được nhận xét là một cô học trò được luôn được thầy cô bạn bè yêu mến vì tính cách hòa đồng, thân thiện của mình.
Có thể nói, Jisoo là thành viên được đánh giá cao nhất Blackpink. Em đã luôn có ước mơ trở thành một nàng ca sĩ giỏi giang giống như Jisoo. Vậy nên em sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành một người ca sĩ thành đạt như cô.
Tham khảo :
Nếu có ai đó hỏi con, thần tượng của con là ai, con sẽ không do dự trả lời chính là Mẹ con - không phải là một người vĩ đại, hay một thiên tài, hay một ca sĩ nổi tiếng, không là người đẹp nhất mà đó là một người rất đỗi bình thường.“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôiVà mẹ em chỉ có một trên đời!”Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau sinh ra con. Mẹ luôn gần gũi, ân cần bên con mỗi khi vui buồn. Mẹ không đơn thuần chỉ là mẹ, mà còn là người bạn mà con có thể sẻ chia tâm sự. Ngay từ khi con mới ra đời, mẹ đã nhẹ nhàng ôm con vào lòng, âu yếm hát ru những bài ca dao quen thuộc mà có lẽ những em bé thời nay chắc ít được nghe! Mẹ chăm con từ miếng ăn giấc ngủ.Rồi đến khi con cắp sách đến trường, ba mẹ luôn bên con, dạy dỗ con; ngày xưa gia đình bà ngoại nghèo nên mẹ chỉ học đến lớp 9, nhưng điều con học được từ mẹ không đơn giản là kiến thức sách vở mà nhiều hơn thế. Ba mất, một mình mẹ chèo chống nuôi chúng con ăn học, vừa làm cha, vừa làm mẹ, vượt lên trên những khó khăn và bất công của số phận. Con học được cách yêu thương từ những yêu thương mẹ dành cho chúng con, học cách chăm sóc quan tâm, dành tình thương cho tất cả mọi người ,sống một cách mạnh mẽ khi gặp khó khăn. Con sẽ cố gắng học cách sống biết vượt qua khó khăn như mẹ, sẽ ko bao giờ là cô đơn khi xung quanh mình luôn có những người bạn, học sự nhẫn nại của mẹ, sống vì người khác chứ ko phải sống cho riêng mình. Con biết mẹ cố gắng vượt qua tất cả vì một động lực thật lớn, đó là lo cho cuộc sống của các con sau này. Con cảm ơn mẹ thật nhiều.Mẹ trong con thật phi thường và nhân hậu. Con cám ơn mẹ thật nhiều, điều mà con chưa bao giờ nói hết được bằng lời!!! Cám ơn những lời dạy dỗ của mẹ, cám ơn sự hy sinh và công lao to lớn của mẹ, suốt đời con sẽ không quên. Cảm ơn đời đã cho con một người mẹ tuyệt vời. Cảm ơn mẹ đã cho con biết thế nào là yêu thương, thế nào là trải nghiệm, nhờ đó mà con trưởng thành hơn, thích nghi tốt hơn với mọi hoàn cảnh, bao chướng ngại mà con đã và sẽ gặp trên quãng đường sắp tới mà con sẽ đi.“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”MẸ ƠI!!! Con muốn nói thật to cho cả thế giới biết rằng “CON YÊU MẸ THẬT NHIỀU!!!”#HLink : Kể về một thần tượng của em - Ngữ văn Lớp 6 - Bài tập Ngữ văn Lớp 6 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 6 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dụcVũ bế bé Bạch lên rồi cân được bao nhiều trừ đi số cân của Vũ sẽ ra cân của bé Bạch
Vũ bế bé Bạch lên rồi cân cả 2 người,xong trừ đi cân nặng của Vũ sẽ ra cân nặng của Bạch
Sau khi được Thạch Sanh xá tội, mẹ con Lí Thông lập tức quay về quê để làm ăn lương thiện. Bỗng nhiên, trời đang nắng hóa âm u.Thạch Sanh thấy liền biết là Thượng Đế sai Ông Thiên Lôi xuống trừng phạt mẹ con Lí Thông, chàng liền xin vua rồi bay đến chỗ họ.Hai mẹ con nhà nọ vẫn chưa biết là Ông Thiên Lôi đã ở đó nên vẫn cứ ung dung đi.Rồi..." Đùng! Đùng! Đùng!" , tiếng sấm rền vang, mẹ con Lí Thông giật mình, nằm cuối xuống. May sao Thạch Sanh tới kịp và dùng sức mạnh của mình để che chở mẹ con họ.Chàng dùng đến những phép thần thông đánh lại Ông Thiên Lôi. Hai bên cứ giao chiến mãi rồi Thạch Sanh thắng. Ông Thiên Lôi vẫn tỏ ra kiêu ngạo:" Hừ, may là có nhà ngươi, nếu không ta đã nướng chín hai kẻ bội bạc ấy rồi!" Nói rồi, Ông bay về trời.
Mẹ con Lí Thông lạy Thạch Sanh như sùng bái thần thánh rồi lại tiếp tục lên đường. Kể từ đó, họ làm ăn tốt và được nhân dân yêu quý.
Trả lời:
Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi bên gốc đa, đốn củi kiếm sống qua ngày. Lí Thông- một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, bèn lân la kết nghĩa huynh đệ để lợi dụng. Đến lượt hắn nộp mạng cho chằn tinh dung dữ ăn thịt, hắn đã lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Nào ngờ, chàng giết được chằn tinh, hắn lại âm mưu để Thạch Sanh bỏ trốn, đem đầu chằn tinh nộp cho vua và được phong lên làm quận công. Vua có một cô công chúa đến tuổi lấy chồng nhưng không may bị đại bàng quắp đi. Một lần nữa, Lí Thông lại nhờ sự giúp đỡ của Thạch Sanh mà đem được công chúa về cho nhà vua. Trong lúc cứu công chúa, Thạch Sanh đã giết được đại bàng cứu được thái tử con vua Thủy Tề bị giam trong cũi sắt đã lâu. Chính nhờ vậy, chàng được vua Thủy Tề khoản đãi hậu hĩnh nhưng chỉ xin nhận một cây đàn thần rồi trở về gốc đa. Còn xô công chúa từ sau khi được cứu khỏi hang ổ của đại bàng thì bỗng dưng không cười không nói vì bị hồn đại bàng và chằn tinh trả thù. Nhà vua lo sợ vì đã chạy chữa nhiều nơi mà bệnh tình của công chúa vẫn không hề khuyên giảm. Thạch Sanh xin được vào yết kiến nhà vua, hứa sẽ chữa khỏi bệnh cho công chúa. Chàng cầm cây đàn dạo lên khúc nhạc đầu, tiếng đàn vừa cất lên, công chúa như bừng tỉnh khỏi cơn mơ. Nàng bỗng cười nói được như thường. Vua cha quá đỗi mừng rỡ, ban thưởng cho chàng và nghe chàng kể hết mọi sự tình bấy nay chàng lập được công nhưng luôn bị tên Lí Thông mưu mô giành giật. Trước sự giận dữ của nhà vua, Thạch Sanh xin cho hai mẹ con Lí Thông một con đường sống để họ được trở về làm người lương thiện. Nào ngờ với bản chất xảo quyệt, hắn vẫn chứng nào tật ấy, lợi dụng lòng tin của chàng, ăn trộm đàn thần và chạy trốn thật xa. Hắn muốn dùng cây đàn để kiếm tiền sinh lợi nhưng ngờ đâu trong tay hắn, đàn thần cũng chỉ là một khúc gỗ tầm thường không hơn không kém. Quả báo ngày nào rồi cũng đến, hắn sống trong bệnh tật triền miên, bị người đời khinh rẻ. Đó chính là kết cục bi thảm nhất của kẻ phản bội, sống thiếu tình cạn nghĩa. Còn về Thạch Sanh, chàng được nhà vua truyền ngôi nhưng phải bay về trời theo lệnh của Ngọc Hoàng. Chàng xuống hạ giới chỉ là để thử thách tấm lòng lương thiện của phàm nhân, dạy cho con người biết ở hiền gặp lành và kẻ độc ác như Lí Thông sẽ có ngày gặp ác báo.
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Trong tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi", một trong những nhân vật được tác giả tập trung khắc họa đó chính là nhân vật người anh đã để lại trong người đọc nhiều cảm xúc. Vốn là người không có năng khiếu hội họa nên khi thấy em gái mình chế mãu, người anh đã đặt cho em biệt hiệu là Mèo. Điều này nói lên tính cách hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai. Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng, mẹ thì không kìm được cơn xúc động. Chính từ lúc ấy, người anh trai "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc". Người anh trai là tỏ ra buồn rầu,bực bội với em, bởi người anh không tìm thấy ở mình bất cứ tài năng gì, và cứ thế cậu càng ngày càng tạo khoảng cách xa hơn với người em. Đó là biểu hiện của sự ti, mặc cảm, tự ái. Khi em gái và bố mẹ trở về từ trại thi vẽ quốc tế đều vui sướng, hân hoan vì Mèo giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra".Đến khi đứng trước bức tranh được giải Nhất của em gái mình, tâm trạng của người anh đan xen, phức tạp. Đó là xúc động cao độ đến mức "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Cuối cùng là sự xấu hổ vì bản thân mình.Người anh đáng trách nhưng cũng đáng thông cảm vì những tính xấu trên chỉ là nhất thời, Sự hối hận, day dứt, nhận ra tài năng của em, quan trọng hơn là tấm lòng bao la của người em chứng tỏ cậu là người muốn sửa, muốn vươn lên và biết ganh tị là xấu xa.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi.
Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần "Mèo" (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. "Mèo" yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt "khó ưa" của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào ! Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Quê em vốn là một miền quê giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Thuở ấu thơ là những lần được ngồi trên cầu hay bờ đê, ngắm nhìn cánh đồng lúa bát ngát, cây đa đầu làng, mái đình cổ kính, còn nghe thấy tiếng chuông nhà thờ từ xa xa vọng lại từ phía bên kia của song. Quê em cũng nổi tiếng với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đất đai màu mỡ, lúa tốt bởi có con sông phù sa bồi đắp đất. Đó chính là nhờ con sông quê thân thuộc vẫn luôn chảy bao bọc lấy những giá trị văn hoá.
Nhìn từ trên cao, con sông uốn lượn mềm mại, nối khúc như dải lụa vắt qua những cánh đồng lúa xanh rì. Nước sông trong veo quanh năm. Mỗi khi mùa xuân đến, con sông cũng gợi những xúc cảm ấm áp, giống như một bác nông dân cần cù đem phù sa bồi đắp đất, đem nguồn nước tới cho cánh đồng thêm xanh tốt, đem những nụ cười hạnh phúc, yên lòng trên khuôn mặt của những người nông dân ngày ngày chăm sóc. Hai bên bờ đê thoai thoải, mỗi mùa hè là mỗi lầm cả bọn rủ nhau đạp xe lên đê, cởi dép nô đùa. Những tiếng cười rộn rã vang khắp cả con đường, có lúc tinh nghịch lại bày trò chơi cãi nhau chí choé, thế nhưng đến lúc nô đùa mệt, cả lũ ngồi cạnh nhau trò chuyện. Giống như biết được, con sông lại mang những cơn gió mát thổi cho chúng em, đem những câu chuyện con nít gắn với tuổi thơ, bầu trời xanh phản chiếu mờ mờ trên mặt nước. Những tia nắng nhẹ chiếu xuống trông xa con sông như một tấm thảm lấp la lấp lánh, tia nắng như ông mặt trời nhỏ tung tăng chạy nhảm trên chiếc thảm đỏ. Những chiếc thuyền nan, thuyền đánh cá ngược xuôi. Từng chiếc lưới được tung ra giũ xuống kéo theo những mẻ cá tươi và đa dạng. Mùa thu, con sông lại nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Có phải vì hương lúa, hương vị đồng quê nhuốm theo nước sông vừa thơm lại vừa trong mát. Ngày nào cũng vậy, cứ đi học xong là cả lũ lại rủ nhau ra đây bơi, sông không sâu lắm, lúc xuống nước giống như được dòng nước ôm ấp, vỗ về.
Vị của quả ổi chín, hương thơm của bông lúa, màu sắc của cây đa bên sông… đều do nước ngọt, phù sa của sông mà có. Con sông gắn bó với người dân quê em từ bao nhiêu năm nay, đã là một phần không thể thiếu trong cảnh đẹp quê.
Tham khảo:
"Anh đi nhớ mãi dòng sông. Long lanh một dải nước trong hiền hòa. Nhớ nhiều những lúc đôi ta. Bên bờ sông nhỏ chiều tà dần buông". Những câu thơ trong bài thơ "Con sông quê hương" cứ vang vọng mãi trong lòng tôi như một khúc hát gợi nhớ những kỉ niệm mơn man của tuổi thơ, gắn liền với con sông quê.
Con sông quê nằm ven bờ ruộng. Nhìn từ xa, con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Mùa đông, nước chảy lặng lờ như khoác trên mình chiếc áo dày dặn để giữ ấm. Xuân sang, con sông như khoác trên mình chiếc áo mới. Sáng mùa xuân trong trẻo tinh khôi, khi có những tia nắng mặt trời đầu tiên chiếu rọi, dòng sông bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài trong đêm tối. Nắng rọi xuống dòng sông, lấp lánh như dát vàng, dát bạc. Thỉnh thoảng, vài chú cá dái ngoi lên đớp mồi rồi nhanh chóng lặn mất để lại những vòng tròn lan xa. Hai bên bờ sông, tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Những bông lúa thì con gái đang đung đưa trước gió làm duyên. Xa xa thấp thoáng bóng mấy chú cò trắng đang mải miết đi tìm mồi. Khi nàng xuân nhẹ nhàng bước xuống trần gian, con sông như trôi nhanh hơn để bắt nhịp cuộc sống. Dòng chảy chậm rãi hiền từ, thỉnh thoảng cuốn theo đôi ba nhánh lục bình dập dềnh trên mặt sông. Những cành lục bình tim tím, lá xanh nhỏ trôi lững lờ thản nhiên như thêm vẻ đẹp tươi tắn, ấm áp cho dòng sông quê tôi. Chiều chiều, từng đàn vịt lội xuống sông tắm. Những chú vịt trắng muốt, kêu "quạc quạc" inh ỏi như xé toạc bầu không khí yên tĩnh của buổi chiều quê.
Hè sang, con sông biến đổi hẳn. Những đợt sóng cuộn trào liên tục mang phù sa bồi đắp cho cánh đồng châu thổ màu mỡ. Buổi sáng, dòng sông uốn lượn như dải lụa đào. Trên mặt nước còn le lói ánh đèn vàng trong cái chòi nhỏ của bác nông dân. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Chiều xuống, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy. Vài người đã có tuổi thì ung dung thả cần câu để câu cá, tiếng nói cười rôm rả hai bên bờ sông nhộn nhịp lạ thường. Bọn trẻ quê thích nhất là được ra sông tắm mỗi buổi chiều hè. Được đắm mình trong làn nước mát lành, nô đùa thỏa thích thật là một thú vui mà bất cứ đứa trẻ quê nào cũng ưa chuộng. Mùa thu, nước sông trong vắt như tấm gương soi bóng mây trời. Mùi thơm của chín vàng ươm hòa quyện với mùi phân trâu, hương nước trong mát tạo thành một mùi hương không thể phai trong lòng mỗi người con xa xứ.
Dòng sông quê mãi mãi là một phần kí ức không thể phai trong tim mỗi con người, là người mẹ hiền từ ôm ấp lấy xóm làng, là nhân chứng cho những kỉ niệm ngây dại của tuổi thơ. Dù có đi đâu xa, con người luôn biết hướng về dòng sông quê hương, hướng về nguồn cội yêu dấu.
#H
Link:Tả dòng sông quê hương em - Dàn ý + 9 bài văn mẫu Tả dòng sông lớp 6 - VnDoc.com