K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 

xin tiick

29 tháng 11 2021

Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc...
Đọc tiếp

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. (Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích

0
14 tháng 12 2021

chị ơi em nghĩ là B

chị cho em nhé

29 tháng 11 2021

?????????

29 tháng 11 2021

à mik  đang tìm bạn trên ni ấy mà đửng để ý

29 tháng 11 2021

.
Phương pháp thuyết minh:

3.1. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

3.2. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm...

3.3. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

3.4. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.

3.5. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

3.6. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật...

4. Các bước làm bài văn thuyết minh:

Bước 1:

Xác định đối tượng thuyết minh.

Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết

Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

29 tháng 11 2021

rdhbrxfhxsrtrsyhxtgfhdr

28 tháng 11 2021

a, càng -càng
b, vì
c,do
d, và

28 tháng 11 2021

Có thể khẳng định như vậy: lạc quan thuộc yếu tố tinh thần nhưng chứa đựng một năng lượng tạo nên sức bật mạnh mẽ, tích cực, trong sáng… giúp con người vượt mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Chúng ta biết, giông tố cuộc đời, những hoạn nạn, gian lao không ai muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tùy vào cách đối diện mà khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn hay chùn bước, buông bỏ… Tinh thần lạc quan khi đó là vô cùng quan trọng.

Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, “thấy” được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo chiều tích cực nhất.

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Quế ở TP. Hồ Chí Minh đã chiến đấu với đại dịch COVID-19 để bảo toàn mạng sống khi chị và chồng đều là F0 nặng, rất nặng là một minh chứng cụ thể nhất cho tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống khi mọi thứ gần như bế tắc, “bóng tối” rình rập, bủa vây…

Nhận được tin chồng nguy kịch, “có thể tử vong trong nay mai”, chị Nguyễn Thị Quế (27 tuổi, cũng là F0) sau cú sốc quá nặng, đã lấy lại bình tĩnh, rồi đánh liều nhắn tin đến Fanpage Bệnh viện Chợ Rẫy (tuyến cuối chữa trị bệnh COVID-19) xin các bác sĩ cứu chồng. Chồng chị là anh Trần Văn An (28 tuổi) là bệnh nhân nặng nhất trong gia đình 6 người. Anh được điều trị tại Bệnh viện Thủ Đức. Những ngày đầu, vợ chồng luôn liên lạc với nhau qua điện thoại. Nhưng đến ngày 29/7/2021 thì chị mất liên lạc, số máy của anh chỉ “tút tút” vô vọng dù mỗi ngày chị gọi đến hàng chục lần… “Tôi trải qua những ngày cực kỳ lo lắng, sợ hãi, sợ chồng đã gặp chuyện xấu nhất” - chị nói. Và 10 ngày sau chị nhận được cuộc gọi từ bệnh viện thông báo anh phải đặt nội khí quản, tình trạng rất nguy kịch, nguy cơ tử vong trong nay mai…

Dù rất suy sụp, nhưng tôi cố gắng liên lạc khắp nơi, tìm một cơ hội sống cho chồng. “Rải” tin nhắn khắp các bài đăng trên trang cá nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy… cầu xin các y, bác sĩ cứu giúp, chị nuôi hy vọng các y, bác sĩ sẽ đọc được. Và dòng tin “sẽ cố gắng hết sức” là phép màu hy vọng le lói trong tôi. Bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã liên hệ với Bệnh viện Thủ Đức - nơi chồng chị điều trị để tìm hiểu tình trạng bệnh của bệnh nhân, và đồng ý chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh An được nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mê man, thở máy hỗ trợ gần như ở mức cao nhất. Vậy mà sau 5 ngày được y, bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bệnh nhân đã dần cải thiện, được rút nội khí quản, tình trạng bệnh đã khỏe dần lên…

Trải qua cuộc sinh tử căng thẳng, anh An cho biết mình “được cứu sống như một kỳ tích”, một phép màu nhờ sự nỗ lực, tích cực của y, bác sĩ mà “ông bụt” là bác sĩ Trần Thanh Linh tài giỏi qua lời cầu cứu sinh tử của vợ trước đó…

Câu chuyện thần kỳ này, suy đến cùng là nhờ người vợ (chị Quế) có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào cái tâm “lương y như từ mẫu” của y, bác sĩ, biết giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tích cực trong suy nghĩ, hướng về “ánh sáng của sự sống” như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời… Và đã làm nên kỳ tích!

Thử giả dụ - giả dụ thôi, nếu người vợ thiếu niềm tin, bi quan, không nuôi hy vọng, nhìn cái gì cũng tối, cái gì cũng khó, như đường cùng không lối mở, thì làm gì có động lực, quyết tâm, ắt sẽ chấp nhận số phận, chấp nhận bỏ cuộc… Và sẽ có một kết cục khác, đau lòng?!

Lạc quan còn là thái độ sống. Đó là sự tươi vui, phấn khích, suy nghĩ tích cực - một thái độ sống luôn biết cười và “dám” cười. Lạc quan như là liều thuốc bổ cho cuộc sống thêm tươi đẹp (một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ) - Liều thuốc ấy dành cho tất cả mọi người nếu “biết giữ” lấy nó. Khi đó chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa; giúp ta tránh những hiểm họa trong đời. Có một điều “gặp gỡ” rất thú vị là lạc quan và người sống lạc quan rất yêu đời, yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng sắc màu tươi đẹp nhất (Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày mới để yêu thương)…

Chúng ta không khỏi ngậm ngùi trước ước mơ được làm cô giáo dạy trẻ, làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, hay làm chú phi công… của những em bé không may bị căn bệnh hiểm nghèo nhưng ước mơ không bao giờ tắt - Đó chính là tinh thần lạc quan, trong sáng của các em…

Lạc quan còn giúp con người ta bình tĩnh xử lý mọi tình huống một cách hiệu quả nhất.

Đại dịch COVID-19 khiến mỗi người, mỗi gia đình đều phải gánh chịu tác động tiêu cực không mong muốn. Nhiều gia đình cùng một lúc, tai họa ập đến không từ một ai.

Gia đình 8 F0 của chị Nguyễn Thị Ngọc Linh - Chủ tịch Hội LHPN Phường 13, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh là một điển hình - Gia đình chị có tất cả 9 người. Ngày 13/7/2021 đã nhận được thông báo có 8/9 người trong gia đình là F0, “khi nghe tin sét đánh, cả gia đình lo sợ, cuộc sống xáo trộn trong tích tắc… Thế nhưng tinh thần đã sẵn sàng nếu chẳng may là F0, cùng với kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, từng xông pha giúp đỡ, hướng dẫn cho nhiều F1, F0 trước đó…, tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần” - chị chia sẻ. Động viên gia đình không bị quan, dặn dò từng thành viên chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhằm chủ động khi có điều động đi điều trị của ngành Y tế. Chị và con trai điều trị tại nhà, các thành viên khác tùy theo triệu chứng đã được chia tuyến về nhiều nơi điều trị khác nhau.

Và cũng từ việc bình tĩnh, lạc quan, đối mặt, chiến đấu với vi-rút, gia đình chị đã vượt qua những ngày đáng nhớ nhất… Nói thì nghe nhẹ nhàng thế thôi, chứ ngày ấy là cả một sự lo lắng, hoảng loạn, suy sụp tinh thần.

Còn đây là bộc bạch chân thật của bà Lê Thì Rảnh - một bệnh nhân COVID-19 cao tuổi, thập tử nhất sinh: Tôi đã chiến thắng bạo bệnh nhờ vào sự tích cực cứu chữa của các y, bác sĩ, nhân viên y tế và… tinh thần lạc quan, tin tưởng - Sự lạc quan tin tưởng và những suy nghĩ tích cực sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh ngay cả trong thời điểm ngặt nghèo nhất. Tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực khiến tôi nhẹ lòng, động viên mình cố gắng, cố gắng thật nhiều để chiến thắng dịch bệnh. Đó cũng là cách để trả ơn những người thầy thuốc khi họ đã quá nhiều vất vả, gian lao vì người bệnh…

Từ 3 câu chuyện của 3 gia đình chiến thắng COVID-19 trở về cuộc sống bình an sau bao ngày “chiến đấu” quyết liệt với tử thần - dù những bị quan, sợ hãi, suy nghĩ tiêu cực vẫn có trong nhất thời… Cái lớn hơn hết là họ “gặp nhau” trong tinh thần lạc quan - đó là năng lượng tích cực vượt qua gian khó!

“Chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn có được một nửa thành công” - Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo hay tuyệt đối điều gì. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, nó chỉ đến khi ta biết tạo cho mình một tinh thần lạc quan, tin tưởng, không sợ bất cứ khó khăn nào.

27 tháng 11 2021

Rác thải ni lông đã trở thành một vấn đề nhức nhối, được mọi người hết sức quan tâm trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm như ngày nay. Hiểu một cách đơn giản, rác thải ni lông là những rác thải khó phân hủy, chúng tích tụ hàng nghìn năm, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống của con người. Hàng ngày, có hàng tấn rác thải bị con người ném thẳng ra môi trường mà không hề bận tâm đến hậu quả sau đó. Một khối lượng rác thải khổng lồ như vậy đổ ra môi trường gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Chúng gây nên mùi hôi thối, khó chịu cho con người. Hơn hết, nếu không được xử lí đúng cách, rác thải sẽ tòn tại dưới dạng chất rắn khó phân hủy, nếu chúng ngấm vào trong chất sẽ gây ô nhiễm  đất cùng nguồn nước ngầm, gây nên bao bện tật cho sinh vật và con người. Cũng vì thế, rau quả, thức ăn hàng ngày của chúng ta cũng sẽ bị nhiễm độc, con người ăn vào những loại đồ ăn ý sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh ung thư. Chưa kể đến việc, những bãi rác ngổn ngang khắp nơi sẽ gây mất mĩ quan du lịch, tạo ấn tượng xấu cho du khách nước ngoài mỗi lần đến Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực ngay lúc này để bảo vệ môi trường và ngăn chặn những hậu quả xấu nhất xảy ra. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân cần tự tìm hiểu và nâng cao ý thức của mình về việc bảo vệ môi trường. Cần lập ra những đội dọn dẹp rác ở địa phương để xử lí rác thải. Đồng thời chúng ta cần kêu gọi mọi người dùng những sản phẩm bảo vệ môi trường thay cho túi ni lông. Đây là những biện pháp thiết thực nhất mà chúng ta cần nhau chung tay để loại bỏ rác thải gây ô nhiễm môi trường. Mỗi người hãy là một phần tử nhỏ trong phần tử lớn xã hội để giữ gìn môi trường của chúng ta luôn được xanh - sạch - đẹp.

  THAM KHẢO THÔI NHA BẠN  CHÚC HỌC TỐT
MÌNH HỌC LỚP 10 NÊN CÁI NÀY CHẲNG KHÓ J

28 tháng 11 2021

cảm ơn bạn