Viết 1 đoạn văn về môi trường trong đó có sử dụng từ đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Gợi í thoy ha ! viết về qê hương em nông thôn ik ! hãy so sánh vs ở thành thị
Vận dụng đồng dao vào việc làm thơ, tức vận dụng các đặc điểm về thể loại của đồng dao để sáng tác thơ cho/của thiếu nhi. Đặc điểm về thể loại của đồng dao, đó là các đặc điểm về thể thơ, vần nhịp, hình ảnh, kết cấu, cách tạo nghĩa, mô hình,... Vậy vận dụng đồng dao vào việc làm thơ, thì vận dụng đặc điểm nào? Hay vận dụng tất cả?
Chu Thị Hà Thanh trong bài viết “Ảnh hưởng của đồng dao đối với thơ thiếu nhi hiện đại” đăng trên tạp chí Nguồn sáng dân gian, đã quan tâm đến thể thơ. Tác giả viết: “...Chúng tôi đã chứng minh được sức mạnh của đồng dao với hình thức thơ hai, ba, bốn chữ là phù hợp với tư duy, trình độ nhận thức của trẻ, cũng như hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các chức năng đối với trẻ như chức năng diễn xướng, chức năng cung cấp tri thức khoa học cho trẻ. Các nhà thơ hiện đại khi sáng tác thơ cho thiếu nhi cũng đã bắt đúng mạch tâm sinh lí của trẻ mà vận dụng triệt để ưu thế của các thể thơ hai, ba, bốn chữ này” (2). Thanh Tịnh ở bài “Những nét dân gian trong thơ sáng tác cho thiếu nhi” in trong tập Bàn về văn học thiếu nhi, đã quan tâm đến cả thể thơ lẫn vần điệu. Tác giả viết: “Hình thức nên theo thể thơ của dân tộc: từ 2, 3, 4, 5 chữ, rồi 6 - 8. Chứ loại thơ 7 chữ (tứ tuyệt - bát cú) hay 8 chữ xem ra chưa thích hợp lắm. Điều nên tránh là làm thơ một câu nhiều chữ quá hay thơ không vần. Vần điệu là nhạc trong thơ, đối với các em lại rất cần để dễ nhớ, dễ hiểu” (3).
Thử đọc một đoạn trích sau:
...Dọn từ kênh Tráp,
Cho đến Tả Đo.
Hỏi thăm hỏi dò,
Rừng xanh nước biếc.
Cọp gầm voi thét,
Lạ lùng lắm thôi!
Trù ăn không vôi,
Làm sao cho đỏ?
Hàng chợ nỏ có,
Lấy gì bán mua?
Sớm mong chóng trưa,
Trưa mong chóng tối...
Đoạn trích này theo thể thơ bốn tiếng, có vần chân, từng cặp bằng trắc nối tiếp nhau (một kiểu vần cơ bản của đồng dao), tức đáp ứng yêu cầu về thể thơ, về vần được đặt ra, nhưng hầu như nó chẳng có được điều mà các nhà thơ và trẻ em mong đợi (4). Điều muốn làm rõ ở đây, là thể thơ bốn tiếng và lối gieo vần dù có theo kiểu đặc trưng của đồng dao, cũng chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải đã đủ.
2. Sự vận dụng đặc điểm về thể loại của đồng dao vào việc làm thơ
2.2. Như đã bàn ở trên, vận dụng đặc điểm về thể loại của đồng dao vào việc làm thơ không chỉ riêng thể thơ và vần, mà cần đến một số yếu tố nữa. Nói cách khác, phải huy động tất cả các đặc điểm vốn có của thể loại, trong đó, kết cấu và mô hình là hai yếu tố chủ chốt (tự thân hai yếu tố này cũng bao hàm các yếu tố khác như thể thơ, vần nhịp, hình ảnh, cách tạo nghĩa,...).
Trong một nghiên cứu khác, người viết đã chia đồng dao theo hai loại kết cấu: kết cấu đơn giản và kết cấu phức hợp. Ở loại kết cấu phức hợp, trừ kiểu mẩu truyện nhỏ, hai kiểu còn lại là kết cấu chuỗi sự vật, sự việc có liên kết chủ đề hay không và kiểu kết cấu phức hợp đặc biệt, chiếm tổng cộng 65,22% kho tàng đồng dao. Đây là các kiểu loại đồng dao cơ bản. Vấn đề vận dụng đặc điểm về thể loại của đồng dao vào việc làm thơ, qua đó, có thể chỉ xét theo các kiểu loại kết cấu vừa nói, và với một số các sáng tác thơ đã công bố.
2.3. Theo đó, bài thơ đầu tiên cần phải chép ra đây là bài “Kể cho bé nghe” của Trần Đăng Khoa (sáng tác năm 1969, tác giả 11 tuổi):
Hay nói ầm ĩ,
Là con vịt bầu.
Hay hỏi đâu đâu,
Là con chó vện.
Hay chăng dây điện,
Là con nhện con.
Ăn no quay tròn,
Là cối xay lúa.
Mồm thở ra gió,
Là cái quạt hòm.
Không thèm cỏ non,
Là con trâu sắt.
Rồng phun nước bạc,
Là chiếc máy bơm.
Dùng miệng nấu cơm,
Là cua là cáy... (5)
So sánh bài thơ này với bài đồng dao sau:
Đầu trọc lông lốc,
Là cái bình vôi.
Mồm rộng loe môi,
Là cái thìa ốc.
Đôi chân xám mốc,
Là con diệc trời.
Ngủ đứng ngủ ngồi,
Là con cò trắng.
Hay bay hay tắm,
Là con le le,...
Chúng cùng có các đặc điểm chung:
1) Về thể thơ: cùng theo thể thơ bốn tiếng;
2) Về vần: vần chân, từng cặp bằng trắc nối tiếp nhau một cách đều đặn;
3) Về kết cấu: kết cấu chuỗi sự vật không liên kết chủ đề, cứ hai dòng thơ thể hiện một đơn vị nghĩa;
4) Về mô hình: mô hình P là a A (P: dòng đầu, nêu đặc tính của A; “là a A”: dòng thứ hai, a A: tên vật - a: đơn tiết, A: song tiết). Đây là mô hình mà đồng dao dùng để tạo nên 20 bài dạng vè (“Vè các loại trái”, “Vè các loại chim”, “Vè các loại cá”,...), và một số bài khác; thí dụ: “Dây ở trên mây; Là trái đậu rồng; Có vợ có chồng; Là trái đu đủ; Chặt ra nhiều mủ; Là trái mít ướt;...” (“Vè các loại trái”).
Bốn yếu tố vừa nêu thuộc đặc điểm cơ bản của đồng dao. Cho nên, có thể nói, Trần Đăng Khoa đã vận dụng đồng dao để sáng tác nên bài thơ.
Tiếp theo, là hai bài của M.H. (6):
Bài “Đi theo phương hướng”:
Đi về phía đông,
Có rồng có mây;
Đi về phía tây,
Có bầy chuột nhắt;
Đi về phía bắc,
Có dãy núi lam;
Đi về phía nam,
Có con thỏ trắng.
Bài “Thả đỉa”:
Thả đỉa ba ba:
Làm ngỗng, làm gà,
Làm voi, làm gấu,
Làm anh cá sấu,
Làm chị ễnh ương,
Làm bác cầy hương,
Làm con đỉa đói!
So sánh hai bài này với hai bài đồng dao “Buổi mai ngủ dậy” và “Hu chựng vựng” (trích đoạn, dẫn theo thứ tự), sau:
-...Gặp mụ bán hương,
Hương thơm phưng phức.
Gặp mụ bán mứt,
Mứt đen thùi thui.
Gặp mụ bán chui,
Chui nhọn vẻo vẻo.
Gặp mụ bán kẹo,
Kẹo dẻo như da.
Gặp mụ bán ca,
Ca kêu cút kít... ( )
-...Một con trâu nằm,
Một trăm bánh dày,
Một bầy heo lang,
Một sàng bánh ú,
Một hũ rượu ngon,
Một con cá thiều,
Một niêu cơm nếp,
Một xếp bánh chưng,...
Hai bài thơ vừa dẫn đều theo thể bốn tiếng.
Bài “Đi theo phương hướng” và đoạn trích bài đồng dao “Buổi mai ngủ dậy” có cùng một kiểu gieo vần như vừa trình bày, theo kết cấu chuỗi sự vật có liên kết chủ đề (bài thơ nói về bốn hướng, đoạn trích bài đồng dao nói về các loại hàng hoá), cứ hai dòng thơ thể hiện một đơn vị nghĩa. Bài thơ có mô hình Đi về phía A, có B (A: bốn hướng; B: sự vật, hiện tượng), đoạn trích bài đồng dao có mô hình Gặp mụ bán A, A (thì) x (A: hàng đem bán; x: đặc tính của A). Hai mô hình đều nối vần theo lối: tiếng cuối dòng đầu vần với tiếng cuối dòng sau của mô hình trước, tiếng cuối dòng sau vần với tiếng cuối dòng đầu của mô hình sau, sao cho trong một mô hình đều có vần bằng và vần trắc. Thí dụ:
Gặp mụ bán chui
Chui nhọn vẻo vẻo
GẶP MỤ BÁN KẸO
KẸO DẺO NHƯ DA
Gặp mụ bán ca
Ca kêu cút kít
Bài “Thả đỉa” và đoạn trích bài đồng dao “Hu chựng vựng” không cùng một kiểu gieo vần: bài “Thả đỉa” gieo vần như vừa trình bày, đoạn trích bài đồng dao “Hu chựng vựng” gieo vần theo kiểu, nếu lấy một dòng thơ để xét, thì tiếng thứ hai của dòng này vần với tiếng cuối của dòng trước, tiếng cuối của dòng này vần với tiếng thứ hai của dòng sau. Chúng đều theo kết cấu chuỗi sự vật (bài thơ có liên kết chủ đề, là nói về các con vật, đoạn trích bài đồng dao không có liên kết chủ đề), cứ mỗi dòng thơ thể hiện một đơn vị nghĩa. Bài thơ (trừ dòng đầu) có mô hình Làm (a) A (A: tên con vật; a: từ xưng gọi), đoạn trích bài đồng dao có mô hình Một (đơn vị) A (A: thức ăn hoặc con vật cho thịt). Ngoài ra, bài thơ dùng hình ảnh “Thả đỉa ba ba”, một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của đồng dao.
Qua đó, cũng có thể nói, tác giả của hai bài thơ này đã phần nào vận dụng đặc điểm của đồng dao để làm nên chúng.
2.4. Môt số bài thơ khác có mức độ vận dụng đồng dao hạn chế hơn hai trường hợp vừa trình bày, chẳng hạn:
Bài “Tiếng con chim ri” (trích từ: Trần Gia Linh, Nguyễn Thu Thuỷ, Dung dăng dung dẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1989; tr 104):
Tiếng con chim ri,
Gọi dì gọi cậu;
Tiếng con sáo sậu,
Gọi cậu gọi cô;
Tiếng con cồ cồ,
Gọi cô gọi chú;
Tiếng con tu hú,
Gọi chú gọi dì;
Mau mau tỉnh dậy mà đi ra đồng!
Bài “Ai dậy sớm” của Võ Quảng:
Ai dậy sớm,
Bước ra nhà;
Cau ra hoa,
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm,
Đi ra đồng;
Có vừng đông,
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm,
Chạy lên đồi;
Cả đất trời,
Đang chờ đón!
Bài “Tiếng con chim ri”, trừ dòng cuối, những dòng còn lại theo thể thơ bốn tiếng, vần như bài “Kể cho bé nghe” đã nêu, theo kết cấu chuỗi sự vật có liên kết chủ đề, cứ hai dòng thơ thể hiện một đơn vị nghĩa, với mô hình Tiếng con (chim) A, gọi C gọi D (A: tên chim; C, D: từ xưng gọi (8)). Nếu không tính dòng cuối thì đây là một bài thơ vận dụng đặc điểm của đồng dao rất rõ. Nhưng dòng thơ cuối này lại đóng vai trò then chốt đối với bài thơ: a) Về hình thức: nó có tác dụng liên kết, khiến bài thơ trở nên chặt chẽ, logic; b) Về nội dung: nó nêu rõ ý nhắc nhở mọi người dậy sớm để ra đồng làm việc. Do vậy, chỉ có thể nói, tác giả đã vận dụng một mức độ nhất định đặc điểm của đồng dao để sáng tác nên bài thơ.
Bài “Ai dậy sớm” theo thể thơ ba tiếng, gieo vần chân theo từng cặp bằng trắc nối nhau liên tục (như cách gieo vần của bài đồng dao “Tập tầm vông”: Tập tầm vông; Chị lấy chồng; Em ở goá; Chị ăn cá; Em mút xương; Chị nằm giường; Em nằm đất;...”), gồm ba khổ, mỗi khổ (bốn dòng) diễn đạt một ý; với chủ đề: ai dậy sớm và vận động càng nhiều thì phần thưởng dành cho càng lớn (nhằm động viên trẻ ngủ dậy sớm và rèn luyện thân thể, sống gắn bó với tự nhiên). Tuy đồng dao không có bài nào theo kết cấu chuỗi mà có đơn vị nghĩa được diễn đạt quá hai dòng thơ, nhưng các khổ thơ ngắn và tách bạch về nghĩa của bài này vẫn ít nhiều tạo mối liên tưởng đến loại kết cấu ấy. Nói khác đi, bài thơ cũng có đôi chút màu sắc đồng dao.
3.1. Có thể thấy rằng, sự vận dụng đồng dao vào việc làm thơ là khá hạn chế. Như với tập Góc sân và khoảng trời được sáng tác từ tuổi thiếu nhi của Trần Đăng Khoa, mà trong tổng số 66 bài, chỉ mỗi bài “Kể cho bé nghe” là có vận dụng đặc điểm của đồng dao một cách rõ ràng để sáng tác, như đã trình bày. Ở các tập thơ cho các em độ tuổi mẫu giáo, tiểu học phổ biến khá rộng rãi như “Bài hát trẻ con” (Nam Hương, Tạp chí Tứ dân văn uyển, Hà Nội, 1936; số 25, tr 1-28), Nhi đồng lạc viên (Nguyễn Văn Ngọc, in lần 2, Vĩnh Hưng Long thư quán xb, Hà Nội, 1936), Mấy vần tươi sáng(Trần Trung Phương, Hiệu sách Bình Minh xb, Hà Nội, 1952), Thơ ca mẫu giáo(Nhược Thuỷ và tgk, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1961), Bàn tay của bé (Chu Huy tuyển chọn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 3-4 tuổi (Nhiều tác giả, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non xb, Hà Nội, 2004),..., số các bài thơ vận dụng đồng dao chỉ ở mức đếm được trên đầu ngón tay.
Tất nhiên, chỉ tính là có vận dụng đồng dao khi bài thơ có dùng kết cấu và mô hình kiểu đồng dao như đã nói. Bởi chỉ như vậy bài thơ mới it nhiều mang màu sắc, dáng dấp đồng dao, còn nếu chỉ dùng mỗi thể thơ ba, bốn tiếng và gieo vần như đồng dao thì chưa đủ để tạo nên dáng dấp ấy. Ở trên, có dẫn một đoạn vè để xác nhận và cũng nhằm nhấn mạnh điều này. Thật ra, bất kì một bài thơ thuộc thể ba, bốn tiếng và có vần nhịp như đồng dao nào cũng có thể giúp làm rõ vấn đề; chẳng hạn, với bài “Chiếc cầu mới” của Thái Hoàng Linh (9) dưới:
Trên dòng sông trắng,
Cầu mới dựng lên.
Nhân dân đi bên,
Tàu xe chạy giữa.
Tu tu xe lửa,
Xình xịch qua cầu;
Khách ngồi trên tàu,
Đoàn người đi bộ,
Cùng cười hớn hở,
Nhìn chiếc cầu dài,
Tấm tắc khen tài,
Công nhân xây dựng.
Bài thơ theo thể bốn tiếng, có kiểu gieo vần như đã nêu, tức có thể thơ và kiểu vần mà đồng dao thường dùng, nhưng so với các bài đồng dao đã dẫn, nó không cùng dáng vẻ. Bởi bài thơ dùng lối tự sự mạch lạc, thái độ rõ ràng (ca ngợi sự tiến bộ xã hội, biểu hiện qua người công nhân làm cầu), còn đồng dao thì khó có được lối kể chuyện rành rọt như vậy, và hầu như chỉ nhìn nhận sự vật, sự việc như chúng vốn có mà không khen chê.
3.2. Sự vô tư, trong sáng, một phẩm chất của tuổi thơ, là điều mà người lớn khó thể có được, cho dẫu là nhà thơ. Nhưng sự vô tư, trong sáng ấy được thể hiện qua đồng dao, một đối tượng có thể phân tích để nắm bắt các đặc điểm, yếu tính của nó. Do đó, điều quan trọng là nhà nghiên cứu phải tìm cho ra các đặc điểm ấy, để nhà thơ vận dụng chúng vào việc sáng tác những bài thơ phù hợp với trẻ. Còn mỗi khi đã có trong tay cái công cụ ấy rồi (tức các đặc điểm của thể loại đồng dao vừa nói), thì nhà thơ sẽ dễ thành công hơn, đáp ứng được điều mong mỏi là có được thơ hay cho thiếu nhi hiện nay.
Bước đầu, người viết cố gắng cung cấp công cụ đã nêu. Nhưng do không thể vượt quá yêu cầu đặt ra của bài viết, nên vấn đề sẽ được trình bày đầy đủ hơn ở một công trình khác.
- Hàm tính tổng:
Cú pháp = SUM(a, b, c)
- Hàm tính TBC:
Cú pháp: AVERAGE(a, b, c)
- Hàm tính GTLN:
Cú pháp: MAX(a, b, c)
- Hàm tính GTNN:
Cú pháp: MIN(a, b, c)
tổng : =sum( )
tbt : =average( )
nhỏ nhất : =min( )
lớn nhất : = mã ( )
Điệp ngữ có các dạng: điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp vòng.
- Khổ thơ thứ nhất hình thức điệp cách quãng các từ “nghe”
a, Điệp nối tiếp cụm từ “thương em”
b, Điệp vòng (từ “ngàn dâu”, “thấy”)
+,Đều là thâm mềm,ko phân đốt
+,Có vỏ đá vôi bên ngoài cơ thể
+, Có hệ tiêu hóa phân hóa
+,Có khoang áo phát triển
a)Các từ láy là:mãi mãi,nhẹ nhàng,rạo rực,xao xuyến,bâng khuâng,nôn nao,hồi hộp,hốt hoảng.
b)học sinh,liên đội,chi đội,....
a)Các từ láy là:mãi mãi,nhẹ nhàng,rạo rực,xao xuyến,bâng khuâng,nôn nao,hồi hộp,hốt hoảng.
b)học sinh,liên đội,chi đội,....
Hcoj tốt
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.
Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.
Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.
Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.
Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.
Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.
Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hệ tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.
Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.
Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứ mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngỡ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.
Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.
Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương: “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.
Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.
Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.
1. Các từ láy là : loắt choắt, xinh xinh,thoăn thoắt, nghênh nghênh
Bài 4 nè bạn :))
Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.
- Những từ đồng âm: hay (câu hát hay: chỉ khen ngợi, hay đi làm cỏ: chỉ mức độ thường xuyên)