(4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về vấn đề "Cuộc sống không thể thiếu vắng tình bạn".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Câu chuyện về con lừa già tự nghĩ cách thoát khỏi giếng sâu để cứu bản thân trong khi bị ông chủ “bỏ rơi” là một câu chuyện ý nghĩa, rút ra được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mỗi người. Trong chuyện, con lừa già đã rũ bỏ lớp bùn đất và bước lên chúng để thoát khỏi giếng sâu trong sự kinh ngạc của ông chủ. Trong cuộc sống cũng vậy, mọi người trong xã hội có thể chà đạp lên bạn, khiến bạn rơi xuống “vực thẳm” nhưng những lúc khó khăn đó, đừng từ bỏ, đừng trông chờ vào sự giúp đỡ từ bất cứ ai, chính bạn hãy trút bỏ những “bùn đất” mà tiếp tục bước lên tự cứu chính bản thân mình. Khi bị rơi vào nghịch cảnh, đừng bỏ cuộc hãy bình tĩnh để tự cứu chính mình.

Sự khác nhau trong suy nghĩ của người nông dân và con lừa:
- Suy nghĩ của người nông dân: Con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả.
→ Suy nghĩ bi quan
- Suy nghĩ của con lừa: luôn kêu cứu, ngọn lửa khát vọng sống luôn rực cháy trong lòng, Mong chờ được cứu sống, mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
→ Suy nghĩ lạc quan
Sự khác nhau trong suy nghĩ của người nông dân và con lừa là: Người nông dân suy nghĩ:bi quan - Suy nghĩ của người nông dân: Con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Suy nghĩ của con lừa:lạc quan - Suy nghĩ của con lừa: luôn kêu cứu, ngọn lửa khát vọng sống luôn rực cháy trong lòng, Mong chờ được cứu sống, mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với dân tộc Việt Nam là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với sự kiện này, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đã chính thức giành thắng lợi.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch toàn thắng.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
Có thể khẳng định rằng, Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch vô cùng quan trọng, góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp.
__________________________Tham khảo______________________
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai, phong trào cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền đã về tay nhân dân.
Trong buổi lễ long trọng ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng trước hàng vạn người dân Hà Nội và tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bằng giọng nói trầm ấm và đầy cảm xúc, người đã đọc từng chữ của bản Tuyên ngôn Độc lập, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam, đồng thời cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc của mỗi người dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí kiên cường và tinh thần đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc. Sự kiện này đã khẳng định vai trò lãnh đạo tài tình của NGƯỜI và tạo nền tảng vững vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong những năm tháng tiếp theo.

Văn bản "Những quả bóng lửa" gợi ra nhiều vấn đề liên quan đến việc khám phá và chinh phục không gian, đặc biệt là hành tinh Hoả Tinh. Văn bản đề cập đến việc các linh mục muốn hiểu biết về các sinh vật sống trên Hoả Tinh để xây dựng nhà thờ phù hợp. Và miêu tả sự khác biệt giữa con người và những quả cầu ánh sáng sống trên Hoả Tinh. Không chỉ vậy văn bản còn thể hiện tinh thần kiên trì và quyết tâm khám phá những điều mới mẻ, dù phải đối mặt với những khó khăn và thử thách, của Đức Cha Peregrine. Đến năm2020 của thế kỉ XXI, con người đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc khám phá không gian và nghiên cứu về các hành tinh khác. Các sứ mệnh của NASA và các tổ chức không gian khác đã gửi nhiều tàu thăm dò và robot lên Hoả Tinh để nghiên cứu về bề mặt, khí hậu và tiềm năng sự sống trên hành tinh này. Và công nghệ không gian đã tiến bộ vượt bậc, giúp con người có thể thực hiện các sứ mệnh không gian dài và khám phá các hành tinh xa xôi.


Tình bạn là một trong những tình cảm đáng quý của con người. Bởi vậy mà có người đã từng khẳng định rằng: “Không thể sống thiếu tình bạn” để cho thấy giá trị của tình bạn.
Hiểu đơn giản rằng tình bạn là tình cảm yêu mến, gắn bó giữa bạn bè - những con người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Họ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Con người không thể sống trong cô đơn. Dù là ai cũng cần có một người bạn ở bên cạnh. Bởi vậy, con người không thể sống thiếu tình bạn.
Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa, một động lực tinh thần cho con người. Chúng ta có thể gặp gỡ, quen biết rất nhiều người bạn. Nhưng không phải người bạn nào cũng trở nên thân thiết, tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh mới là tình bạn chân chính.
Thử tưởng tượng nếu không có bạn bè. Một mình học tập, làm việc hay ăn uống, vui chơi sẽ thật nhàm chán, cô đơn. Những niềm vui hay nỗi buồn không có người cùng chia sẻ, thấu hiểu. Khi gặp khó khăn, mỗi người phải tự mình vượt qua, không ai giúp đỡ. Cuộc sống dường như trở nên vô nghĩa hơn.
Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều những tình bạn vĩ đại trong cuộc sống. Đó có thể là tình bạn tâm giao giữa Dương Lễ và Lưu Bình. Một tình bạn tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ. Cả tình bạn tri tâm giữa tô Đông Pha và Phật Ấn. Hay tình bạn sinh tử chi giao giữa ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Đó còn là tình đồng chí hướng giữa C. Mác và Ăngghen… Tất cả những tình bạn ấy đã trở thành tượng đài vĩnh cửu về những tình bạn chân chính trong cuộc sống thực tại.
Còn với một học sinh như tôi, tình bạn là một thứ tình cảm thực sự thiêng liêng. Chúng tôi cùng nhau học tập, vui chơi và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Tình bạn của chúng tôi, không đến với nhau vì lợi ích, mà đến với nhau bằng tình cảm yêu thương và sự đồng điệu về tâm hồn. Đó quả thật là những người bạn đáng trân trọng.
Tình bạn là viên ngọc mà mọi người cần bảo vệ và giữ gìn. Chúng ta cần trân trọng và yêu mến những người bạn chân chính, cũng như tránh xa những người bạn xấu xa. Hãy biết trân trọng tình bạn đẹp đẽ của mình.