K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mở đầu:.Sự sẻ chia và tình yêu thương là quý giá nhất trong cuộc sống

Thân bài:Gồm các ý:

  •  Nội dung của các chương trình truyền hình và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc, tinh thần đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta.
  •  Hiểu được tình yêu thương và sự sẻ chia luôn là điều quí giá nhất trong cuộc sống vì:

+ Yêu thương chia sẻ mang lại hạnh phúc cho người nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, mất
mát...
+ Yêu thương, chia sẻ càng nhiều thì cuộc sống càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
+ Biết chia sẻ, đồng cảm với người khác thì bản thân mình cũng thấy hạnh phúc hơn.

  • Nêu thêm các hành động:​(kết nha)

+ Bài học nhận thức: Xác định lẽ sống yêu thương sẻ chia là lẽ sống cao đẹp mà con người
cần hướng tới.
+ Phê phán những người sống ích kỉ, vô cảm
+ Nêu hành động cụ thể của bản thân với các hoạt động của lớp, của trường ... trong các
phong trào nói trên và các phong trào nhân đạo khác.

4 tháng 3 2020

Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…



Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ồ nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ “Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường dược quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.

Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… Ở những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đệp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng,chỗ‘trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.

“Tung…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.



Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.

Nguồn: gg

K biết lạc đề k nữa

4 tháng 3 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những gây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ .Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhâu nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

 Good luck for you 

4 tháng 3 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

4 tháng 3 2020

ko xem thì để người khác xem ok

Hãy kể lại câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn bằng lời kể của chị CốcĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp,...
Đọc tiếp

Hãy kể lại câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn bằng lời kể của chị Cốc

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay trẻ lên ba, da xanh ánh, hang chân choi choi như muốn bơi.”

(Thi Sảnh)

a)    a Có những sự vật nào được miêu tả? Câu nào nói lên nội dung của đoạn văn?

 

b)    bTôm cá được miêu tả trong đoạn văn có những đặc điểm gì?

c)     cPhát hiện biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn và vho biết tác dụng của nó?

d)    dNhững đặc điểm của tôm cá cùng với các biện pháp tu từ cho thấy điều gì trong tài quan sát, miêu tả của tác giả?

1
22 tháng 11 2023

1Phân tích các phép liên kết trong đoạn văn sau:

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. (Thi Sảnh)
+Phân tích các pháp liên kết trong đoạn văn 
-pháp lập 
-pháp nối
-Pháp thế 
-Pháp liên tưởng

2. Phân tích cacs kiểu câu trong đoạn văn sau:Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy nhưng Mị không bước ra đường chơi mà Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng. Mị muốn đi chơi. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay (Tô Hoài)

Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.

10 tháng 10 2021

undefinedTÌNH THƯƠNG CỦA BN VS 1 NGW THÌ BN NÊN TỰ BT CÁI NAYF KO NÊN HỎI NÊN

4 tháng 3 2020

Cha hơn con 36 tuổi,Tính tuổi cha tuổi con hiện nay biết rằng 5 năm trước đây tuổi con bằng 1/5 tuổi cha,Toán học Lớp 4,bài tập Toán học Lớp 4,giải bài tập Toán học Lớp 4,Toán học,Lớp 4

Cha hơn con 36 tuổi. Tính tuổi cha, tuổi con hiện nay biết rằng 5 năm trước đây tuổi con bằng 1/5 tuổi cha
+ Năm 5 trước cha vẫn hơn con 36 tuổi 
+ Hiệu số phần bằng nhau là :
     5 - 1 = 4 (phần)
+ Tuổi của con hiện nay  là :
   (36 x 1) : 4 + 5 = 14 (tuổi)
+ Tuổi cha hiện nay là :
    14 + 36 = 50 (tuổi)

4 tháng 3 2020

mk lộn sorry

Bài tập trắc nghiệm: Chọn đáp án đúngCâu 1: Núi gà được hình thành cách đây bao nhiêu năm?A. Hàng triệu nămB. Hàng trăm triệu nămC. Hàng chục triệu nămD. Vài trăm nămCâu 2: Đâu là dãy núi già:A. Dãy HimalayaB. Dãy AnđétC. Dãy UranD. Dãy AnpơCâu 3: Nguyên nhân hình thành núi trẻA. Do nội lựcB. Do ngoại lựcC. Do nội lực và ngoại lựcD. Ý kiến khácCâu 4: Động Phong Nha – Kẻ Bàng làA. Địa hình...
Đọc tiếp

Bài tập trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng

Câu 1: Núi gà được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

A. Hàng triệu năm

B. Hàng trăm triệu năm

C. Hàng chục triệu năm

D. Vài trăm năm

Câu 2: Đâu là dãy núi già:

A. Dãy Himalaya

B. Dãy Anđét

C. Dãy Uran

D. Dãy Anpơ

Câu 3: Nguyên nhân hình thành núi trẻ

A. Do nội lực

B. Do ngoại lực

C. Do nội lực và ngoại lực

D. Ý kiến khác

Câu 4: Động Phong Nha – Kẻ Bàng là

A. Địa hình cacxtơ

B. Núi già

C. Núi trẻ

D. Hang động

Câu 5: Núi trẻ được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

A. Hàng triệu năm

B. Vài trăm năm

C. Hàng chục triệu năm

D. Vài nghìn năm

Câu 6: Bình nguyên có độ cao tuyệt đối là:

A. 200m → 500m

B. 100m → 400m

C. 100m → 300m

 D. 200m → 400m

 Câu 7: Cao nguyên có độ cao tuyệt đối lên đến:

  A. 400m

  B. Trên500m

  C. 500m

   D. 1000m

   Câu 8: Đồi có độ cao bao nhiêu m

    A. Trên 200m

    B. Dưới 200m

     C. 500m

     D. 200m

Câu 9: Đồi có đặc điểm như thế nào?

A. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi

B. Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải

C. Khu vực nổi tiếng: Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên…

D. A, B, C

Câu 10: Có mấy loại đồng bằng:

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 11: Có mấy loại khoáng sản:

A. 1                  B. 2                 C. 3               D. 4

Câu 12: Khoáng sản năng lượng (Nhiên liệu) là

A. Sắt, man-gan, ti-tan, crom                                

 B. Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,...

C. Muối mỏ, Apatit, kim cương, đá vôi, cát, sỏi...

D. Đồng, chì, kẽm, bạc, vàng

Câu 13: Mỏ nội sinh được hình thành do:

A. Mắc ma và tác dụng của nội lực                  B. Mắc ma và tác dụng của ngoại lực

C. Qúa trình tích tụ vật chất và nội lực            D. Qúa trình tích tụ vật chất và ngoại lực

Câu 14: Mỏ ngoại sinh là:

A. Sắt, man-gan, ti-tan, crom                           B. Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,...

C. Đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..              D. Than, cao lanh, đá vôi

Câu 15: Mỏ khoáng sản được hình thành cách đây bao lâu:

A. Vài trăm năm                                                B. Vài ngàn năm

C. Hàng vạn, hàng triệu năm                             D. Vài triệu năm

Câu 16: Đường đồng mức là những đường như thế nào?

A. Đường đồng mức là đường nối những điểm có độ thấp so với mực nước biển.

B. Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.

C. Đường đồng mức là đường nối những điểm có độ thấp đến độ cao so với mực nước biển.

D. Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao xuống độ thấp so với mực nước biển.

Câu 17: Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình

A. Càng dốc                                     B. Độ dốc càng nhỏ

C. Càng cao                                     D. Càng thấp

Câu 18: 1cm trên lược đồ = bao nhiêu cm ngoài thực địa.

A. 100.000cm                                              B. 1000.000cm

C. 10.000cm                                                D. 1.000cm

Câu 19: Nếu đổi ra m thì 1cm trên lược đồ = bao nhiêu m ngoài thực địa.

A. 10000m                                                  B. 100000m

C. 100m                                                      D. 1000m

Câu 20: Nếu đổi ra km thì 1cm trên lược đồ = bao nhiêu km ngoài thực địa.

A. 1000km                                                 B. 100km

C. 1km                                                       D. 10km

 

1

Câu 1 : B) hàng trăm triệu năm

Câu 2 B) Andet

Câu 3 ; A) do nội lực

Câu 4 ;A) Địa hình cacxto

Câu 5 ;C) hàng chục triệu năm

Câu 6 ; A) 200-500 m

Câu 7 ;B) trên 500 m

Câu 8; B) dưới 200 m

Câu 9: D) A,B,C

Câu 10 A) 2 loại

Câu 11; C) 3 loại

Câu 12;  B) than đá, than bùn, dầu,....

Câu 13: A) mắc ma và nội lực

Câu 14 ; A)sắt, man-gan,...

Câu 15 :C) hàng vạn, hàng triệu năm

Câu 16 ;B)

Câu 17: A) càng dốc

Câu 18 A) 100.000 cm

Câu 19 D) 1000m

Câu 20 D) 1km

Bàn tay yêu thươngTrong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay...
Đọc tiếp

Bàn tay yêu thương

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu:
"Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1)

1. Giải nghĩa từ “biểu tượng” .
Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. 
2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào?
Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? 

3. Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?
4. “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương”.
Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì
khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc
sống?

1
  • 1.Trả lời câu 1

- Giải nghĩa : Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu

tượng.
- Đặt câu :“Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.”

  • 2.Trả lời câu 2:

Nhân vật Đắc gờ lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt
không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.
- Các bạn em có thể vẽ những gói quà, li kem, hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích,
còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp.
3. Bức tranh được coi là một biểu tưởng của tình yêu thương vì:

Bn dựa vào đây để viết thành 1 đoạn văn nha :
- Bức tranh vẽ điều mà Đắc gờ lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo.
- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc gờ lớt tới cô giáo.
- Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình.

  • 4.Từ câu chuyện bn hiểu ra điều gì?

Ở đây bn viết nội dung của truyện để xoáy vào và lúc sau viết cảm nhận của bn kết hợp lại thành một đoạn,bn nên dựa vào tên bài và câu:

''Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng
hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của
tình yêu thương'' Để làm bài thật tốt.

  • Việc em cần làm khi gặp người khuyết tật,có hoàn cảnh khó khăn là:

- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì
thị, xa lánh ; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất...