TRÁI NGHĨA VỚI TỪ BÍ MẬT LÀ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Anh em bốn bể một nhà.
- Tứ hải giai huynh đệ.
- Buôn có bạn, bán có phường.
- Đi buôn có bạn, đi bán có phường.
- Buôn có bạn, bán có phường
Làm ăn có xóm có làng mới vui.
- Lọ là thân thích ruột rà
Công nông thế giới đều là anh em.
- Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em.
( Từ câu “ Bốn bể là anh em”, Chủ tịch viết hai câu lục bát trên, để ca ngợi tình đoàn kết của giai cấp công nhân thế giới. Câu này, được dân gian hoá vừa là danh ngôn vừa là ca dao ).
Goodluck!
- Tứ hải giai huynh đệ.
- Buôn có bạn, bán có phường.
- Đi buôn có bạn, đi bán có phường.
- Buôn có bạn, bán có phường
Làm ăn có xóm có làng mới vui.
- Lọ là thân thích ruột rà
Công nông thế giới đều là anh em.
- Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em.
k cho mình nha chúc bn học tốt
Chào bạn!!!!!!!
Bạn lên mạng tìm kiếm nha
Nhiều câu hỏi giống bạn lắm
Toàn bài văn hay
Học tốt nhá
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Bấy giờ ở nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc kéo quân sang đô hộ làm nước ta lâm vào cảnh chiến tranh, cuộc sống của nhân dân ta cũng bị giặc xâm chiếm hoành hành. Không một người dân nào có thể sống yên với lũ giặc, chúng luôn muốn giết người và cướp bóc tài sản cũng như lương thực của nhân dân ta. Thời ấy, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân đang nổi dậy, nhưng lực lượng còn rất yếu nên quân ta cũng khó lòng đánh thắng. Tuy nhiên, do không thể chịu được cảnh lầm than của nhân dân ta mà nghĩa quân dù thế còn yếu, lực chưa đủ nhưng cũng không hề nản lòng mà vẫn quyết tâm đánh giặc.
Cũng trong thời gian ấy, có một người dân làng chài tên là Lê Thận ở vùng Thanh Hóa đang đêm đi đánh dậm, kéo vó và thả lưới. Khi mới quăng lưới xuống, anh ta thấy kéo được một một casci gì đang động đậy ở dưới mặt nước, tưởng đó là một con cá to. Anh ta chắc mẩm cơ may đang đến với mình nhưng khi khéo lên, anh ta lại thấy một thanh sắt mắc vào lưới. Vì không thể làm gì với thanh sắt đó, Lê Thận bèn vứt xuống sông rồi lại đi nơi khác thả lưới. Ở lần thả này, ah lại thấy lưới nặng trĩu, trong lòng nghĩ: “ Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”. Nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó. Lê Thận lại ném xuống sông. Đến lần thứ 3, anh vẫn kéo phải thanh sắt đó, trong lòng anh nghĩ có điều kỳ lạ gì đó ở trong thanh sắt này bèn vớt lên rồi quan sát thật kĩ. Đến lúc này anh mừng rỡ vì phát hiện đó không phải là một thanh sắt bỏ đi mà lại là một thanh kiếm. Sau đó, nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau hợp sức cứu nước, lúc này Lê Thận bèn gia nhập nghĩa quân.
Trong những trận chiến đối đầu với quân địch, Lê Thận không hề tỏ ra sợ hãi mà ngược lại còn chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Trong nghĩa quân, Lê Lợi được suy tôn thành chủ tướng, trong những đêm bàn mưu kế để đánh giặc, Lê Lợi và các tướng sĩ thường đến nhà Lê Thận để bàn bạc. Trong khi mọi nơi ở căn nhà đều tối om chỉ có ánh đèn nơi bàn việc thì trong một góc nhỏ, đột nhiên thanh gươm lại sáng rực lên, thấy lạ, Lê Lợi bèn đến gần và cầm gươm lên xem. Ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên” nhưng rồi sau đó do không thấy gì lạ nên Lê Lợi bèn đặt gươm về vị trí cũ. Nhưng việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản và thuận việc, những trận chiến, những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Quân sĩ ngày càng tỏ ra chán nản.
Trong một trận chiến, nghĩa quân của ta bị thất trận, Lê Lợi và các tướng sĩ, quân lính đều phải rút chạy vào trong rừng. Trong khi đi sâu vào trong rừng, đột nhiên Lê Lợi thấy chói mắt bởi một thứ ánh sáng kỳ lạ trên một ngọn cây. Khi trèo lên thì ông mới phát hiện đó chính là chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Theo suy tính của Lê Lợi, ông đã nghĩ ngay đến chiếc gươm của nhà Lê Thận, Lê Lợi nhanh chóng về nhà Lê Thận.
Quả đúng như suy tính, khi đem thanh gươm ướm vào chuôi thì vừa như in. Lúc này, Lê Thận bèn lấy gươm rồi dâng đưa cho Lê Lợi. Cũng từ đó, sau khi biết đó là gươm thần, nghĩa quân ta ngày càng một tràn đầy nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận đấy, bách chiến bách thắng không để một tên giặc nào có thể thoát được. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng được vang xa, binh lực của quân ta cũng được tăng lên gấp bội. Ta đánh đâu thắng đấy, chiếm phá được nhiều kho lương thực để phân phát cho người dân và cũng là để nuôi quân cứu nước. Cứ như thế mà quân ta đã nhanh chóng quét sạch quân thù để đất nước trở nên thái bình và những người dân sẽ được hưởng cuộc sống no ấm, hạnh phúc/
Sau khi chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua. Trong một lần ngự thuyền đi quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng nên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền đang đi ra hồ, Rùa vàng nhô lên và nhà vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên lay động, lúc đó, Rùa vàng bèn nói:
“Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”
Nhà vua bèn hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng. Rùa ngậm gươm rồi lặn xuống nước, ánh sáng mà chiếc gươm thần vẫn còn le lói dưới dòng nước trong xanh. Từ đó trở đi, hồ Tả Vọng đã mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm.
Tôi là một người nông dân thuần Việt có một cuộc sống bình dị với những ước mơ giản đơn. Cuộc sống của tôi dù nghèo khó nhưng yên bình, đầy niềm vui, và có lẽ niềm vui lớn nhất trong cuộc đời của người phụ nữ đó chính là làm vợ, làm mẹ. Vợ chồng tôi rất vui vì cuối cùng cũng có một người con trai sau nhiều năm hiếm muộn. Chúng tôi dành trọn tình yêu, sự quan tâm của mình cho đứa con trai của mình, và đặt tên cho đứa bé ấy là Thánh Gióng. Nhưng hạnh phúc thường đến muộn, vì con của tôi sinh ra lại không giống với những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác.
Tôi và chồng sống bằng nghề nông, cuộc sống tuy có vất vả, đói nghèo nhưng chúng tôi vẫn cùng nhau vượt qua. Niềm mong mỏi lớn nhất cuộc đời của chúng tôi đó chính là có được cho riêng mình một đứa con. Sau nhiều năm hiếm muộn, cuối cùng ông Trời cũng thương sót mà cho chúng tôi một mụn con. Và khi ấy chúng tôi đã tự hứa với mình rằng cuộc sống sau này dù có khó khăn đến đâu, dù có thiếu thốn về vật chất nhưng chúng tôi sẽ nuôi dưỡng con của mình bằng tình yêu, tình thương của bậc cha mẹ.
Sau chín tháng mười ngày hoài thai cuối cùng đứa con của tôi cũng được sinh ra trong sự vui mừng, hân hoan của gia đình cũng như bà con hàng xóm. Nhưng, đứa con này lại không giống với bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, vì dù đã lên ba nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Vợ chồng tôi đã rất buồn phiền, lo lắng, nhưng không phải vậy mà chúng tôi chán ghét, đối xử bất công với con. Mà ngược lại, chúng tôi càng thương con hơn và dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho con.
Năm ấy, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta làm dân tình điêu đứng, quốc sự rối ren, đời sống của những người dân nghèo như chúng tôi càng trở nên lầm than, đau khổ. Bởi giặc Ân đi đến đâu là cướp bóc, áp bức dân ta một cách tàn nhẫn. Vì vậy mà nhà vua đã vội cử sứ giả đến khắp các vùng miền trong cả nước để chiêu mộ hiền tài, những bậc anh hùng cái thế để có thể đủ sức đánh đuổi giặc Ân, lâp lên công trạng cho triều đình, đất nước. Sứ giả qua mỗi vùng miền đều tìm ra được những con người ưu tú, yêu nước. Hôm nay là ngày sứ giả đi ngang qua miền quê nghèo của chúng tôi.
Từ đầu ngõ đến cuối xóm đều vang vọng giọng nói sang sảng của sứ giả, chúng tôi dù rất muốn dốc sức đi đánh giặc nhưng lực bất tòng tâm, trong cái thở dài chán nản thì bỗng dưng một tiếng nói trong trẻo, non nớt rót vào tai tôi “Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con”. Lúc ấy tôi đã vô cùng ngỡ ngàng vì tiếng nói ấy là do đứa con ba năm không nói không cười của mình phát ra. Chưa kịp vui mừng vì con mình cuối cùng cũng biết nói thì nỗi lo sợ ập đến. Năm nay Thánh Gióng mới vừa lên ba, làm sao biết được việc đánh giặc cứu nước là như thế nào, đùa giỡn với quân lệnh là tội mất đầu. Vì vậy mà tôi đã rất do dự, hết lòng khuyên can con.
Nhưng trước sự thuyết phục của con, tôi mang theo tâm trạng lo lắng, nặng nề mà mời sứ giả vào nhà. Cũng như tôi, sứ giả đã rất bất ngờ, gặp được sứ giả Thánh Gióng đã yêu cầu nhà vua chuẩn bị cho mình một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt, mũ sắt, gậy sắt làm hành trang đánh giặc. Và cũng thật kì lạ vì sau lần gặp mặt sứ giả, Thánh Gióng bỗng ăn khỏe lạ thường, bao nhiêu cơm gạo trong gia đình đều không đủ để cho con ăn, ăn bao nhiêu cũng không đủ no, quần áo mới may cũng nhanh chóng chật.
Biết được sự tình, bà con láng giềng đã hô hào mọi người cùng chung gạo nuôi lớn Thánh Gióng, tôi đã rất cảm kích tấm lòng ấm áp bà con đã giành cho con trai mình. Trước quan tâm của cả cộng đồng, Thánh Gióng cao lớn, khỏe mạnh lạ thường. Đến ngày đánh giặc thì mặt áo giáp sắt cưỡi ngựa chạy thẳng ra trận địa. Trước sức mạnh của Thánh Gióng quân địch nhanh chóng bị đánh tan, hoảng sợ dẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy. Nhưng đang trong trận chiến gậy sắt gẫy, Thánh Gióng đã tiện tay nhổ khóm tre bên đường làm vũ khí, quân địch bị đánh cho tan tác, chạy khỏi lãnh thổ nước ta.
Nghe tin thắng trận, tôi vỡ òa trong hạnh phúc, vợ chồng tôi đã cùng hàng xóm chuẩn bị mâm cao cỗ đầy chờ con về để chia sẻ chiến thắng, nhưng Thánh Gióng sau khi đánh giặc đã không trở về mà lên núi Sóc cùng ngựa bay thẳng lên trời. Sau này tôi mới biết Thánh Gióng không phải người thường mà là con trời phái xuống để cứu dân giúp nước, vì vậy mà dù có buồn tủi, đau khổ nhưng tôi vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã được sinh ra và làm mẹ của Thánh Gióng.
Sau này, dù Thánh Gióng không lần nào trở về thăm chúng tôi nữa, bà con hàng xóm cũng lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng. Nhưng tôi đã không còn cảm thấy buồn phiền như ngày con mới về trời nữa vì trong cảm giác của tôi, Thánh Gióng vẫn ở đâu đó trong cuộc sống của tôi, và dù Thánh Gióng có là ai thì mãi là đứa con mà tôi yêu quý nhất.
1. Cái la bàn
2. Hoa ban
3. Trăng - trắng
4. Chim én
5. Sáo - sao
6. Con ếch .
1 la bàn
2 hoa ban
3 trăng,trắng
4 chim én
5 sáo,sao
6 mẹ:ếch;con:nòng nọc
Bài này chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhá:
Vào một đêm giao thừa, giữa những cơn gió ào ạt, giữa trời băng giá lạnh buốt, có một cô bé đầu trần, chân không mang giày đi ra ngoài đường. Sáng nay khi ra khỏi nhà, bé mang một đôi dép cũ nhưng quá rộng. Cô bé đã để mất dép khi tránh đoàn xe chạy trước mặt. Khi xe chạy qua, bé tìm lại dép thì thấy một thằng vừa chạy vừa cười, tay nắm chiếc dép của bé, còn chiếc kia bị xe nghiền nát.
Thế là cô bé bất hạnh không có gì để che đôi bàn chần bé nhỏ. Trong túi cũ kĩ của bé đựng đầy diêm và tay bé còn cầm thêm một hộp. Nhưng hôm nay là đêm cuối năm, mọi người đều vội vã, không ai dừng lại để xem thái độ câu khẩn van xin của cô bé. Ngày hết, cô bé không bán được hộp diêm nào. Run rẩy vì lạnh, vì đói, cô bé vẫn lang thang khắp các nẻo đường. Những bông tuyết rơi xuống phủ đầy trên mái tóc của bé. Đèn sáng khắp các cửa sổ: hầu như nhà nào cũng tỏa ra mùi ngỗng quay thơm ngon. Đêm nay là giao thừa mà!
Kiệt sức vì mệt, bé ngồi xuống, nép mình vào góc tường, co hai chân lại nhưng mỗi lúc bé càng thấy rét hơn. Tuy nhiên bé không dám về nhà nếu không bán được ít bao diêm. Nếu về nhà mà không có một đồng xu nào thì bố đánh chết.
Hai bàn tay nhỏ xíu của bé lạnh cóng. Bé tự nhủ: "Nếu mình quẹt một que diêm, một que thôi có sưởi ấm được mấy ngón tay không nhỉ?" Thế là bé quẹt một que. Lửa bùng lên mới tuyệt diệu làm sao! Bỗng bé thấy như mình đang đứng trước một lò sưởi lớn bằng gang. Bé đưa hai bàn chân ra để sưởi ấm, khi ngọn lửa nhỏ nhoi thình lình tắt đi, lò sưởi biến mất và cô bé ngồi đấy, tay cầm miếng que diêm đã tắt hẳn.
Cô bé quẹt que diêm thứ hai: ánh lửa chiếu lên bức tường, bức tường trở nên trong suô't. Trong nhà bàn ăn đã dọn ra, khăn trải trắng tinh, trên bàn là một cái đĩa lớn bằng sứ đẹp lộng lẫy. Giữa cái đĩa là một con ngỗng quay, quanh con ngỗng sắp nhiều mứt táo ngon lành. Nhìn kìa, con ngỗng bắt đầu di chuyển đến trước mặt cô bé đáng thương, trên ngực nó có cái dao và cái nĩa. Và rồi không có gì hết: ngọn lửa phụt tắt.
Bé quẹt que diêm thứ ba. Bé thấy trước mặt mình một cây Nôen đẹp rực rỡ. Trên cành cây xanh, lóng lánh hàng ngàn ngọn đèn màu: khắp nơi treo đầy những thứ đẹp lạ lùng. Bé đưa tay để lấy món ít đẹp nhất: lửa tắt. Cây Nôen như bay lên trời và đèn như biến thành sao: chỉ có một cái tách bay ra, bay xuống mặt đất tạo thành một tia lửa.
- Thế là có người sắp chết rồi - bé tự nói. Bà ngoại của bé - người duy nhất thương yêu bé - vừa mới chết cách đây không lâu lắm, có nói với bé rằng khi có một ngôi sao băng, thì ở dưới đất sẽ có linh hồn hiện lên thiên đàng. Bé quẹt thêm một que diêm nữa: ánh sáng bùng lên thật lớn, và bà ngoại bé hiện ra.
- Bà! - Bé la hét lên - Bà, bà dẫn cháu theo với. Ôi! Bà bỏ cháu lại mất khi cây diêm tắt: bà sẽ biến mất như cái lò sưởi ấm áp, như con ngỗng quay ngon lành, như cây Nôen rực rỡ. Cháu van bà, đừng bỏ cháu lại, hãy mang cháu theo.
Rồi bé quẹt que diêm khác, rồi que khác và quẹt hết cả hộp quẹt, để thấy được bà ngoại lâu hơn. Bà ôm bé vào lòng, đưa bé lên cao, đến một nơi không có đói rét, không có buồn phiền: dó là trước ngai Thiên Chúa.
Sáng hôm sau, khách qua đường thấy trong góc tường thi thể của cô bé có đôi má đỏ và đôi môi như đang mỉm cười. Bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa, giữa cảnh hạnh phúc vui sướng của biết bao nhiêu người khác. Bé nắm trong bàn tay bé bỏng những gốc que diêm đã cháy của cả một hộp quẹt.
- Thật ngốc quá trời ơi! - một người lạnh lùng nói - Tại sao con bé lại có thể tin tưởng thứ ấy có thể sưởi ấm nó được chứ? Những người khác khóc cho thân phận đứa bé; khóc là vì họ không biết những thứ đẹp đẽ mà cô bé đã thấy trong đêm cuối năm. Họ không biết rằng, nếu trước đó bé có đau khổ đi chăng nữa thì bây giờ bé cũng đang sung sướng được nằm trong vòng tay của bà ngoại.
Là từ công khai
cong khai