K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2017

Lịch sử châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa châu Âu. Từ thời tiền sử tới thời hiện đại.Châu Âu có một lịch sử dài, nhiều biến động và đậm nét văn hóa.

Lịch sử châu Âu thời tiền sử bắt đầu với công cuộc định cư của người vượn đứng thẳng, giống Neanderthal, và loài người hiện đại. Vào thời kỳ cổ đại, nền văn minh Cổ Hy Lạp nở rộ ở châu Âu, mở đầu với hai nền văn minh Minos và Mycenae, và phát triển hoàng kim từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, với chiến thắng của nhân dân Hy Lạp trước các cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư, trong thời này thị quốc Athena giàu mạnh đã có nền dân chủ[1], cho đến khi một nước Hy hóa lân cận là Macedonia làm bá chủ Hy Lạp. Với vua Alexandros Đại Đế, người Macedonia đã mở mang nền văn minh Hy Lạp đến tận Á châu, mở ra thời kỳ Hy Lạp hóa.[2] Sau đó, vào năm 31 trước Công Nguyên, Hoàng đế Augustus sau khi chiến thắng Vương triều Hy hóa của Ai Cập, đã lập nên Đế quốc La Mã.[3] với cương thổ rộng lớn trải dọc từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Tây Ban Nha, từ Bắc Phi tới Scotland. Sự bành trướng của đế chế La Mã đặt nền tảng cho sự ra đời của hàng loạt đế chế mà chưa bao giờ được thấy trước đó ở châu Âu. Sau sự thoái trào của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476, lịch sử châu Âu bước vàothời kỳ đen tối, đánh dấu bằng sự tàn tạ trong giáo dục, trong tổ chức xã hội và bởi những sự xâu xé của rất nhiều quân xâm lược man di, đặc biệt là người Viking, Avar, Magyar và người Ả Rập.

Châu Âu năm 814.

Giai đoạn Trung Cổ được đánh dấu bằng sự tái thiết xã hội có tổ chức, chủ yếu là theo chế độ phong kiến, và sự thống trị ở phương Bắc củaGiáo hội Công giáo Rôma. Ở phía đông, Đế quốc Đông La Mã hưng thịnh, với các Hoàng đế tài ba như Heraclius, là một chiến tướng kiệt xuất đánh bại quân Ba Tư vào thập niên 620. Song, chính ngay từ thời điểm này người Ả Rập Hồi giáo càn quét châu Âu và không ít khi đánh thắng Heraclius, dù rằng người Đông La Mã vẫn mạnh lên dưới triều Hoàng đế Basil II, và trong trận Tours (732), Vương quốc Frank (người German) đã đánh tan tác quân Ả Rập.[4] Vào năm 800, sau khi đã bành trướng nước Frank cường thịnh, chinh phạt các tộc German khác, vuaKarl Đại đế được Giáo hoàng Lêô III phong làm Hoàng đế Công giáo ở phương Tây đối trọng với Đông La Mã. Tuy Đế quốc tan rã sau khi Karl Đại Đế mất, Vương quốc Đông Frank - nước Đức - dưới các triều vuaHeinrich der Finkler và Otto Đại đế đã lớn mạnh, đánh tan tành quân Magyar điều này dẫn đến việc Otto Đại Đế lên làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh.[5] Trước sức mạnh của đạo Hồi, các cuộc Thập tự chinh bùng nổ, và cuối cùng Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ hưng thịnh lên và chinh phạt kinh thành Constantinopolis vào năm 1453, làm cho Đế quốc Đông La Mã diệt vong.[6] Trong khi đó, Anh Quốc kể từ đời vua Edward III đánh nhau với Pháp trong suốt cuộc Chiến tranh Trăm Năm tàn khốc.[7] Thời Trung Cổ được tiếp nối bởi công cuộc Phục hưng, một sự tái khám phá giá trị và tri thức cổ điển, với sự hồi sinh của hai nền văn hóa Hy Lạp cổ,[8] và làm bàn đạp cho phong trào Cải cách Kháng Cách, một phong trào tôn giáo và chính trị đã chứng kiến phần lớn Bắc Âu từ bỏ Giáo hội Công giáo Rôma đồng thời tái xác định văn hóa cũng như các khối liên minh ở khắp lục địa, trào lưu tôn giáo này mở đầu với nhà thần học Martin Luther người Đức khi ông lên án hệ thống Giáo hội Công giáo Rôma vào năm 1517. Ông kiên quyết bảo vệ luận điểm của mình,[9] Thời kỳ này cũng chính là nền tảng cho sự phát triển của bành trướng thuộc địa, củng cố sức mạnh ở các quốc gia thuộc Đại Tây Dương của Anh Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của châu Âu tới châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và phương Đông. Thời kỳ này là bước ngoặt cho cuộccách mạng công nghiệp và một thời kỳ tri thức được gọi là trào lưu Khai sáng.

Nửa cuối thế kỷ 17 chứng kiến Vương quốc Pháp của vua Louis XIV vươn lên thành liệt cường quân sự hùng mạnh, với dã tâm xâm phãm các nước láng giềng, song ông ta bị vua William III nước Anh chặn đứng.[10] Song vào thế kỷ 18, ảnh hưởng của cả Anh Quốc và Pháp tại châu Âu suy sụp dần đi, và các Vương triều Đông Âu vươn lên thành các liệt cường.[11] Với vịHoàng đế hùng mạnh Pyotr Đại Đế, Đế quốc Nga - nước rộng lớn nhất của Âu châu - đánh thắng Vương quốc Thụy Điển, và lên làm bá chủ của miền Bắc Âu. Bên cạnh đó, Vương quốc Phổ - một quốc gia bé nhỏ khi đó - cũng phát triển cường thịnh, với vị Quốc vương lỗi lạc Friedrich II Đại Đế, nhiều trận thắng của ông trước liên quân hùng hậu Áo - Nga - Pháp - Thụy Điển đã trở thành kinh điển, làm nước Phổ trở nên phi thường trong mắt người Âu.[12][13] Ngay từ thế kỷ 17, rất nhiều các quốc gia ở châu Âu thực hiện hàng loạt những cuộc cách mạng, trong đó nổi bật nhất là cách mạng Pháp, cuộc cách mạng mở đầu cho hàng loạt cuộc chinh phạt của Napoléon Bonaparte. Việc phá hủy các quốc gia đang tồn tại của Napoléon Bonaparte và sau đó tái tổ chức châu Âu với hội nghị Viên đã tiếp sức cho chủ nghĩa dân tộc đang phát triển, dẫn đến sự ra đời của đế quốc Áo-Hung sau đó, sự thống nhất của nước Đức, sự thống nhất của Ý và những căng thẳng tạivùng Balkan, cũng như những cải cách mạnh mẽ trong đế quốc Nga. Rồi Anh và Pháp, phần nào đó là Đế quốc Ottoman, những quốc gia được biết đến là cường quốc. Các căng thẳng không giải quyết được tại Balkan, và một hệ thống những khối đồng minh được gọi là Đồng minh ba nước (1882) và khối đồng minh ba nước chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bản thân nó cũng mở đường cho cách mạng Nga và chỉ kết thúc với sự tham gia của Hoa Kỳ. Hiệp ước đình chiến đã để lại cho Đức gánh nặng bồi thường thiệt hại, gánh nặng này, kết hợp với Đại suy thoái(Great Depression), đã tạo điều kiện để đảng Phát xít của Adolf Hitler cầm quyền, mở đầu cho sự ra đời của Đệ tam Quốc xã cũng như sự xuất hiện của những đảng Phát Xít tại Tây Ban Nha (xem Nội chiến Tây Ban Nha) và Ý. Cuộc xâm chiếm Ba Lan, Bỉ và Pháp của Hitler là tín hiệu cho sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Chiến thắng của Phe Đồng Minh tại châu Âu và sự đầu hàng của Nhật Bản đã chứng kiến việc quyền lực tại Trung Âu được chia sẻ giữa Liên bang Xô Viết, Anh Quốc, Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên, điều này nhanh chóng dẫn đến sự hình thành các khối Đông-Tây trong Chiến tranh Lạnh khi mà khối Warszawa do Liên Xô đứng đầu đối mặt với khối NATO do Mỹ cầm đầu và được ngăn cách qua cái gọi là Bức màn sắt, biểu tượng tiêu biểu là Bức tường Berlin. Tây Âu sau đó trải qua giai đoạn phát triển kinh tế ổn định và mạnh mẽ, thành lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu và sau đó là Liên minh châu Âu. Trong khi đó, khối Warszawa tụt hậu, sau cùng dẫn đến cuộc cải tổ Nga, khối Warszawa tan vỡ và bức tường Berlin sụp đổ. Sau chiến tranh lạnh ở châu Âu thì sự kiện chính nổi lên là cuộc chiến sắc tộc tại Balkan, nổi bật tại Serbia, Bosnia và Kosovo, cùng với sự can thiệp của NATO sau đó. Từ sự kiện 11 tháng 9, chính sách đối ngoại của NATO bị gia tăng sự chi phối do phản ứng của nó với thế giới Hồi giáo, và nổi bật hơn cả là những quan điểm mâu thuận về cuộc chiến ở Iraq, trong khi đó thì liên minh châu Âu cũng kết nạp thêm phần lớn những thành viên của khối Warszawa cũ cũng như các quốc gia vùng Bal.

9 tháng 10 2017

Lịch sử thế giới hay còn gọi là lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ. Khác với lịch sử Trái Đất (nó gồm cả lịch sử địa chất Trái Đất và lịch sử tiến hóa sự sống trước khi có sự xuất hiện của con người). Lịch sử thế giới được nghiên cứu qua khảo cổ học và các ghi chép, truyền miệng còn sót lại từ thuở xưa. Lịch sử cổ đại được lưu giữ lần đầu tiên qua các tài liệu lưu trữ[1][2]

Tuy nhiên gốc rễ của nền văn minh loài người trải rộng ra từ trước khi có sự xuất hiện của chữ viết.

Thời tiền sử mở đầu từ kỷ Paleolithic (hay thời đại đồ đá cũ), tiếp sau là kỷ Neolithic (hay thời đại đồ đá mới) và chuyển tiếp dân số thời đại đồ đá mới (Neolithic Revolution) (hay cuộc cách mạng nông nghiệp) (khoảng 8000 đến 5000 năm trước Công nguyên) tại vùng đồng bằng trăng lưỡi liềm (Fertile Crescent). Cuộc cách mạng nông nghiệp là mốc dấu thay đổi lịch sử loài người, con người bắt đầu tìm ra phương pháp làm nông nghiệp với những cây trồng trong tự nhiên và động vật thuần hóa từ hoang dã[3][4][5].

Sự tăng trưởng của nông nghiệp dẫn đến việc con người chuyển dần từ lối sống du mục sang định cư lâu dài. Lối sống du mục vẫn duy trì tại nhiều nơi khác, đặc biệt tại những vùng lãnh thổ bị tách biệt do tự nhiên với vài loài súc vật và thực vật.[6]

Nhu cầu liên kết tự vệ và sự gia tăng sản phẩm nông nghiệp đã cho phép các cộng đồng người mở rộng thành các đơn vị ngày càng lớn hơn, càng được thúc đẩy hơn bởi sự phát triển của giao thông vận tải.

Khi nông nghiệp phát triển, canh tác cây lương thực trở nên phức tạp hơn và thúc đẩy việc phân công lao động để tích trữ sản phẩm lương thực dư thừa giữa các mùa cây trồng sinh trưởng. Phân công lao động dẫn đến có nhiều thời gian nhàn hạ cho lớp người thượng lưu và sự phát triển của các thành phố. Xã hội ngày càng phức tạp của con người đòi hỏi phải có hệ thống chữ viết và kế toán[7].

Nhiều thành phố phát triển cạnh hồ và sông. Khoảng đầu năm 3000 TCN, có những điểm nổi bật đầu tiên, các khu định cư ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà (Mesopotamia)[8], vùng bờ sông Nin [9][10][11] và thung lũng sông Indus mọc lên và phát triển mạnh mẽ. Nền văn minh tương tự có lẽ cũng phát triển dọc các sông chính tại Trung Quốc nhưng thiếu bằng chứng khảo cổ học thuyết phục về khu vực xây dựng đô thị.

Lịch sử của cựu thế giới (đặc biệt ở châu Âu và vùng Địa Trung Hải) thông thường chia thành lịch sử cổ đại (Antiquity), đến năm 476 CE; Trung Cổ[12][13] từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15, gồm thời đại hoàng kim của đạo Hồi (750 CE- 1258 CE) và giai đoạn đầu thời kỳ Phục Hưng (bắt đầu từ khoảng 1300 CE)[14][15]; thời kỳ cận đại[16] (từ TK 15 đến cuối TK 18), bao gồm Thời kỳ khai sáng (Age of Enlightenment); và thời kỳ hiện đại, từ cuộc cách mạng công nghiệp đến hiện tại, gồm cả lịch sử đương đại.

Văn minh Tây Á[17][18][19], Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại là những văn minh nổi bật trong thời kỳ cổ đại.

Trong lịch sử của nền văn minh Tây Âu, sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã dưới thời trị vì của hoàng đế Romulus Augustulus năm 476 do sự tấn công của các bộ tộc German, nó được coi là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ cổ đại và là khởi đầu của thời kỳ Trung Cổ. Trong khi đó vùng Đông Âu trải qua sự chuyển tiếp từ đế quốc La Mã sang đế quốc Byzantine, đế chế này còn tồn tại vài thế kỷ mới suy tàn.

Vào khoảng giữa thế kỷ 15, Johannes Gutenberg phát minh ra máy in ấn hiện đại [20], sử dụng đầu mô di động (Movable type) làm nên cuộc cách mạng về truyền tin, là nhân tố kết thúc thời kỳ Trung Cổ, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học[21]. Đến thế kỷ 18, sự tích lũy tri thức và công nghệ, đặc biệt là ở châu Âu, đã đạt đến khối lượng tới hạn (Crial mass) dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp[22].

Lịch sử châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa châu Âu. Từ thời tiền sử tới thời hiện đại. Châu Âu có một lịch sử dài, nhiều biến động và đậm nét văn hóa.

Lịch sử châu Âu thời tiền sử bắt đầu với công cuộc định cư của người vượn đứng thẳng, giống Neanderthal, và loài người hiện đại. Vào thời kỳ cổ đại, nền văn minh Cổ Hy Lạp nở rộ ở châu Âu, mở đầu với hai nền văn minh Minos và Mycenae, và phát triển hoàng kim từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, với chiến thắng của nhân dân Hy Lạp trước các cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư, trong thời này thị quốc Athena giàu mạnh đã có nền dân chủ[1], cho đến khi một nước Hy hóa lân cận là Macedonia làm bá chủ Hy Lạp. Với vua Alexandros Đại Đế, người Macedonia đã mở mang nền văn minh Hy Lạp đến tận Á châu, mở ra thời kỳ Hy Lạp hóa.[2] Sau đó, vào năm 31 trước Công Nguyên, Hoàng đế Augustus sau khi chiến thắng Vương triều Hy hóa của Ai Cập, đã lập nên Đế quốc La Mã.[3] với cương thổ rộng lớn trải dọc từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Tây Ban Nha, từ Bắc Phi tới Scotland. Sự bành trướng của đế chế La Mã đặt nền tảng cho sự ra đời của hàng loạt đế chế mà chưa bao giờ được thấy trước đó ở châu Âu. Sau sự thoái trào của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476, lịch sử châu Âu bước vào thời kỳ đen tối, đánh dấu bằng sự tàn tạ trong giáo dục, trong tổ chức xã hội và bởi những sự xâu xé của rất nhiều quân xâm lược man di, đặc biệt là người Viking, Avar, Magyar và người Ả Rập.

Châu Âu năm 814.

Giai đoạn Trung Cổ được đánh dấu bằng sự tái thiết xã hội có tổ chức, chủ yếu là theo chế độ phong kiến, và sự thống trị ở phương Bắc của Giáo hội Công giáo Rôma. Ở phía đông, Đế quốc Đông La Mã hưng thịnh, với các Hoàng đế tài ba như Heraclius, là một chiến tướng kiệt xuất đánh bại quân Ba Tư vào thập niên 620. Song, chính ngay từ thời điểm này người Ả Rập Hồi giáo càn quét châu Âu và không ít khi đánh thắng Heraclius, dù rằng người Đông La Mã vẫn mạnh lên dưới triều Hoàng đế Basil II, và trong trận Tours (732), Vương quốc Frank (người German) đã đánh tan tác quân Ả Rập.[4] Vào năm 800, sau khi đã bành trướng nước Frank cường thịnh, chinh phạt các tộc German khác, vua Karl Đại đế được Giáo hoàng Lêô III phong làm Hoàng đế Công giáo ở phương Tây đối trọng với Đông La Mã. Tuy Đế quốc tan rã sau khi Karl Đại Đế mất, Vương quốc Đông Frank - nước Đức - dưới các triều vua Heinrich der Finkler và Otto Đại đế đã lớn mạnh, đánh tan tành quân Magyar điều này dẫn đến việc Otto Đại Đế lên làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh.[5] Trước sức mạnh của đạo Hồi, các cuộc Thập tự chinh bùng nổ, và cuối cùng Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ hưng thịnh lên và chinh phạt kinh thành Constantinopolis vào năm 1453, làm cho Đế quốc Đông La Mã diệt vong.[6] Trong khi đó, Anh Quốc kể từ đời vua Edward III đánh nhau với Pháp trong suốt cuộc Chiến tranh Trăm Năm tàn khốc.[7] Thời Trung Cổ được tiếp nối bởi công cuộc Phục hưng, một sự tái khám phá giá trị và tri thức cổ điển, với sự hồi sinh của hai nền văn hóa Hy Lạp cổ,[8] và làm bàn đạp cho phong trào Cải cách Kháng Cách, một phong trào tôn giáo và chính trị đã chứng kiến phần lớn Bắc Âu từ bỏ Giáo hội Công giáo Rôma đồng thời tái xác định văn hóa cũng như các khối liên minh ở khắp lục địa, trào lưu tôn giáo này mở đầu với nhà thần học Martin Luther người Đức khi ông lên án hệ thống Giáo hội Công giáo Rôma vào năm 1517. Ông kiên quyết bảo vệ luận điểm của mình,[9] Thời kỳ này cũng chính là nền tảng cho sự phát triển của bành trướng thuộc địa, củng cố sức mạnh ở các quốc gia thuộc Đại Tây Dươngcủa Anh Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của châu Âu tới châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và phương Đông. Thời kỳ này là bước ngoặt cho cuộc cách mạng công nghiệp và một thời kỳ tri thức được gọi là trào lưu Khai sáng.

Nửa cuối thế kỷ 17 chứng kiến Vương quốc Pháp của vua Louis XIV vươn lên thành liệt cường quân sự hùng mạnh, với dã tâm xâm phãm các nước láng giềng, song ông ta bị vua William III nước Anh chặn đứng.[10]Song vào thế kỷ 18, ảnh hưởng của cả Anh Quốc và Pháp tại châu Âu suy sụp dần đi, và các Vương triều Đông Âu vươn lên thành các liệt cường.[11] Với vị Hoàng đế hùng mạnh Pyotr Đại Đế, Đế quốc Nga - nước rộng lớn nhất của Âu châu - đánh thắng Vương quốc Thụy Điển, và lên làm bá chủ của miền Bắc Âu. Bên cạnh đó, Vương quốc Phổ - một quốc gia bé nhỏ khi đó - cũng phát triển cường thịnh, với vị Quốc vương lỗi lạc Friedrich II Đại Đế, nhiều trận thắng của ông trước liên quân hùng hậu Áo - Nga - Pháp - Thụy Điển đã trở thành kinh điển, làm nước Phổ trở nên phi thường trong mắt người Âu.[12][13] Ngay từ thế kỷ 17, rất nhiều các quốc gia ở châu Âu thực hiện hàng loạt những cuộc cách mạng, trong đó nổi bật nhất là cách mạng Pháp, cuộc cách mạng mở đầu cho hàng loạt cuộc chinh phạt của Napoléon Bonaparte. Việc phá hủy các quốc gia đang tồn tại của Napoléon Bonaparte và sau đó tái tổ chức châu Âu với hội nghị Viên đã tiếp sức cho chủ nghĩa dân tộc đang phát triển, dẫn đến sự ra đời của đế quốc Áo-Hung sau đó, sự thống nhất của nước Đức, sự thống nhất của Ý và những căng thẳng tại vùng Balkan, cũng như những cải cách mạnh mẽ trong đế quốc Nga. Rồi Anh và Pháp, phần nào đó là Đế quốc Ottoman, những quốc gia được biết đến là cường quốc. Các căng thẳng không giải quyết được tại Balkan, và một hệ thống những khối đồng minh được gọi là Đồng minh ba nước (1882) và khối đồng minh ba nước chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bản thân nó cũng mở đường cho cách mạng Nga và chỉ kết thúc với sự tham gia của Hoa Kỳ. Hiệp ước đình chiến đã để lại cho Đức gánh nặng bồi thường thiệt hại, gánh nặng này, kết hợp với Đại suy thoái (Great Depression), đã tạo điều kiện để đảng Phát xít của Adolf Hitler cầm quyền, mở đầu cho sự ra đời của Đệ tam Quốc xã cũng như sự xuất hiện của những đảng Phát Xít tại Tây Ban Nha (xem Nội chiến Tây Ban Nha) và Ý. Cuộc xâm chiếm Ba Lan, Bỉ và Pháp của Hitler là tín hiệu cho sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Chiến thắng của Phe Đồng Minh tại châu Âu và sự đầu hàng của Nhật Bản đã chứng kiến việc quyền lực tại Trung Âu được chia sẻ giữa Liên bang Xô Viết, Anh Quốc, Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên, điều này nhanh chóng dẫn đến sự hình thành các khối Đông-Tây trong Chiến tranh Lạnh khi mà khối Warszawa do Liên Xô đứng đầu đối mặt với khối NATO do Mỹ cầm đầu và được ngăn cách qua cái gọi là Bức màn sắt, biểu tượng tiêu biểu là Bức tường Berlin. Tây Âu sau đó trải qua giai đoạn phát triển kinh tế ổn định và mạnh mẽ, thành lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu và sau đó là Liên minh châu Âu. Trong khi đó, khối Warszawa tụt hậu, sau cùng dẫn đến cuộc cải tổ Nga, khối Warszawa tan vỡ và bức tường Berlin sụp đổ. Sau chiến tranh lạnh ở châu Âu thì sự kiện chính nổi lên là cuộc chiến sắc tộc tại Balkan, nổi bật tại Serbia, Bosnia và Kosovo, cùng với sự can thiệp của NATO sau đó. Từ sự kiện 11 tháng 9, chính sách đối ngoại của NATO bị gia tăng sự chi phối do phản ứng của nó với thế giới Hồi giáo, và nổi bật hơn cả là những quan điểm mâu thuận về cuộc chiến ở Iraq, trong khi đó thì liên minh châu Âu cũng kết nạp thêm phần lớn những thành viên của khối Warszawa cũ cũng như các quốc gia vùng Bal.

9 tháng 10 2017

* Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.



Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

 * Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên. - Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Trong đó : + Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ

9 tháng 10 2017

sorry nha

câu trả lời của mình nè :

1. Về kinh tế: Phương Đông: 

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.

+ Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh

+thủ công nghiệp

+chăn nuôi.

Phương Tây:

+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.

+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

+ Đất canh tác không màu mỡ.

+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt

. 2. Về xã hội:

Ở phương Đông: Phân chia thành 3 giai cấp:

Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.

Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.

Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.

Ở phương Tây: 3 giai cấp.

Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.

Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.

3. Về Chính trị.

Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.

Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi). Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô, dân chủ . 

9 tháng 10 2017

cái này bạn bịa ra cx được mà!!!Ahihi

Mình cx k giỏi Văn lắm!!!

9 tháng 10 2017

bạn hỏi anh google

9 tháng 10 2017

Đất nước mai sau sẽ có siêu ô tô đi bằng shit của dangminhtrang . dangminhtrang sẽ suốt ngày ngồi ỉa để bán shit cho mọi người dùng.

Ước mơ của mình đó . Bạn tham khảo rồi chép vào nhé

9 tháng 10 2017

tra google đó bạn

Chia động từ 

The (long) length of the experimemt is 20 minutes.

My aunt works as a (chemistry) chemist at a university.

Sometimes we are bored and (sleep) asleep with his long lectures.

when foreigners talk to him , he can speak English (easy) easily with them.

It's really (taste) tasted.

Fill the blank

My name is Lan.I'm in the sixth___grade_at Le Loi Secondary school. I to learn Mathemas because it_helps___me to develop my thinking.I spend much of my time__doing__Maths exercises.I often __get__mark 9 and 10 maths test.I don't _li.ke__English because remembering English words and structures_are___very difficult for me. But i think i have to work harder at English. My teacher encourages me a lot. She __buys__me some English book, and she shows me how to remember words better. I hope that my _English__will be better in the second semester.

18 tháng 10 2017

Có thể nói hành vi bạo lực của giới trẻ không còn là hiện tượng đơn lẻ, bùng phát trong những môi trường xã hội đặc biệt. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới) .
Nó đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách của con người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè. Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức… 

Thời gian này, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này không xảy ra tỏng xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm hay ở những thanh niên hư hỏng sống lang thang trên đường phố, thoát ly sự giáo dục của gia đình và nhà trường mà xảy ra ngay trong các nhóm học sinh đang đi học và được hưởng sự chăm sóc và dạy dỗ của cả gia đình và trường học. Điều đáng ngạc nhiên là những người tham gia vào các hành vi bạo hành này đều là nữ sinh mà dư luận xưa nay thường chỉ coi họ là nạn nhân của bạn hành trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính. 

Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu như hiện nay. Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Trong khi các bậc phụ huynh và các thày cô giáo được quy trách nhiệm trước tiên đối với sự suy thoái hay rối loạn nhân cách của trẻ em và học sinh, thì sự suy thoái của đạo đức xã hội dẫn tới sự chệch hướng trong giáo dục gia đình và nhà trường lại chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Việc cha mẹ học sinh chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái cho thấy họ đã đề cao các giá trị vật chất hơn là các giá trị tinh thần con người. Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội. Nho giáo không thừa nhận quyền tự do bình đẳng giữa con cái với cha mẹ, nên không tạo ra được những cơ hội để cho các bậc cha mẹ có thể hiểu được những suy nghĩ của con em mình. Mặt khác, chính quyền lực gia trưởng trong gia đình truyền thống thường áp đặt ý chí của nó đối với các thành viên trong gia đình bằng bạo lực (giữa chồng và vợ, của cha mẹ với con cái, của các anh chị với các em…). Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn là sự áp đặt cách suy nghĩ, cách sống của người nắm quyền lực đối với những thành viên khác trong gia đình. Tình trạng phổ biến của bạo lực trong gia đình hiện nay rõ ràng là một kinh nghiệm xấu cho các em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành khi quan niệm về các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội. 

Trong nhà trường, gần như toàn bộ thời gian vật chất chỉ dành cho việc dạy chữ và học chữ mà chưa thực sự chú ý dạy và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng nên khó vận dụng vào các quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Thậm chí các quan hệ xã hội trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh gần đây cũng có những biểu hiện tiêu cực. Các hành vi bạo lực đã được truyền thông phản ánh cũng gây ra sự e ngại trong mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường. Khi các quan hệ xã hội trong nhà trường lỏng lẻo, vai trò xã hội hóa của nó cũng trở nên giảm sút. 

Qua những phỏng vấn và thông tin về vụ việc này, chúng ta có thể yên tâm vì những phản ứng tích cực từ phía các học sinh trong cuộc, các phụ huynh và nhà trường có liên quan. Song có lẽ chúng ta chưa thể an tâm vì logic của những quá trình xã hội dẫn đến sự kiện này dường như vẫn chưa được lưu ý tới. Khi gia đình và nhà trường chỉ chú ý đến kết quả học tập mà chưa chú ý đến sự giáo dục nhân cách của học sinh thì chúng ta vẫn sẽ còn phải ngạc nhiên và đau xót vì những hành vi bạo hành như thế vẫn sẽ xảy ra. Vả chăng, còn có các không gian xã hội nằm bên ngoài các thiết chế gia đình, nhà trường và đoàn thể đang ngày càng mở rộng và thu hút ngày càng đông thanh thiếu niên hiện nay như các nhóm bạn bè mà chúng ta chưa thể tích hợp chúng vào trong bất cứ tổ chức xã hội nào, quá trình xã hội hóa thanh thiếu niên và học sinh sẽ vẫn còn có những bất cập hay sai sót.

  • Các truyền thống đó đang ngày 1 mất đi .( nhưng còn truyền thống ''đoàn kết'' )
18 tháng 10 2017

cái này làm y như một bài báo.

9 tháng 10 2017

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói xót thương, đồng cảm sâu sắc với mọi nỗi đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

+ Nguyễn Du đã giành cho Thúy Kiều tất cả lòng cảm thương sâu sắc:

“Người sao hiểu nghĩa đủ đường

Kiếp sao rặt những đoạn trương thế thôi”

+ Từ đó, “Truyện Kiều”trở thành tiếng khóc đứt ruột cho phận bạc của người phụ nữ trong xã hội xưa.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói khám phá, khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.

+ Thúy Kiều có vẻ đẹp toàn diện: nhan sắc, trí tuệ, tài hoa, đức hạnh vẹn toàn (hiếu thảo, vị tha, nhân hậu, thủy chung)

+ Kim Trọng hiện thân: chung thủy, cao thượng.

+ Từ Hải: hào hiệp, nghĩa khí của một đấng anh hùng.

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói đồng tình với những khát vọng chính đáng, táo bạo của con người.

+ Khát vọng tự do trong tình yêu và hôn nhân (Nguyễn Du đã miêu tả mối tình Kim – Kiều vượt khỏi lễ giáo phong kiến mà vẫn thủy chung, trong sáng, bền vững)

+ Khát vọng tự do, công lí. (qua nhân vật Từ Hải)

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói tố cáo, lên án một xã hội đen tối, bất công, coi trọng đồng tiền, một xã hội mà các thế lực đen tối như quan lại tham lam, tàn ác, lưu manh, côn đồ lại công khai lộng hành, tàn hại người lương thiện.

=>      Bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc và giàu tính chiến đấu.

Tài hoa của Nguyễn Du: Nguyễn Du viết "Đoạn trường tân thanh" dựa trên tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" nhưng sự sáng tạo của đại thi hào đã làm nên giá trị tác phẩm. Cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ làm nên sức sống tác phẩm.

9 tháng 10 2017

đây là bài tham khỏa nhé mk ngu văn lắm 

"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".

Theo mình nghĩ từ "xuân" trong câu thơ này hàm ý là cảm thấy trong lòng một niềm vui, hạnh phúc như mùa xuân. 

Cảm nghĩ: 
"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".


Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người

9 tháng 10 2017

"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".

Theo mình nghĩ từ "xuân" trong câu thơ này hàm ý là cảm thấy trong lòng một niềm vui, hạnh phúc như mùa xuân. 

Cảm nghĩ: 
"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".


Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người... :)

9 tháng 10 2017

Tớ chỉ cho cậu cái trang này  : https://h.vn/hoi-dap/question/59487.html.