K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn) Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển   (Lê Phương Liên)   (1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân...
Đọc tiếp

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn)

Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

 

(Lê Phương Liên)

 

(1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.

 

Hai vạn dặm dưới đáy biển là câu chuyện về cuộc hành trình bất đắc dĩ của nhà nghiên cứu biển A-rôn-nác, Giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri (Paris), cùng người cộng sự Công-xây và người thợ săn cá voi Nét Len sau khi đột nhiên bị rơi vào con tàu No-ti-lớt kì lạ.

 

(2) Đã từ lâu, biển cả mênh mông, dữ dội, đầy sóng gió và bão tố, chiếm ba phần tư diệ tích Trái Đất, luôn hiện diện đối kháng với con người, thách thức tất cả những ai muốn vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp của quê hương mình để đi tới những miền đất khác. Con người luôn luôn muốn tiến ra biển, muốn làm chủ biển cả và muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tất cả các đại dương. Khát vọng đó đã thôi thúc các dân tộc Bắc Âu làm những con thuyền Vi-kinh (Viking) đi phiêu lưu trên biển cả. Khát vọng đó cũng thôi thúc người Hà Lan, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đóng thuyền đi vòng quanh Trái Đất.

 

Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong Hai vạn dặm dưới đáy biển là một con người bí ẩn gần như huyền thoại, chính là hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả Véc-nơ. Thuyền trưởng Nê-mô là một con người vừa có trí tuệ, vừa có tính phiêu lưu, mạo hiểm. Ông đã trải qau nhiều đau khổ nên đứng trước mọi khó khăn đều quả quyết hành động dũng mãnh với một bản lĩnh sáng suốt, tự tin. Đọc Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc được chia sẻ khát vọng khám phá cuộc sống cả về nội tâm và ngoại cảnh với nhân vật tự sự, Giáo sư A-rôn-nác, có lẽ cũng chính là hiện thân của tác giả.

 

(3) Ra đời vào nửa cuối thế kỉ XIX, tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển đã ghi nhận được một cách nóng hổi bầu không khí sôi sục, đầy khát vọng của một thời con người muốn chinh phục biển cả. Có lẽ bầu không khí đó đến thế kỉ XXI này lại càng nóng bỏng hơn. Điều mà Véc-nơ đã ghi dấu ấn vào lịch sử văn học thế giới chính là ở những sáng tạo mang tính khoa học viễn tưởng về những máy móc công nghệ chưa từng hiện diện trên Trái Đất; những dự cảm về không gian tận đáy biển sâu nhất, vùng biển xa xôi nhất, nguy hiểm nhất mà con người chưa thể đặt chân tới. Với những trang viết của Véc-nơ, người đọc thán phục tầm hiểu biết sâu rộng về địa lí thế giới, sự am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội,... Trên nền tảng văn hoá vững vàng, nhà văn đã để trí tưởng tượng của mình thăng hoa sáng tạo theo một mạch viết thật tự nhiên. Đọc những trang viết của Véc-nơ, ta được thưởng thức một lối kể chuyện hấp dẫn, cách tạo ra những tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính, lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người.

 

(4) Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tàu No-ti-lót sinh ra từ nỗi đau khổ quan gì tới nhan đề của thế giới loài người, nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hoà đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?

 

5 Ngoài Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), nhiều tác phẩm của Véc-nơ như Năm tuần trên khinh khí cầu (1863), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),... đã chinh phục người đọc khắp năm châu, khẳng định ông là nhà văn đi tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng, một lối đi riêng biệt trong văn học thế giới. Những ý tưởng thiên tài của ông về cuộc sống hiện đại cũng như các thành tựu khoa học, công nghệ và hơn hết là khát vọng của con người mà ông đã diễn tả dường như cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự

0
viết đoạn văn khoảng 150 chữ, phân tích nhân vật tôi trong đoạn tích bà tôi của tác giả xuân quỳnh văn bản Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà! Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng...
Đọc tiếp

viết đoạn văn khoảng 150 chữ, phân tích nhân vật tôi trong đoạn tích bà tôi của tác giả xuân quỳnh

văn bản

Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà!

Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông ơi, bà ơi mua bỏng giúp tôi đi!”. Nhưng con tàu vô hình cứ mang các hành khách chạy đi, để lại bà tôi tóc bạc, lưng còng, đứng chơ vơ giữa hai vệt đường ray… Chính tôi, tôi cũng vô tình như con tàu, tôi chẳng để ý gì đến bà tôi, tôi chỉ nghĩ đến những con quay, những quả bóng của tôi thôi! Nhiều lúc bà tôi đến chơi, mới ngồi với bà được một tí, tôi đã vội bỏ đi với những trò chơi của tôi rồi! Không, không thể để thế được. Tôi đã mười hai tuổi, lớn rồi, tôi cũng có quyền bàn chuyện nghiêm chỉnh với bố mẹ tôi chứ! Nghĩ rồi, tôi chạy ào xuống nhà. Tôi thấy mẹ tôi đang rửa bát, còn bố tôi đang xách nước lên.

- Bố mẹ ơi, – tôi gọi giục giã, – bố mẹ vào cả đây con có chuyện này muốn nói với bố mẹ.

- Thằng này hôm nay lạ thật. – Bố tôi nói. – Có chuyện gì mà quan trọng vậy?

- Thì con cứ nói đi, – mẹ tôi nói, – mẹ vừa rửa bát vừa nghe cũng được.

- Không , cả mẹ nữa, mẹ vào đây con mới nói.

Mẹ tôi vào, nhìn tôi lo lắng:

- Hay con có chuyện gì ở lớp?

- Không.

- Hay con đánh nhau với bạn nào?

- Không. Chuyện nhà ta kia. Bố mẹ ơi, bố mẹ có thương bà không?

- Sao tự nhiên con lại hỏi thế? – Bố tôi hỏi lại tôi. – Mà bà làm sao kia mà thương?

- Bà chẳng làm sao cả. Bà đi bán bỏng ở bến tàu ấy, người ta bảo thế. Bố mẹ có biết không?

- Biết, – bố tôi có vẻ lúng túng, – nhưng thế thì sao.

- Còn sao nữa! – Tôi nghẹn ngào: – Bà già rồi. Sao bố lại để bà như thế? Khổ thân bà!

- Bố có bắt bà phải thế đâu, – mẹ tôi trả lời thay cho bố, – vì bà thích thế chứ.

- Thích ư? Con chắc là bà chẳng thích đâu. Đời nào bà lại thích đi bán bỏng hơn ở nhà với con, với bố mẹ. Bà yêu thương bố mẹ và con lắm kia mà. Ôi, con cứ nghĩ đến những ngày nắng, ngày rét mà bà thì già thế, bà sao chịu nổi, bà ốm rồi bà chết như bà Thìn bên cạnh ấy thì sao. – Nói đến đây tôi oà lên khóc. – Ước gì bây giờ con đã lớn để con nuôi được bà!

Bố mẹ tôi lặng lẽ nhìn tôi rồi lại nhìn nhau. Bố tôi đặt một bàn tay lên vai tôi rồi nói:

- Thôi con nín đi. Bố hiểu rồi. Con nín đi con!

Tôi cảm thấy giọng bố tôi hơi run và bàn tay nóng ran của bố truyền hơi nóng sang vai tôi. Mẹ tôi cũng nghẹn ngào:

- Con nói đúng, bố mẹ có lỗi với bà. Con đi ngủ đi, sáng mai bố mẹ sẽ xuống Vĩnh Tuy đón bà về đây. Gia đình ta lại sum họp như trước.

Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ, lên giường nằm nhưng không làm sao chợp mắt được. Tôi cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui. Chỉ sáng mai thôi, tôi lại được sống cùng với bà như trước. Nhưng nói dại, không hiểu sáng mai bà tôi có còn gặp được tôi không? Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”.

 
0