K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau: Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng,                         nhưng chưa nhìn thấy...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ, In trong Thơ về mẹ, NXB Lao động, 2012)

Chú thích:

Nhà thơ Vũ Quần Phương tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940, quê gốc ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương. Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư.

0
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác. Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau:  Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau: 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới, thivien.net)
Chú thích:
– Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực Thơ mới đả kích các nhà thơ “cũ”. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội.
– Me (từ cũ): Mẹ.
– Nội: cánh đồng.
– Chửa: chưa.
0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.

    (2) Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?

(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 2 cặp từ, cặp cụm từ đối lập được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó?

Câu 5. Anh/Chị rút ra thông điệp gì cho bản thân từ văn bản trên?

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Đã có lần con khóc giữa chiêm bao Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.   Anh em con chịu đói suốt ngày tròn Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa Có gì nấu đâu mà nhóm lửa Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…   Chiêm bao tan nước...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Đã có lần con khóc giữa chiêm bao

Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó

Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.

 

Anh em con chịu đói suốt ngày tròn

Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa

Có gì nấu đâu mà nhóm lửa

Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…

 

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề

Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng

Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng

Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

    (Trích Khóc giữa chiêm bao, Vương Trọng)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau:

 Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng

Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

Câu 4. Anh/Chị hiểu nội dung dòng thơ sau như thế nào?

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.

Câu 5. Thông điệp tâm đắc nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì? Nêu lí do anh/chị lựa chọn thông điệp đó.

0