K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của Mahatma Gandhi: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”? Bài đọc:       (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của Mahatma Gandhi: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”?

Bài đọc:

      (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.

     (2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.

    (3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.”.

(Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.72-73)​

0
  I.Đọc hiểu  Đọc đoạn trích sau: Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cần thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dụng cửa Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa  Thì tin yêu ngay...
Đọc tiếp

 

I.Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích sau:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cần thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dụng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa 

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chán mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh...

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1: Anh/chị viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong phần đọc hiểu 

0
  MẸ CON CÁ CHUỐI Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc, Chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói , chờ ở vùng...
Đọc tiếp

 

MẸ CON CÁ CHUỐI

Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc, Chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói , chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ Chuối mẹ đoán chắc là có tổ Kiến gần đó, Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn Kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá.

Đầu tiên cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau rồi đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. Bọn Kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được một mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt.

Xuân Quỳnh

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cá Chuối mẹ tìm cách vào bờ, rạch lên chân khóm tre để làm gì?

A. Để tìm cách kiếm mồi cho các con ăn                        B. Để tránh cái nóng ngột ngạt, bức bối

C. Tìm chỗ mát cho các con đến nghỉ                             D. Để kiếm thức ăn cho mình.

Câu 2: Chuối mẹ kiếm mồi bằng cách nào?

A. Dùng mồi nhử kiến đến.                                             B. Dùng chính thân mình để nhử kiến.

C. Dùng bẫy để nhử kiến.                                                D. Dùng khóm tre để nhử kiến đến.

Câu 3: Tại sao cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình?

A. Vì cá Chuối mẹ không tìm được thức ăn cho con. .

B. Vì cá Chuối mẹ không tìm được hướng bơi vào bờ.

C. Vì bọn kiến lửa bò đầy mình, chúng coi cá Chuối mẹ là một miếng mồi.

D. Vì cá Chuối mẹ giả vờ chết nằm im không động đậy.

Câu 4: Nối tên con vật ở cột A gắn với hoạt động ở cột B cho phù hợp:

A

B

a. Chuối mẹ

                          1. kéo đến đã đông

 

                          2. bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre

b. Bọn Kiến

                          3. không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao

 

                          4. giả vờ chết, nằm im không động đậy

Câu 5: Vì sao Chuối mẹ quên cả những chỗ đau khi bị Kiến đốt?

..........................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................

Câu 6: Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

..........................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................

Câu 7: Hoạt động nào được gọi là "du lịch". Điền Đ/S vào ô trống:

a. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

b. Đi làm việc xa nhà một thời gian.

Câu 8 Gạch chân dưới trạng ngữ có trong câu: “ Những đêm không ngủ được, mẹ lại nghĩ về các anh.” Trạng ngữ trên là:

A Trạng ngữ chỉ thời gian.                    B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân               D. Trạng ngữ chỉ mục đích

 

Câu 9: Trong câu: “Ngoài vườn, hoa nở vàng rực, chim hót líu lo.” có mấy động từ?

Có……động từ. Đó là:…………………………………………………………………………..

Câu 10: Em hãy đặt một câu khiến để mượn đồ dùng học tập của bạn.

..........................................................................................................................................................................

0