K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2020

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.

- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.

-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.

- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.

=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 4 2020

CHÚC BẠN HỌC TỐT

mk ko biết trả lời

2 tháng 5 2020

  Đối với em khung cảnh bình yên, thơ mộng và tuyệt đẹp nhất chính là ở thôn quê khi ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vào một buổi sáng đẹp trời.

  Sáng sớm khi cùng ông đi tập thể dục trên con đường giữa cánh đồng em nhận ra có mùi hương thơm rất quen thuộc, đó là mùi của lúa chín. Nhìn ra xa em thấy một màu vàng trải dài tới tận cuối con đường, màu vàng của lá lúa và những bông lúa nặng trĩu hạt. Ánh nắng ban mai chiếu xuống những giọt sương còn đọng lại trên lá lúa khiến cho cả cánh đồng lung linh trong sương sớm. Những tia nắng sớm và những làn gió trong lành mát dịu thổi qua khiến cho cánh đồng lúa như một nàng thiếu nữ đang khoác trên mình tấm lụa vàng óng ánh mượt mà. Trên cánh đồng thấp thoáng bóng dáng những con chim chiền chiện, chim sẻ, chúng đang hót vang giữa đồng như hát khúc ca chào đón bình minh. Ngày hôm nay sẽ có nhiều mảnh ruộng được gặt, đó là những mảnh ruộng mà lúa đã ngả màu vàng úa, rồi chỉ một hai ngày sau cánh đồng mày sẽ được gặt hết chỉ còn trơ lại gốc dạ. 

  Em nhận ra quê hương tuy bình dị, dân giã nhưng lại chứa đựng những vẻ đẹp thanh bình, cho con người ta cảm giác thật bình yên và luôn muốn được trở về.

2 tháng 5 2020

  Đối với em khung cảnh bình yên, thơ mộng và tuyệt đẹp nhất chính là ở thôn quê khi ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vào một buổi sáng đẹp trời.

  Sáng sớm khi cùng ông đi tập thể dục trên con đường giữa cánh đồng em nhận ra có mùi hương thơm rất quen thuộc, đó là mùi của lúa chín. Nhìn ra xa em thấy một màu vàng trải dài tới tận cuối con đường, màu vàng của lá lúa và những bông lúa nặng trĩu hạt. Ánh nắng ban mai chiếu xuống những giọt sương còn đọng lại trên lá lúa khiến cho cả cánh đồng lung linh trong sương sớm. Những tia nắng sớm và những làn gió trong lành mát dịu thổi qua khiến cho cánh đồng lúa như một nàng thiếu nữ đang khoác trên mình tấm lụa vàng óng ánh mượt mà. Trên cánh đồng thấp thoáng bóng dáng những con chim chiền chiện, chim sẻ, chúng đang hót vang giữa đồng như hát khúc ca chào đón bình minh. Ngày hôm nay sẽ có nhiều mảnh ruộng được gặt, đó là những mảnh ruộng mà lúa đã ngả màu vàng úa, rồi chỉ một hai ngày sau cánh đồng mày sẽ được gặt hết chỉ còn trơ lại gốc dạ. 

  Em nhận ra quê hương tuy bình dị, dân giã nhưng lại chứa đựng những vẻ đẹp thanh bình, cho con người ta cảm giác thật bình yên và luôn muốn được trở về.

30 tháng 4 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

chúc bạn học tốt 

nhớ tích cho mk nha

30 tháng 4 2020

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
~hok tốt my friend ~

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả màu vàng đục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

 Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả màu vàng đục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

 Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

 Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

 Câu 3. Trong đoạn trích trên sự vật nào được so sánh.

 Câu 4. Tìm tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

2

Câu 1:

- Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt là: Tự sự và miêu tả.

Câu 2:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là So sánh.

Câu 3:

Sự vật được so sánh trong đoạn trích trên là:

+Những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng 

+ Lá bàng mới nảy  trông như ngọn lửa xanh.

+ Những lá bàng mùa đông  đỏ như đồng hun.

Câu 4:

Tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:

+ xanh

+ thật dày

+ màu ngọc bích

+ màu vàng đục

+ đỏ

K cho mik nhé!

Chúc bn luôn hok giỏi!^^

17 tháng 8 2024

.......... Tui hc ngu lắm hic

30 tháng 4 2020

B là khối lục địa

D là KK nóng

30 tháng 4 2020

khối khí nóng bạn nhé!

30 tháng 4 2020

Dàn ý tham khảo:

I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bài tham khảo:
Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng
Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy. Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn.Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cưả nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dày dặn kinh nghiệm.Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi : “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ.Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, Qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi.Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều ngành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.
Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! Thầy thật là cao cả.

K cho mk nha!
 

30 tháng 4 2020

banjtham khảo  nha

dàn ý đây nha :

1.  Mở bài:

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

2.  Thân bài:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:

– Thầy đã già., mái tóc bạc.

– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

– Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

bài văn đây :

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo bố em vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó đượctrở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn nổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.

Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xoà trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

– Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

– Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khoá 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi ồ lên khe khẽ:

– Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

-Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!

Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ. Thầy xoa đầu em cười và nói: 

– Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê hỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc giống như gặp ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

– Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo Đềthầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

– Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.

Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

– Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là vô cùng đáng quý!

hok tốt

30 tháng 4 2020

Mẹ ơi đêm đã khuya rồi
Ở bên hiên vắng con ngồi đếm sao
Nỗi niềm gửi tới trời cao
Lệ cay khoé mắt lẫn vào bóng đêm

Hiu hiu gió lạnh bên thềm
Tâm tư trĩu nặng càng thêm vỡ oà
Cuộc đời bao nỗi xót xa
Phủ lên mái tóc mẹ già của con

Trách mình chữ hiếu chưa tròn
Tuổi già chân yếu mẹ còn chuân chuyên
Hao gầy giấc ngủ chẳng yên
Biết bao lo lắng muộn phiền vì con

Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua

30 tháng 4 2020

4 khổ đó nhé bạn 

học tốt

30 tháng 4 2020

1: Câu thơ Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua (Anh Thơ) có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.  Hoán dụ.        (B).  Nhân hoá.        C.  So sánh.         D.  Ẩn dụ.

2: Truyện Con hổ có nghĩa nhằm mục đích gì?

A.  Để cao tình cảm thuỷ chung giữa con người với nhau.

(B).  Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.

C.  Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.

 D.  Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.

30 tháng 4 2020

1B

2C

HOK TOT @_@

1 tháng 5 2020

Giữa bộn bề, lo toan của cuộc sống, bất chợt một ngày ta nhớ lại ngày xưa, nhớ lại cái thời còn núp sau lưng mẹ, đến lớp với biết bao bỡ ngỡ đầu đời. 

Ngày đầu tiên đi học.

Mẹ dắt tay đến trường

    Làm sao ta quên được cái thời khắc ấy. Hồi hộp, lo lắng, có cả vui mừng tràn ngập. Không biết trường mới thế nào, không biết thầy cô ra sao, cả bạn bè nữa. Cả một thế giới mới mở ra trước mắt. Ta như con chim non mới tập bay, ra khỏi tổ với sự rụt rè, e ngại. Mẹ sửa soạn cả buổi sáng, như bà tiên hóa phép, biến ta thành cô công chúa nhỏ. Bước chân ra khỏi nhà, ngẩng cao đầu hãnh diện – con của mẹ càng lớn càng xinh. Thế nhưng, không như những gì nó đã nghĩ. Sao nó không nhìn thấy ai quen hết, sao không có gì vui hết. Bất chợt nó rùng mình, sợ hãi, muốn quay về với tổ ấm an toàn. 

Con vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành yêu thương

      Ôi chao! Cái bé thơ ngày đó sao buồn cười đến vậy, e sợ cả những điều đơn giản như thế. Nhớ quá! Nhớ cái bỡ ngỡ ngày nào, nhớ sự ân cần của mẹ, nhớ ánh mắt trìu mến của cô. Chợt ao ước dù chỉ một lần, được khóc òa trong những yêu thương, được trở lại ngày đầu tiên đi học, được vỗ về dịu ngọt và an lành.

Ngày đầu tiên đi học

Em mắt ướt nhạt nhòa

Cô vỗ về an ủi

Chao ôi, sao thiết tha…

       Ấn tượng đầu tiên về hình ảnh cô giáo thật đẹp. Một người hiền lành, dịu dàng như mẹ mình. “Sau này mình cũng làm cô giáo” – cái suy nghĩ ngây thơ ấy thoáng qua và theo ta đến tận hôm nay. Ta thầm cảm ơn hình bóng ngày xưa ấy – cái hình bóng in đậm trong ta, nuôi ước mơ ta thành hiện thực. Suốt quãng đời học trò ta đã trải qua biết bao kỷ niệm, mang ơn biết bao người. Nhưng cái ấn tượng đầu tiên ấy vẫn như khắc sâu trong trái tim ta, như những ký ức đẹp đẽ theo ta khôn lớn, để hôm nay ta nhớ về:

Ngày đầu như thế đó

Cô giáo như mẹ hiền

Em bây giờ cứ ngỡ

Cô giáo là cô tiên

     Bâng khuâng một ngày đầu thu, nghe tiếng trống khai trường vang vang, lòng ta chợt lắng đọng, chợt sống lại phút giây “ngày đầu tiên” xưa cũ:

Em bây giờ khôn lớn

Bỗng nhớ về ngày xưa

Ngày đầu tiên đi học

Mẹ cô cùng vỗ về

Tiếng thu êm ái bước đi, lòng ta nhẹ nhàng trôi với những kỷ niệm đẹp, thả hồn để trở lại ngày xưa…

30 tháng 4 2020

1, cho toi xin mot ve di tuoi tho

2,toi thay hoa vang tren co xanh

3,toi la beto

4 ,co gai den tu hom qua

5 ,con cho nho mang gio hoa hong

30 tháng 4 2020

1 số chuyện của Nguyễn Nhật Ánh:

-Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

-Tôi là Bêtô

-Cô gái đến từ hôm qua 

-Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng 

-Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

-Mắt biếc

-Chúc một ngày tốt lành

-Ngồi khóc trên cây

-Ngày xưa có một chuyện tình

chúc bạn hok tốt nha!!!!

mình là fan của Nguyễn Nhật Ánh đó!!!