K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố
định để đưa một vật có khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 8m. Hãy chọn câu trả
lời đúng:

A. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 8m.
B. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 8m.
C. Lực kéo vật là 25N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 16m.
D. Lực kéo vật là 50N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 16m.

9 tháng 4 2020

Trl :

=> Đáp án : B

#hoc_tot#

:>>>

Hình ảnh so sánh này nhằm chỉ sự vĩ đại , công lao to lớn của Bác Hồ . Khẳng định 1 điều rằng Bác đã cống hiến 79 mùa xuân của mình cho độc lập dân tộc . Bác không bao giờ nghĩ cho bản thân mình , lúc nào cũng chỉ nghĩ cho dân tộc , đất nước . Khi dân chưa được ấm no , trẻ em chưa được cắp sách tới trường thì Bác làm sao có thể ngủ yên . Tóm lại , hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng rất tinh tế , khiến cho người đọc cảm nhận được công lao của BÁC 

k cho mk nha

Bài 1:

Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu ,đó là cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.

Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :

+xác định đối tươngj miêu tả 

+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự

Bài 2:

Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:Mở bài,Thân bài,Kết bài

Nội dung chính của từng phần:

Mở bài :Gioi  thiệu đối tượng miêu tả

Thân bài:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian
Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

I. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.

II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi

1. Tả bao quát giờ ra chơi

- Sân trường tấp nập người

- Tiếng ồn vang khắp nơi

- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn

2. Tả chi tiết giờ ra chơi

a. Tả người giờ ra chơi

- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau

- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…

- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….

- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai

- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ

b. Tả cảnh giờ ra chơi

- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi thêm phấn khởi

- Chim kêu rả rích

c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi

- Sân trường yên ắng hẳn

- Không một bóng người

- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi

- Em rất thích giờ ra chơi

- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học

9 tháng 4 2020

a, ngoài thềm rơi cái lá đa

tiếng rơi rất mỏng như là rơi ngiêng.

Câu so sánh ( in đậm)

Rõ ràng trong câu trên tác già đang so sánh tiếng rơi của lá,Nhưng lại so với rơi nghiêng.Giống như là chỉ nghe tiếng lá rơi thôi mà tác giả đã có thể biết được,là chiếc lá này rơi nghiêng vì tiếng rơi rất mỏng nhẹ.Mà qua hình ảnh so sánh.ta thấy được sự tinh tế trong cách nghe và diễn đạt của tác giả

b,quê hương là chùm khế ngọt

cho con trèo hái mỗi ngày

quê hương là đường đi học

con về rợp bướm vàng bay.

Câu so sánh : in đậm

Qua cách so sánh của tác giả,quê hương được so sánh như những cảnh vật hết sức quen thuộc là chùm khế ngọt,là đường đi học.Đây là những cảnh vật hết sức thân quen,gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.Mà qua phép so sánh.ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm của mình đối với quê hương.Nơi mà đã đồng hành cùng ta ngay từ những ngày đầu tiên ta oa oa tiếng khóc chào đờ

8 tháng 4 2020

Hiện tại đang có 204 quốc gia trên thế giới nha

-Tk cho mk nha-

  -Mk cảm ơn-

8 tháng 4 2020

204 bạn

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:Buổi sáng, mỗi khi ông Mặt Trời thức giấc, từng vầng hồng rạng rỡ mọc lên ở phía đằng đông, dòng sông sáng bừng lên dưới những ánh ban mai. Mặt Trời mỗi lúc một lên cao hơn, từng ánh nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông sáng lấp loáng. Con sông như khoác lên mình một chiếc áo lụa đào của những cô thiếu nữ. Mặt sông in bóng của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Buổi sáng, mỗi khi ông Mặt Trời thức giấc, từng vầng hồng rạng rỡ mọc lên ở phía đằng đông, dòng sông sáng bừng lên dưới những ánh ban mai. Mặt Trời mỗi lúc một lên cao hơn, từng ánh nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông sáng lấp loáng. Con sông như khoác lên mình một chiếc áo lụa đào của những cô thiếu nữ. Mặt sông in bóng của những tòa nhà nguy nga, diễm lệ, vang vọng từng âm thanh hơi thở nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông từng hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng, từng đàn chim chóc thì đua nhau ca hát như đón chào ngày mới 

1: Đoạn văn trên sử dụng PTBĐ chính nào? Nêu nội dung của đoạn văn?

2. Chỉ ra các hình ảnh được miêu tả trong đoạn văn trên? Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn là gì ?

Giúp mình với ạ , bây giờ mình đang cần gấp 

Mình sẽ tick lại cho mấy bạn ạ 

2

1, Miêu tả 

- cảnh đẹp của dòng sông vào buổi sáng

2, dòng sông, mặt trời

- nhân hóa , so sánh

12 tháng 4 2020

1, PTBD chính : miêu tả

cảnh buổi sáng thành phố

2, ông MT,dòng sông,tòa nhà,thành phố,hàng dừa,chim chóc

phép nghệ thuật nhân hóa

9 tháng 4 2020

Câu 1:
Dùng ròng rọc có lợi gì?
Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường ? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào?
Câu 2:
Khi tăng nhiệt độ, khi giảm nhiệt độ thì thể tích của các chất thay đổi như thế nào?
Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu 3: Khi quả bóng bàn bi móp, làm thế nào để quả bóng phồng lên. Giải thích tại sao?
Câu 4: Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu ?
Câu 5:
Trong các chất sắt, đồng, rượu, thủy ngân, khí oxy, khí hiđrô chất nào nở vì nhiệt giống nhau, chất nào nở vì nhiệt khác nhau?
Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu 6: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi ta nên mở nút bằng cách nào? Vì sao lại làm như vậy?
Câu 7: Một bình cầu thủy tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút thủy tinh là một thanh thủy tinh hình chữ L (hình trụ hở hai đầu). Giữa ống thủy tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình vẽ. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng bình cầu?
Câu 8: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng ? Làm thế nào để tránh hiện tượng vỡ cốc như trên?
Câu 9:Tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng?
Câu 10:Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm?
Câu 1:
a) Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo.
bLấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo gầu nước giếng)
- Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng.
Câu 2:
a) Thể tích của các chất tăng khi tăng nhiệt độ, giảm khi giảm nhiệt độ.
b) Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh.
Ví dụ 2: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm.
Ví dụ 3: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong xăm xe dãn nở nhiều hơn xăm bị xăm ngăn cản nên tác dụng lực lớn vào xăm gây nổ xăm. Cách khắc phục là không nên bơm xe đạp quá căng.
Câu 3: - Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng . Quả bóng sẽ phồng lên.
- Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra làm phồng quả bóng .
Câu 4: - Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lúc đầu mực chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống vì thuỷ tinh nở ra nhưng chất lỏng chưa kịp nở.
- Sau đó chất lỏng nở ra, và nở nhiều hơn chất rắn nên mực chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên cao hơn mức ban đầu.
Câu 5: Chất nở vì nhiệt giống nhau là chất khí oxy, khí hiđrô, chất nở vì nhiệt khác nhau là chất sắt, đồng, rượu, thủy ngân.
Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh.
Ví dụ 2: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm.
Ví dụ 3: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng

13 tháng 4 2020

Câu 7:

-Lấy ví dụ về ròng rọc được sử dụng trong đời sống: 

+Máy tời ở công trường xây dựng 

+ Ròng rọc gầu nước giếng 

- Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì phải dùng cả ròng rọc động và ròng rọc cố định. Bộ máy kết hợp giữa hai loại ròng rọc đó được gọi là pa-lăng.

Câu 8:

1. Thể lỏng :

Đóng chai nước ngọt thật đầy :

Khi để nước ngọt trong chai ngoài trời nắng, nước trong chai nóng lên, nở ra, thể tích tăng và dâng lên gặp nút chai cản trở gây ra lực lớn làm bật nút chai.

Cách khắc phục : Đóng chai nước ngọt vừa phải, không đầy.

2. Thể rắn :

Giữa các thanh ray không có khe hở :

Khi trời nóng, các thanh ray sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp các thanh khác cản trở gây ra lực lớn làm cong đường ray.

Cách khắc phục : Giữa các thanh ray để khe hở.

3. Thể khí :

Bơm bánh xe đạp quá căng :

Vào mùa hè, không khí trong bánh xe sẽ nóng lên, nở ra, thể tích khí tăng gặp ruột bánh xe cản trở gây ra lực lớn làm nổ bánh xe.

Cách khắc phục : Bơm bánh xe đạp vừa phải, không bơm quá căng.


Câu 9:

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Câu 10:

Nhiệt kế thủy ngân : Đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

Nhiệt kế rượu : Đo nhiệt độ khí quyển

Nhiệt kế y tế : Đo nhiệt độ cơ thể người

8 tháng 4 2020
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.​

            Hok tốt !

8 tháng 4 2020

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con duong nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi  thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.

Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!

Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.

Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.

Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.

Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.

  Hok tốt !!!

9 tháng 4 2020

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể thay đổi đồng thời cả độ lớnvà hướng của lực?A. Đòn bẩy và ròng rọc cố định.B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động.C. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.D. Ròng rọc động và mặt phẳng nghiêng.Câu 2: Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cốđịnh để đưa một vật có khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 8m....
Đọc tiếp

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể thay đổi đồng thời cả độ lớn
và hướng của lực?
A. Đòn bẩy và ròng rọc cố định.
B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động.

C. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
D. Ròng rọc động và mặt phẳng nghiêng.
Câu 2: Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố
định để đưa một vật có khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 8m. Hãy chọn câu trả
lời đúng:
A. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 8m.
B. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 8m.
C. Lực kéo vật là 25N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 16m.
D. Lực kéo vật là 50N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 16m.
Câu 3: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Câu 4: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
D. Các chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng riêng của vật tăng.
C. Thể tích của vật tăng.
D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng
Câu 6: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên:
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm). Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông
thường? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta
nên làm thế nào?
Câu 8: (2 điểm). Nêu ví dụ về hiện tượng các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì
nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu 9: (2 điểm). Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn
khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 10: (1,5 điểm). Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm,
nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?

1
8 tháng 4 2020

giúp mình nha. cảm ơn