Dưới đây là bài văn tả mẹ đang nấu cơm nhưng còn thiếu một số phần quan trọng. Em hãy bổ sung thêm để có bài viết hoàn chỉnh:Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để...
Đọc tiếp
Dưới đây là bài văn tả mẹ đang nấu cơm nhưng còn thiếu một số phần quan trọng. Em hãy bổ sung thêm để có bài viết hoàn chỉnh:
Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Và dù khi đi làm hay ở nhà, mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà.
Hôm nay, sau khi đi chợ về, khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và nghiêm khắc dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu ở đời, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu.
Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ nhặt rau, nhặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng rau được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ nhặt một cách nhanh nhẹn, khéo léo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc, từ khó khăn cực nhọc đến việc nhỏ nhặt trong nhà. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Đĩa thịt chiên vàng bốc khói nóng sốt, bát canh rau xanh mát trông thật hấp dẫn.
Từ thủa xa xưa ở làng Gióng, lúc ấy vào thời Hùng Vương thứ sáu, có đôi vợ chồng nhà kia sống phúc đức hết lòng vì mọi người, vậy mà lấy nhau mãi chưa thể sinh con. Một hôm ra đồng làm việc, người vợ nhìn thấy một vệt chân to bèn thấy lạ mà ướm thử chân mình vào. Kì lạ thay, hôm đó về thì chị vợ thụ thai. Thế nhưng cái thai mãi đến mười hai tháng mới chịu ra đời.
Người vợ sinh ra một đứa bé trai vô cùng tuấn tú khôi ngô và đẹp trai. Lại kì lạ hơn, đứa bé không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đến năm ba tuổi cũng chưa biết đi chưa biết nói cười. Thời đó giặc giã hoành hành, mãi đến khi có người sứ giả truyền tin tìm người tài đánh giặc thì vua chàng Gióng mới chịu cất tiếng nói đầu tiên.
Những lời đầu tiên biết nói là Gióng đòi xin áo giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng ăn rất khỏe, mỗi bữa hết một thùng gạo đầy mà vẫn chưa no. Dân làng bèn cùng nhau góp gạo nuôi Gióng. Vươn vai đã lớn như một người tráng sĩ oai hùng. Gióng cưỡi ngựa sắt xông vào đánh giặc. Khi roi sắt bị gẫy, người anh hùng làng Gióng đã nhỏ tre đánh giăc. Lũ giặc bạo tàn kinh hãi chạy toán loạn. Khi giặc tan, Gióng cưỡi ngựa trở về trời.
THAM KHẢO
Trong truyện Thánh gióng, chi tiết cái vươn vai thần kỳ của Thánh gióng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó chính là cái vươn vai chớp mắt mà từ cậu bé đặt đâu ngồi đấu, bỗng trở thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân, sức mạnh vô song. Chi tiết vươn vai thần kỳ ấy vừa đem đến sắc màu thần kỳ của truyện truyền thuyết, vừa có ý nghĩa truyền tải, gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về sự chuyển hóa mạnh mẽ, nhanh như thổi của sức khỏe con người và sức mạnh công lý. Cái vươn vai đó đại diện cho sức mạnh của truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ khi giặc Ân tràn sang,và cũng chính là sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta không hề sợ hãi trước vó ngựa quân giặc. Sau cái vươn vai thần kỳ đó, cậu bé đã trở thành tráng sĩ khỏe mạnh, đánh đuổi sạch bóng giặc Ân trên lãnh thổ của đất nước.Chi tiết này có ý nghĩa đó là tôn vinh giá trị mộc mạc mà bền chắc theo năm tháng của những lũy tre làng Việt Nam - loài cây thân thuộc của các làng quê Việt Nam theo năm tháng. Đồng thời, những lũy tre đó cũng như đồng hành cùng đánh giặc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Hình ảnh những lũy tre làng giản dị nhưng cũng gắn liền với những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc.