K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    Xưa nhà Thương nhà thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Xưa nhà Thương nhà thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

                                                              ( Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2)

1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào năm nào? Lí Công Uẩn viết “ Thiên đô chiếu” nhằm mục đích gì?

2. Xác định phương thức biểu đạt và trình tự lập luân của văn bản “ Chiếu dời đô”

3. Mở đầu bài chiếu, Lí công Uẩn đã dẫn ra mấy lần dời đô trong lịch sử Trung Hoa? Các lần dời đô đó có đặc điểm gì chung? Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

4. Có ý kiến cho rằng: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp  giữa lí và tình. Bằng một đoạn văn lập luận theo cách diễn dịch khoảng 10 câu, em hãy làm rõ nội dung nhận xét trên, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định( gạch chân, chú thích rõ)

------------------Hết-------------------

0
Câu 1: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:A. H2O B. HCl C. NaOH D. CuCâu 2: Dãy chất nào sau đây toàn là axitA. KOH, HCl, H2S, HNO3 B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2 C. ZnS, HBr, HNO3, HCl D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3Câu 3: Dãy chất nào sau đây toàn là bazơA. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl B. Ca(OH)2, Zn(OH)2 , Fe(OH)3, KOHC. Fe(OH)3 , CaCO3, HCL, ZnS D. Fe(OH)2, KCl, NaOH, HBrCâu 4: Dãy chất nào sau đây toàn...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:

A. H2O B. HCl C. NaOH D. Cu

Câu 2: Dãy chất nào sau đây toàn là axit

A. KOH, HCl, H2S, HNO3 B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2 C. ZnS, HBr, HNO3, HCl D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3

Câu 3: Dãy chất nào sau đây toàn là bazơ

A. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl B. Ca(OH)2, Zn(OH)2 , Fe(OH)3, KOH

C. Fe(OH)3 , CaCO3, HCL, ZnS D. Fe(OH)2, KCl, NaOH, HBr

Câu 4: Dãy chất nào sau đây toàn là muối

A. NaHCO3, MgCO3 ,BaCO3 B. NaCl, HNO3 , BaSO4

C. NaOH, ZnCl2 , FeCl2 D. NaHCO3, MgCl2 , CuO

Câu 5: Cho nước tác dụng với vôi sống (CaO). Dung dịch sau phản ứng làm cho quỳ tím chuyển thành màu gì?

A. Màu xanh B. Màu đỏ C. Không đổi màu D.Màu vàng

Câu 6 : Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:

A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH

Câu 7: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I B. Gốc photphat PO4 hoá trị II

C. Gốc Nitrat NO3 hoá trị III D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 8: Hợp chất nào sau đây là bazơ:

A. Đồng(II) nitrat B. Kali clorua

C. Sắt(II) sunfat D. Canxi hiđroxit

Câu 9:Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá xanh:

A. Đường (C12H22O11) B. Muối ăn (NaCl)

C. Nước vôi (Ca(OH)2) D. Dấm ăn (CH3COOH)

Câu 10: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu:

A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaC

0
Câu 1: (...
Đọc tiếp

Câu 1: ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

  “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước.Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rấtlớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sựphát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiênlà phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổngồi”. Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắcđông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền HoaLư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đaicao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chóilọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vìdân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đâydân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi ”. Nhàvua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thậtlà chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhấtcủa của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫmmuốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

                                                            (Bình Giảng Văn – Lớp 8, Tạ Đức Hiền)

a . Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữvăn 8, tập II? Hãy kể tên các thể loại văn trung đại mà em đã học trong chươngtrình Ngữ văn 8 học kỳ II. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các thểvăn ấy. (2.0 điểm)                                                                                   

b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu :“Các khanh nghĩ thế nào?” (1.0 đ)

Câu 2: Viết đoạn văn (7,0 điểm)

Hiện nay, có nhiều bạn học sinh còn dành nhiều thời gian vào việc chơi game, facebook, nghe nhạc…mà quên đi việc học hành, em hãy viết một đoạn vănngắn ( khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.​

 

0
BÀI TẬPCÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG – PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆTCâu 1: Có 4 hình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 5 phút (H24.1) người ta thấy nhiệt độ của nước trong bình trở nên khác nhau. Hỏi nhiệt độ ở bình nào cao nhất?A. Bình AB. Bình BC. Bình CD. Bình DCâu 2: Có 4 hình A, B, C, D đều đựng nước ở...
Đọc tiếp

BÀI TẬP

CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG – PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT

Câu 1: Có 4 hình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 5 phút (H24.1) người ta thấy nhiệt độ của nước trong bình trở nên khác nhau.

 

Hỏi nhiệt độ ở bình nào cao nhất?

A. Bình A

B. Bình B

C. Bình C

D. Bình D

Câu 2: Có 4 hình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 5 phút (H24.1) người ta thấy nhiệt độ của nước trong bình trở nên khác nhau.

 

Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ của nước ở các bình trở nên khác nhau?

A. Thời gian đun

B. Nhiệt lượng từng bình nhận được.

C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình.

D. Loại chất lỏng chứa trong từng bình.

Câu 3: Một nồi đồng có khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nồi nước tăng nhiệt độ từ 35°C đến 100°C là:

A. 256kJ B. 257800J

C. 280410J D. 245800J

Câu 4: Một quả cầu nhôm có khối lượng 0,15kg có nhiệt độ 35°C được đun nóng tới 135°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết cho quá trình này là:

A. 13200J B. 15280J

C. 14785J D. 880J

Câu 5: Dùng một bếp dầu để đun một ấm nước bằng nhôm khối lượng 500g chứa 5 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm nước đến sôi là:

A. 1680kJ B. 1725,2kJ

C. 1702,5kJ D. 1695,6kJ

Câu 6: Tính nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho một miếng nhôm có khối lượng 100g ở nhiệt độ 20°C đến nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 658°C, nhiệt nóng chảy của nhôm là 3,9.105 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K.

A. 95114J B. 93525J

C. 56114J D. 85632J

Câu 7: Người ta cần đun nóng để khối nước đá có khối lượng m1 = 5kg ở -10°C nóng chảy hoàn toàn ở 0°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. Nhiệt lượng cần thiết cần cung cấp cho quá trình này là:

A. 1700kJ B. 90kJ

C. 1610kJ D. 1790kJ

Câu 8: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp để 1kg nước tăng thêm 1°C là:

A. 4200J B. 4200kJ

C. 420J D. 420kJ

Câu 9: Người ta trộn 1500g nước ở 15°C với 100g nước ở 37°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là:

A. 16,375°C

B. 26°C

C. 52°C

D. 19,852°C

Câu 10: Có 20kg nước 20°C, phải pha vào thêm bao nhiêu kg nước ở 100°C để được nước ở 50°C?

A. 20kg B. 16kg

C. 12kg D. 8kg

Câu 11: Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 0,1kg chứa 0,5kg nước ở 20°C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế nói trên một thỏi đồng có khối lượng 0,2kg đã được đun nóng đến 200°C. Nhiệt độ cuối cùng của hệ thống là:

A. 28,2°C B. 28°C

C. 27,4°C D. 26,1°C

Câu 12: Một cục đồng có khối lượng 1kg được đun nóng đến 100°C. Sau đó người ta thả cục đồng vào một chậu sắt có khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 20°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Biết nhiệt dung riêng của đồng, sắt và nước lần lượt là c1 = 3,8.103J/kg.K; c2 = 0,46.103J/kg.K ; c3 = 4,2.103J/kg.K. Tìm nhiệt độ cuối cùng của nước?

A. 40°C B. 60°C

C. 33,45°C D. 23,37°C

Câu 13: Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 100°C vào một bình chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 15°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là:

A. 100°C B. 98°C

C. 96°C D. 94°C

Câu 14: Khối thép m = 10g ở nhiệt độ 30°C, sau khi nhận nhiệt lượng 46J thì tăng lên đến nhiệt độ 40°C. Nhiệt dung riêng của thép là:

A. 2500 J/kgK. B. 460 J/kgK.

C. 4200 J/kgK. D. 130 J/kgK.

Câu 15: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?

A. Jun, kí hiệu là J

B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K

C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg

D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg

Câu 16: Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:

A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

C. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Để đun nóng 1kg nước tăng từ 10°C lên 15°C, ta cần cung cấp cho khối nước nhiệt lượng bằng:

A. 4200J. B. 42kJ.

C.2100J. D. 21kJ.

Câu 18: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Khi 500g nước ở nhiệt độ 10°C nhận nhiệt lượng 8400J thì sẽ tăng đến nhiệt độ:

A. 2°C. B.4°C

C. 14°C D. 24°C.

Câu 19: Một tấm đồng khối lượng l00g được nung nóng, rồi bỏ vào trong 50g nước ở nhiệt độ 10°C. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng toả ra nhiệt lượng 4200J. Hỏi nhiệt độ sau cùng của nước bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.

A. 10°C. B. 20°C

C. 30°C D. 40°C

Câu 20: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?

A. Q = mc t, với t là độ giảm nhiệt độ.

B. Q = mc t, với t là độ tăng nhiệt độ.

C. Q = mc(t1 – t2) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.

D. Q = mc (t2 – t1) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùa vậ

0