K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1,0 điểm) Thông điệp mà văn bản để lại cho em là gì? Bài đọc: Phở gà      Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.      Đặc biệt nhất là phở Tráng, hai ngày đó, nhất định “treo đòn gánh” không...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Thông điệp mà văn bản để lại cho em là gì?

Bài đọc:

Phở gà

     Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.

     Đặc biệt nhất là phở Tráng, hai ngày đó, nhất định “treo đòn gánh” không chịu bán miếng phở nào, trong khi các bạn đồng nghiệp của anh thay đổi phương thức xoay ra bán phở gà cả bọn. Phở gà? Tráng phản đối ra mặt. Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng?

     Có một số người thạo phở cũng nghĩ như Tráng vậy. Họ không chịu ăn phở gà. Nhưng đa số đã mắc nghiện phở rồi, buổi sáng, không có bát phở nóng để ăn không chịu được, nên cũng cứ phải ăn và rồi cũng quen đi.

     Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò: thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá; ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà vàng màu nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ: tất cả những thứ đó tắm trong một thứ nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.

     Thường thường, ngoài thịt gà thái mỏng ra, một bát phở gà vẫn có những miếng gan, mề, lòng, tiết, thái nhỏ để đệm vào cho thêm vui mắt vui miệng.

     Những thứ đệm này, thường ra, vẫn luộc như thịt mà thôi; nhưng có một hai hàng phở, muốn cải cách, đã đem thái hạt lựu tất cả những thứ đó, gia thêm mộc nhĩ và hành tây, đem xào lên vừa chín để điểm vào mỗi bát phở từng thìa nhỏ một.

     Ăn như thế thì thơm, nhưng có người không ưa vì ngấy; ngoài ra, khi chan nước vào không còn vẻ gì thanh nhã - một điểm mà những người thích phở gà mong đợi.

     Chính cũng vì thế mà phong trào “phở gà xào nhân” như nhân bánh cuốn không được tiến triển mấy, và bây giờ tất cả Hà Nội chỉ còn có hai hàng làm theo phương pháp ấy mà thôi.

     Hầu hết đều chú ý về cái phần “thanh” của phở: nước ngọt mà không ngọt mì chính, nhưng ngọt bằng xương; thịt không xác, nhưng béo mềm, mà không ngấy.

     Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái, ăn thơm mà mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh, đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, “dù có thể làm được phở bò ngon”.

(Trích Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng)​

0
(1,0 điểm)  Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng? Việc nhà văn mượn lời của người bán phở bò đánh giá về phở gà như trên có tác dụng gì? Bài đọc: Phở gà      Ở Hà Nội, có...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) 

Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng?

Việc nhà văn mượn lời của người bán phở bò đánh giá về phở gà như trên có tác dụng gì?

Bài đọc:

Phở gà

     Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.

     Đặc biệt nhất là phở Tráng, hai ngày đó, nhất định “treo đòn gánh” không chịu bán miếng phở nào, trong khi các bạn đồng nghiệp của anh thay đổi phương thức xoay ra bán phở gà cả bọn. Phở gà? Tráng phản đối ra mặt. Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng?

     Có một số người thạo phở cũng nghĩ như Tráng vậy. Họ không chịu ăn phở gà. Nhưng đa số đã mắc nghiện phở rồi, buổi sáng, không có bát phở nóng để ăn không chịu được, nên cũng cứ phải ăn và rồi cũng quen đi.

     Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò: thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá; ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà vàng màu nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ: tất cả những thứ đó tắm trong một thứ nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.

     Thường thường, ngoài thịt gà thái mỏng ra, một bát phở gà vẫn có những miếng gan, mề, lòng, tiết, thái nhỏ để đệm vào cho thêm vui mắt vui miệng.

     Những thứ đệm này, thường ra, vẫn luộc như thịt mà thôi; nhưng có một hai hàng phở, muốn cải cách, đã đem thái hạt lựu tất cả những thứ đó, gia thêm mộc nhĩ và hành tây, đem xào lên vừa chín để điểm vào mỗi bát phở từng thìa nhỏ một.

     Ăn như thế thì thơm, nhưng có người không ưa vì ngấy; ngoài ra, khi chan nước vào không còn vẻ gì thanh nhã - một điểm mà những người thích phở gà mong đợi.

     Chính cũng vì thế mà phong trào “phở gà xào nhân” như nhân bánh cuốn không được tiến triển mấy, và bây giờ tất cả Hà Nội chỉ còn có hai hàng làm theo phương pháp ấy mà thôi.

     Hầu hết đều chú ý về cái phần “thanh” của phở: nước ngọt mà không ngọt mì chính, nhưng ngọt bằng xương; thịt không xác, nhưng béo mềm, mà không ngấy.

     Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái, ăn thơm mà mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh, đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, “dù có thể làm được phở bò ngon”.

(Trích Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng)​

1
6 tháng 5 2024

Ez

 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ Mùng Mười Tháng Ba

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà...
Đọc tiếp
Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim. Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở.. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói. Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.
TRẢ LỜI CÂU HỎI :
Câu 1 : Hành động của chú chim nhỏ trong câu văn " Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua." có ý nghĩa gì ?
Câu 2 : Bài học tâm dắc nhất em rút ra từ văn bản trên ?
0
12 tháng 4 2024

Nhân vật thuyền trưởng Nê trong văn bản "Dòng Sông Đen Cứu Vớt Mình Cần Gấp" đem lại cho độc giả nhiều bài học quý giá, trong đó có:

Sự quyết đoán và kiên nhẫn: Thuyền trưởng Nê đã thể hiện sự quyết đoán và kiên nhẫn khi đứng đầu tàu trong những tình huống khó khăn và nguy hiểm. Anh ta không bao giờ từ bỏ trước thách thức, luôn tìm cách giải quyết vấn đề một cách sáng suốt và quyết định.

 

Trách nhiệm và lòng nhân hậu: Nê luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu và luôn chăm sóc cho toàn thể hành khách trên tàu một cách tận tâm. Anh ta có tấm lòng nhân hậu và luôn quan tâm đến người khác, không ngần ngại giúp đỡ khi cần thiết.

 

Sự tin tưởng và ổn định: Thuyền trưởng Nê là một người đầy niềm tin vào khả năng của bản thân và đồng đội, luôn duy trì tinh thần lạc quan và ổn định trong mọi tình huống khó khăn.

 

Từ những bài học trên, độc giả có thể học được lòng kiên nhẫn, trách nhiệm, lòng nhân hậu và sự tin tưởng từ nhân vật thuyền trưởng Nê, giúp em trở thành con người hoàn thiện và thành công trong cuộc sống.

mấy bn ơi, mấy bn chỉ ra thuật ngữ trong đoạn văn này giúp mik đc ko(T^T) nhanh nha, tại mik đang cần gấp. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, các vùng miễn bị tác động không hề nhỏ và miền Trung quê em không là ngoại lệ. Sự biến đổi khí hậu đã khiến con người đứng trước sự đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống....
Đọc tiếp

mấy bn ơi, mấy bn chỉ ra thuật ngữ trong đoạn văn này giúp mik đc ko(T^T) nhanh nha, tại mik đang cần gấp.

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, các vùng miễn bị tác động không hề nhỏ và miền Trung quê em không là ngoại lệ. Sự biến đổi khí hậu đã khiến con người đứng trước sự đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống. Hàng năm, miền Trung quê em phải hứng chịu những cơn bão giật cấp 7,8 cuốn theo nhà cửa, ruộng đồng, thậm chí là mạng sống của con người. Tần xuất bão lũ diễn ra với cường độ mạnh, nhiều người mất nhà, những đứa trẻ mất ba, mất mẹ… thật đáng thương tâm! Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu rất đa dạng, có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên… Thế nhưng tác động lớn nhất, quan trọng nhất là do ý thức con người. Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho nhịp sống trở nên bình thường, Trái Đất xanh tươi trở lại. Vì vậy mỗi chúng ta cần chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp!

1
11 tháng 4 2024

Trong đoạn văn này, có một số thuật ngữ và cụm từ chính như:

1. **Biến đổi khí hậu**: Thay đổi dài hạn và đa chiều về khí hậu của Trái Đất, bao gồm cả sự tăng nhiệt đới, sự biến đổi thời tiết cực đoan và sự tăng mức nước biển.

2. **Thiên tai**: Sự kiện tự nhiên như bão, lũ lụt, động đất, và cơn hạn hán.

3. **Hiệu ứng nhà kính**: Hiện tượng tự nhiên hoặc do con người gây ra, khi các khí khính như CO2 và methane giữ lại nhiệt từ mặt đất và làm nóng khí quyển.

4. **Ý thức con người**: Nền tảng tư duy, nhận thức và hành động của con người đối với môi trường và vấn đề biến đổi khí hậu.

5. **Bảo vệ môi trường**: Các hoạt động nhằm bảo vệ, duy trì và phục hồi môi trường tự nhiên và nguồn lực thiên nhiên.

6. **Xanh, sạch, đẹp**: Một mô tả cho môi trường lý tưởng, màu xanh tươi, sạch sẽ và hấp dẫn mắt.

11 tháng 4 2024
Phân tích đặc điểm nhân vật thằng Cu trong truyện "Chúc một ngày tốt lành" của Nguyễn Nhật Ánh:(bài viết tham khảo của mik cho bạn)

Ngoại hình:

  • Thằng Cu là một cậu bé khoảng 10 tuổi, với vóc dáng nhỏ thó, da đen nhẻm, tóc cắt ngắn.
  • Cậu bé thường mặc những bộ quần áo cũ kỹ, vá víu.
  • Khuôn mặt của thằng Cu luôn nở nụ cười hiền hậu, rạng rỡ.

Tính cách:

  • Thằng Cu là một cậu bé thông minh, lanh lợi và có trí tưởng tượng phong phú.
  • Cậu bé có tình yêu thương động vật vô bờ bến.
  • Thằng Cu là một người bạn tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
  • Cậu bé có trái tim nhân hậu, luôn quan tâm đến những người xung quanh.
  • Thằng Cu là một đứa trẻ lạc quan, luôn tin tưởng vào điều tốt đẹp.

Hành động:

  • Thằng Cu là người đã giúp đỡ Lọ Nồi và Đuôi Xoăn thực hiện ước mơ được đi du lịch.
  • Cậu bé cũng là người đã giúp đỡ Mõm Ngắn tìm được tình yêu đích thực.
  • Thằng Cu luôn quan tâm đến bé Hà, và cuối cùng đã chinh phục được trái tim của cô bé.

Ý nghĩa:

  • Thằng Cu là nhân vật chính của truyện, đại diện cho những điều tốt đẹp, những ước mơ và hy vọng của con người.
  • Cậu bé là hình ảnh của một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, luôn tin tưởng vào cuộc sống.
  • Thằng Cu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự nhân hậu và lòng tốt.

Ngoài ra:

  • Thằng Cu còn là một nhân vật hài hước, mang đến cho người đọc những tiếng cười vui vẻ.
  • Cậu bé là một nhân vật được xây dựng rất thành công, góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm "Chúc một ngày tốt lành".

Kết luận:

Thằng Cu là một nhân vật được xây dựng đầy đặn, với những nét tính cách và hành động tiêu biểu cho những điều tốt đẹp của con người. Cậu bé là nhân vật được yêu thích nhất trong tác phẩm "Chúc một ngày tốt lành" của Nguyễn Nhật Ánh.

11 tháng 4 2024

Ngày nay, Trái Đất đang nóng dần lên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và là một mối đe dọa, một bài toán mà chúng ta cần giải đáp. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần không thể không nhắc đến chính là tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bừa bãi, vô tội vạ. Bao bì ni lông có nhiều tác hại to lớn. Đầu tiên, bao bì ni lông khó phân hủy gây ảnh hưởng đến môi trường đất, ngoài ra rác thải có trong bao ni lông gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, việc sử dụng bao bì ni lông còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vì trong bao bì ni lông có nhiều chất hóa học không tốt. Ngoài ra, việc có quá nhiều rác thải từ bao bì ni lông gây mất mĩ quan thiên nhiên. Bao ni lông mất nhiều năm để có thể phân hủy hết nên trước hết nó gây ô nhiễm môi trường, việc chôn bao ni lông xuống đất gây ảnh hưởng và xói mòn độ phì nhiêu của đất khiến đất bạc màu và cằn cỗi. Còn việc đốt hoặc xử lí bao ni lông dù bằng bất kì cách nào cũng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, ảnh hưởng đến những thế hệ sau này. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.

Tick cho tui nhoe ( bài hơi giống mạng chứ thực ra là tui làm na ná thoi ạ)