đố troll (like cho bạn nào trả lời đúng và nhanh nhất)
có 1 con cá đi trên 1 cầu từ 13h đến 15h . Lúc 15h 1 phút đang đi bị ngã xuống sông (sông ở dưới cầu)
hỏi nó có chết ko ?
suy nghĩ kĩ :)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
Hai từ ghép có nghĩa phân loại:
+) Bát nhỏ, bàn nhỏ,.....
+) Máy lạnh, tủ lạnh,...
Hai từ có nghĩa tổng hợp:
+)Nhỏ xíu, nhỏ bé,...
+) Lạnh giá, lạnh buốt, lạnh lẽo,...
Hai từ láy:
+) Nho nhỏ, nhỏ nhắn,...
+)xanh xanh,..
+)lạnh lẽo, lành lạnh
+)đo đỏ,đỏ đậm
+)trắng trong ,trắng treo
+)vang vàng, vàng vàng,..
+)đen đen ,đen đủi,...
Bài 2:
Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng
Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng
Từ ghép đẳng lập: xa lạ, mong ngóng
Từ ghép chính phụ: phẳng lặng, mơ mộng
Từ láy bộ phận: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộ
Chúc bạn học tốt!!! <3
Bài 1 :a)Gạch dưới các từ láy trong câu văn sau : Ngay Ngắn , ngay thẳng , ngay đơ , thẳng thắn ,thẳng tuột , thẳng tắp
b)Gạch dưới những từ không phỉa là từ ghép : Chân thành, chân thật , chân tình , thật thà , thật sự , thật tình
Bài 2: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng nào : ( Khoanh vào ý đúng )
a) da người còn non
c) lá cây đã già
b) lá cây
d) trời
T.khảo:
c) Giúp đỡ, san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn.
d) Ngụ ý hãy biết cảm thông, giúp đỡ khi có thể với những người có hoàn cảnh éo le hơn mình.
e)Nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể
Nhuong com se ao;Y noi duoc thu gi la chia se cho nhau.
La lanh dum la rach;Nghia la mot chiec la binh thuong khong muon minh bi rach.
Mot con ngua dau ca tau bo co;Neu mot con ngua bi thuong,dan ngua se lo lang cho con ngua bi thuong,dan ngua se bo co di tim cho khac,nhuong co cho con ngua bi thuong an de duong thuong
Em được sinh sống ở nông thôn nghèo, nơi nhà em ở có rất ít hàng xóm nên đất đai thường được bố mẹ em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau, loại quả nào cũng đều rất ngon làm em rất thích, nào thì quả mít, bưởi, xoài,…quả nào cũng thơm ngon hấp dẫn, nhưng em thích nhất vẫn là quả mít.
Quả mít là loại quả rất to, có vỏ xù xì màu thâm đen, khi còn xanh thì quả mít màu xanh, còn khi chín lên thì quả mít chuyển sang vỏ màu xanh đậm hoặc màu thâm đen, khi mít chín có một mùi thơm ngát kỳ lạ khiến tất cả trẻ con trong xóm em đều cực kỳ yêu thích.
Quả mít cũng có rất nhiều loại khác nhau, mít mật thì có ngọt lịm, còn mít dai thì ăn dai dai ngọt ngọt nên chúng em vô cùng thích. Bên trong quả mít là một lớp cùi trắng trong đó có nhiều múi mít to bọc lấy hạt mít tròn tròn, khi ăn thường phải tách múi mít để bỏ hạt ra, sau đó ăn múi mít ngọt lịm, ăn xong còn có mùi thơm lưu lại quanh người.
Quả mít thường có vào mùa hè, đây cũng là loại quả thường được ăn giải mát trong mùa hè. Vào mỗi mùa hè mẹ em thường lấy múi mít tách thành từng phần nhỏ, sau đó trộn với sữa chua và đá bào làm sữa chua mít ăn cực kỳ ngon miệng. Những múi mít dai còn được mẹ tách ra sau đó sấy khô làm mít sấy cho chúng em làm quà ăn vặt, ăn cũng vô cùng ngon.
Bà nội em còn kể vỏ mít có rất nhiều công dụng khác nhau, có thể làm thức ăn để nuôi trâu bò, cùi mít thì có thể phơi khô để làm bánh rất ngon. Múi mít cũng cực kỳ thơm ngon, không chỉ ngon ngọt mà mùi hương cũng vô cùng thơm. Sau khi ăn mít xong chúng em còn có thể thu hạt mít lại rửa sạch rồi đưa cho bà nội luộc, hạt mít luộc ăn rất bùi và thơm, đây cũng là món ăn vặt mà trẻ con ở xóm em cực kỳ thích ăn.
Quả mít là một trong những loại quả cực kỳ thân thuộc với người dân vùng nông thôn quê em, không chỉ có hương vị thơm ngon khi ăn, có nhiều tác dụng mà còn có thể đem bán để giúp bố mẹ em có thêm tiền chăm lo cho cả nhà. Em rất yêu quý quả mít quê em.
Chúc bạn học tốt!!! <3
Hồ Chí Minh là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Từ hình ảnh người cha mái tóc bạc dịu hiền, đến người lãnh đạo tài ba xuất chúng của Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ được các nhà thơ, nhà văn lưu giữ trong từng câu thơ và từng tác phẩm nghệ thuật. Nhà thơ Minh Huệ cũng vậy, ông đã khéo léo xây dựng lên một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc về hình ảnh Bác.
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác vào năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ Việt. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác với đồng bào. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp với miêu tả. Đây là bài thơ tự sự có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật
Hình ảnh Bác được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Cũng như Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ, ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động với lòng yêu nước của Bác Hồ, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu. Chú đội viên mơ mơ màng màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên ấy. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ lúc tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ vậy. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng vô bờ. Tình nhân ái của Bác đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh của Bác là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương cho vị lãnh tụ, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái rộng lượng vô bờ của vị Cha dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, nhà thơ Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Bác Hồ vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa, mái tóc bạc phơ, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Giải :
Đẳng lập : tươi tốt , tốt đẹp, nhà cửa , cha mẹ , đi đứng, sách vở
Chính phụ : nhà máy , tàu hỏa , bánh cuốn , bánh xèo , ăn theo , thợ mộc
Bạn tham khảo nha (có thể rút gọn nếu thấy dài quá)
Lượm được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1947 in trong tập Việt Bắc. Bài thơ là câu chuyện kể về một chú đồng chí nhỏ với tinh thần chiến đấu dũng cảm, hồn nhiên yêu đời, đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ tại Huế trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em nhiều cảm xúc tiếc thương, cảm phục trước một cậu bé liên lạc tuổi nhỏ nhưng gan dạ và anh hùng.
Chú bé liên lạc nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên như chú chim non sổ lồng mang trong mình bao hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ. Ấy vậy mà trong phút đã nằm xuống nơi đồng lúa bát ngát, Tố Hữu đã mang đến cho người đọc những nỗi sửng sốt, xót thương nghẹn ngào khi nghe tin Lượm hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ:
“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng về
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, còn không?”
Như thường ngày chú bé bỏ thư vào bao, băng qua mặt trận, trước mắt là biết bao hiểm nguy. Những luồng đạn của kẻ thù cứ bay “vèo vèo” nhưng người anh hùng nhỏ chẳng hề run sợ vẫn mạnh mẽ đối mặt với thử thách phía trước. Đường quê vắng vẻ được bao phủ bởi màu vàng của lúa, ánh nắng rực rỡ soi sáng hình ảnh Lượm, bóng dáng ấy nhanh thoăn thoắt, ca lô nhấp nhô trên cánh đồng bát ngát. Tuy tuổi nhỏ ấy vậy mà Lượm đã là người chiến sĩ mang trong mình tình yêu quê hương, đất nước nồng nhiệt vì “thư đề: Thượng khẩn” mà bất chấp cả sự sống “sợ chi hiểm nghèo?”. Chỉ bằng những dòng thơ mộc mạc, giản đơn của nhà thơ Tố Hữu đã khiến cho em cảm thấy rất đỗi khâm phục, tự hào về tinh thần quả cảm của chú bé liên lạc nhưng cũng rất lo lắng cho sự an nguy của cậu bé bởi vì xung quanh cậu đều là nguy hiểm trực chờ, nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt với mịt mù khói lửa của bom đạn.
Mạch thơ hồn nhiên, vui tươi bỗng như chững lại bằng những dấu chấm lửng, chú bé đã trúng đạn “bỗng loè chớp đỏ”. Viên đạn xuyên qua người Lượm, em bàng hoàng sửng sốt mong cho đó chẳng phải sự thật, chú bé còn quá nhỏ với cả tương lai phía trước giờ đây lại đành bỏ mạng nơi chiến trường còn nỗi đau đớn, xót xa nào hơn cho một cuộc đời dang dở. Người chiến sĩ nhỏ giờ đây nằm giữa cánh đồng vắng, dòng máu anh hùng đỏ tươi đang tuôn chảy, tay nắm chặt những bông lúa vàng tươi. Chú bé hy sinh trong vòng tay quê hương, bao quanh bởi thiên nhiên đất trời, mùa lúa thơm lừng tất cả như dang vòng tay đón người anh hùng trở về với đất mẹ. Đau xót thay! Lượm đã ra đi thật rồi, cảm xúc đau xót, tiếc thương như bóp nghẹn trái tim em nhưng em biết chú bé không rời xa quê hương hồn chú vẫn “bay giữa đồng” như lưu luyến cuộc đời ngắn ngủi. Chú bé nằm giữa cánh đồng như chìm vào giấc ngủ ngàn thu, môi hé một nụ cười hồn nhiên, ngây thơ của tuổi niên thiếu. Tố Hữu viết những câu thơ như đồng cảm cùng người đọc, ông cũng xót xa đau đớn vô cùng khi phải chứng kiến cãi chết oan ức, tức tưởi của người anh hùng Lượm. Tuổi nhỏ nhưng Lượm cũng mang trong mình lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu kiên cường, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ hoà bình độc lập cho dân tộc.
Câu hỏi tu từ “Lượm ơi còn không?” được tác giả tách thành một khổ thơ riêng biệt gợi cho em những suy nghĩ trăn trở về sự tồn tại của chú bé: Còn hay đã mất thật rồi? Và nhà thơ Tố Hữu đã khéo léo trả lời bằng những câu thơ cuối bài:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chán thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.”
Những câu thơ như lời khẳng định Lượm vẫn mãi tồn tại trong lòng mỗi người dân Việt Nam, sống mãi với quê hương đất nước. Bài thơ đã kết thúc nhưng lời thơ lại mở ra vẫn còn dư âm mãi trong lòng em bóng hình một chú bé liên lạc hồn nhiên ngây thơ mà dũng cảm. Chú bé Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc như một tượng đài bất diệt về tuổi trẻ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương đất nước.
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại cho em thật nhiều ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh chú bé Lượm như đại diện cho cả thế hệ thiếu niên Việt Nam thời kỳ kháng chiến, tấm gương ấy như có sức mạnh lan toả cổ vũ tinh thần đấu tranh giữ gìn hoà bình cho dân tộc của những thế hệ thanh thiếu niên sau này.
Tham khảo nka ~:
"Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi"
Câu thơ này luôn vang vang bên tai của tôi. Dù chỉ hai câu thơ nhỏ nhưng nó để lại trong lòng người đọc biết bao nhiêu cảm xúc lâng lâng, bồi hồi khi nhớ về " Lượm", chú bé liên lạc nhỏ tuổi đã hi sinh trong một kháng chiến chống giặc. Tố Hữu một tác giả của cách mạng, mỗi bài thơ của ông đều để lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc khó mà có thể nói thành lời. Nhiều tác phẩm hay là vậy, nhưng với tôi, Lượm là bài thơ đã để lại trong tôi những kỉ niệm và những kí ức đẹp về chú bé Lượm. Thật xúc động!. Bài thơ đã nêu lên được hình ảnh chú bé lượm dũng cảm, hăng hái tham gia công tác kháng chiến khi còn rất nhỏ tuổi, điều đó đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương đất nước, mong tổ quốc độc lập của lượm. Chẳng những thế, Lượm còn là một cậu bé rất ngây ngô, hồn nhiên đúng lứa tuổi, yêu đời.
" Chú bé loắt choắt
Cái chắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoát
cái đầu ngênh ngênh"
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn nhưng đã góp phần nào tạo nên những hình ảnh đẹp của lượm. Đến những khổ thơ cuối
Vụt qua mặt trận,
đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Các câu thơ sau đã thể hiện rõ hình ảnh dũng cảm của lượm, vượt qua những nơi có súng đạn nhưng lượm vẫn không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ cao cả ấy, đã giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ chết chóc, vì tổ quốc, quê hương, đã tiếp thêm sức mạnh cho cậu bé lượm vuwotj qua nơi nhuy hiểm, nơi có thể khiến lượm hi sinh bất cứ lúc nào. Nhưng:
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm đã hi sinh cực anh dũng trên đất mẹ. Linh hồn bé bỏng của lượm hòa quyện vào hương lúa non trên đồng đã trở thành chi tiết thể hện tình cảm lượm dành cho quê hương, khiến ai cũng cảm thấy xúc động.
Lượm ơi, còn không?
Câu thơ này tác giả như không thể tin rằng lượm đã hi sinh, ông đã rất haongr hốt khi thốt ra câu thơ này. lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn mãi với non sông, tổ quốc
Những người hùng nơi tuyến đầu chống dịch
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong hơn 3 tháng qua, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19.
Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như "chống giặc”. Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.
Có mặt để tận mắt chứng kiến công việc bộn bề của những “người lính áo trắng” mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của họ. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Như chia sẻ của bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy “Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”.
Một điều dưỡng tại Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai bộc bạch "Chúng tôi không sợ dịch bệnh, nhưng chúng tôi chỉ lo là nếu về thì ai sẽ chăm sóc cho người bệnh đây”.
PGS.TS, Bác sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ: “Chúng tôi làm việc không có ngày nghỉ, trực 24/24 giờ để sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp. Nhiều hôm nửa đêm, vừa mới chợp mắt thiu thiu ngủ, nhận cuộc gọi khẩn cấp, cả Tổ công tác lại bật dậy bàn xử lý tình huống ngay”.
Hay như từ khi phát hiện ca bệnh trong 3 toà nhà chung cư ở Quận 2, TP Hồ Chí Minh liên quan đến ổ dịch ở quán bar Buddha, bác sĩ Trương Thành Trung, Trưởng Phòng Y tế Quận 2 cho biết, quận đã huy động toàn bộ nhân viên y tế mỗi ngày lấy từ 400-500 mẫu xét nghiệm. “Chúng tôi mỗi lần mặc đồ xét nghiệm vào không muốn cởi ra để đi ăn, thường xuyên nhịn ăn để làm cho xong vì có quá nhiều xét nghiệm gửi về, người dân lại luôn hối thúc kết quả. Có những hôm phải lấy cả đêm, chỉ kịp nghỉ ngơi chốc lát rồi bắt tay ngay vào công việc”, bác sĩ Trung chia sẻ.
Bác sĩ Lưu Nguyên Thắng, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ, thời gian qua, không chỉ riêng anh mà các đồng nghiệp trong Khoa đều phải làm việc liên tục, cường độ cao gấp 3 lần so với những ngày thường. Đặc biệt, dịch xảy ra trong thời điểm Tết Nguyên đán, hầu như cán bộ của Khoa không có Tết, ngày đêm họ cuốn vào guồng quay của công việc, sẵn sàng ứng trực, để thời gian sum họp với những người thân, gia đình ở lại phía sau.
Còn với Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, những “chiến sĩ áo trắng” luôn trong tình trạng “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. Hơn 1.000 cuộc gọi tới mỗi ngày khiến cho các nhân viên trực tại đây hiếm có một bữa cơm trọn vẹn.
Ngày thường, các bác sĩ vốn đã rất bận, nhưng trong mùa dịch vừa điều trị cho các bệnh nhân cũ, vừa phải tiếp nhận các ca cấp cứu mới. Bên cạnh đó còn kiêm thêm nhiệm vụ trực, đo thân nhiệt, nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng. Có những y, bác sĩ, nhân viên y tế kiêm nhiệm vụ khuân vác, phân phối hàng hóa…
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang là một trong bệnh viện chủ công trong tuyến đầu điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Với đặc thù của một cơ sở y tế tuyến đầu về bệnh truyền nhiễm, công việc quá tải, làm việc liên tục không có ngày nghỉ là điều đã quá quen thuộc với "người lính áo trắng" nơi đây, thậm chí lây nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Song, không vì thế mà họ nản lòng. 2 bác sĩ tại Khoa Cấp cứu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19, chúng ta mới thấy áp lực và căng thẳng của các nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch là như thế nào. Nhưng với họ, tự động viên nhau, nhân viên y tế nhiễm bệnh là chuyện không may.
Biết rằng lạc quan của đội ngũ y, bác sĩ là thế, nhưng mà trong guồng quay của dịch bệnh bác sĩ, y tá và những người phục vụ đã không chỉ vất vả hơn về công tác chuyên môn mà bản thân họ còn phải tập trung cao độ, không có sai sót nào để tránh lây nhiễm chéo cho những người xung quanh. Còn trong tình cảnh họ điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19, họ được tính là F1, vì vậy phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt không được về nhà. Vì thế, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn” với đứa con thơ, không có câu chuyện vui đùa với con nhỏ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già…
Với bác sĩ Quách Duy Cường, Khoa Vi rút - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương gần 1 tháng nay đã không về nhà mà ở lại bệnh viện cùng các đồng nghiệp của mình chữa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Điều đó đồng nghĩa với việc gần 1 tháng nay anh không được gặp vợ và cô con gái bé bỏng 16 tháng tuổi, Chelsea. Hàng ngày, cả nhà chỉ còn cách "gặp nhau" và gửi những nụ hôn qua màn hình điện thoại.
"Mỗi ngày, ba cùng các cô chú đồng nghiệp ở đây đều có rất nhiều việc phải làm. Nhưng khi kết thúc tất cả công việc, ba cùng các cô chú cũng thường chỉ nói về những chuyện vui, không ai nói về sự mệt mỏi hay lo lắng. Tất cả chỉ tiếp tục cố gắng làm thật tốt công việc của mình. Con biết để làm gì không Chelsea? Để các cô chú bị ốm sẽ được quay trở lại cười nói thật khỏe mạnh!", đây là những lời trong bức thư của bác sĩ Cường gửi cho cô con gái bé nhỏ của mình.
Như bác sĩ Cường, chắc chắn còn có hàng trăm, hàng nghìn y bác sĩ cùng với hàng ngàn chiến sĩ đang thầm lặng căng mình chăm sóc, chữa chạy cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, phục vụ hàng chục ngàn người cách ly tập trung.
Ở Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 39 bệnh nhân mắc COVID-19, khối lượng bệnh nhân nhiều nên đội ngũ y, bác sĩ trong khoa phải chia làm 2 tốp, mỗi tốp có 3 bác sĩ, 8 điều dưỡng để đổi ca làm việc. Mỗi tốp làm 14 ngày rồi lại nghỉ để tự cách ly, hết thời gian cách ly lại "chiến đấu" tiếp chứ đâu được về nhà.
Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Phương Mai, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết, cả tháng trời bệnh viện cách ly cùng người bệnh. Đặc biệt, khi dịch bệnh bước sang giai đoạn 2 từ đầu tháng 3, chị và nhiều đồng nghiệp khác khoảng 1 tháng nay không về nhà, ở liền trong bệnh viện. Một phần vì bệnh nhân, phần dù nhớ con nhỏ nhưng về lại sợ lây bệnh sang con, sang người nhà...
Còn đối với những cán bộ y tế dự phòng, họ không đối mặt trực tiếp với loại vi rút mới này như những đồng nghiệp chuyên điều trị, thu dung bệnh nhân, nhưng họ mang sứ mệnh nặng nề khi trở thành “lá chắn thép”. Họ “đến từng nhà, rà từng xóm”, phải tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn người để sàng lọc, chẩn đoán được “kẻ thù”, đâu có thể biết rằng những “kẻ thù” đó đang ẩn nấp trong bóng tối đó luôn rình rập đem đến sự nguy hiểm cho họ…
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Phó khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh chia sẻ, để có được những mẫu bệnh phẩm chuyển về phòng thí nghiệm tìm virus corona, ngoài việc đến các khu cách ly, những nhân viên, kỹ thuật viên lấy mẫu xét còn phải ngày đêm gồng mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít đến tận nhà lấy mẫu bệnh phẩm. Việc lấy mẫu vô cùng khó khăn, nguy cơ phơi nhiễm rất lớn. Có một kỷ niệm đáng sợ của nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại sân bay là cứ hễ đưa que lấy dịch mũi là người này chuẩn bị hắt hơi trực diện vào nhân viên xét nghiệm…
Gian khó, nguy hiểm luôn rình rập là vậy nhưng “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào, kiều bào về nước và cả những người mang quốc tịch nước ngoài…
Dù cuộc chiến chống lại dịch bệnh còn chông gai, con đường đi còn nhiều gian khó, tính mạng các “chiến sĩ áo trắng” đang rình rập và những hy sinh, thiệt thòi đó là để giúp chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh, an toàn cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Vì vậy, đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nước. Trong cuộc chiến chống đại dịch Việt Nam còn là điểm sáng trên toàn cầu, được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao Việt Nam.
Có được kết quả như vậy, là sự hy sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng. Dân tộc sẽ ghi nhận sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến "chống giặc” COVID-19 vô hình này. “Người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Việc điều trị thành công các ca bệnh, chưa để xảy ra trường hợp tử vong không chỉ là niềm mong mỏi, niềm tin, sự tự hào của Ngành Y tế Việt Nam mà còn niềm tự hào của dân tộc Việt Nam” như lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng bày tỏ.
"Lá chắn thép" bảo vệ sức khỏe nhân dân
chắc chắn là có
Không