K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ I: PHẦN I. ĐỌC HIỀU (6,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:         "Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng   thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre   thân mật làng tôi... đâu đâu ta...
Đọc tiếp

ĐỀ I: PHẦN I. ĐỌC HIỀU (6,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:

 

 

 

 

"Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng

 

thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre

 

thân mật làng tôi... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.

 

 

 

Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thắng.

 

 

Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.

 

 

Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."

 

 

 

( Ngữ văn 6- tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

 

 

A. Sông nước Cà MB. Lao xao

Câu 2: Văn bản " cây tre Việt Nam" thuộc thể loại gì?

 

C. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Cây tre Việt Nam

A. Kí

B. Truyện ngắn

 

C. Thơ

D. Tiểu thuyết

Câu 3: Đoạn văn trên mang lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh cây trẻ?

 

 

A. Dịu dàng và mềm mại

 

B. Mạnh mẽ và oai hùng

C. Đẹp, thân thuộc và đầy sức sống

 

D. Duyên dáng và yểu điệu

Câu 4: Loại cây nào sau đây không cùng họ với tre?

 

 

A. Sến

B. Vầu

C. Trúc

 

D. Nứa

Câu 5: Trong câu : " Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" có mây từ láy?

 

 

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

 

Câu 6: Khi viết: "Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn." tác giả đã sử dụng biện pháp tu

 

từ gì?

 

 

A. So sánh

B. Án dụ

C. Nhân hoá

D. Hoán dụ

tinh thần, phẩm chất của con người Việt Nam, đúng hay sai?

Câu 7: Cây tre từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của người nông dân, biểu tượng cao đẹp về

 

A. Đúng

 

B. Sai

Câu 8: Từ nào không thể thay thế cho từ nhũn nhặn trong câu "

 

... màu tre tươi nhũn nhặn" ?

A. Giản dị

B. Bình dị

C. Bình thường

D. Khiêm nhường

 

Câu 9 (1.0 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng từ loại nào nhiều nhất để miêu tả cây tre?

 

Qua đó em có cảm nhận gì về cây tre Việt Nam?

 

 

Câu 10 (1.0 điểm): Em thích nhất đặc điểm nào của cây tre? Vì sao? ( trình bày 3-5 câu)

 

 

Phần II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

 

 

 

0
Câu 9. Qua đoạn trích           Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá...
Đọc tiếp

Câu 9. Qua đoạn trích

          Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng ruộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

        tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.

       tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm xòa, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều mọi thứ tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả.

EM hãy nêu cảm nhận về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên đất rừng phương Nam. 

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Mẹ là cơn gió mùa thu  Cho con mát mẻ lời ru năm nào  Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ  Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng? Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên? Câu 3. Xác định nhịp thơ trong hai câu thơ đầu? Câu 4. Xác định các từ láy có trong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau:

Mẹ là cơn gió mùa thu 

Cho con mát mẻ lời ru năm nào 

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng?

Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 3. Xác định nhịp thơ trong hai câu thơ đầu?

Câu 4. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ ?

Câu 5. Chỉ ra các vần được gieo trong 2 câu thơ đầu:

Câu 6. Khổ thơ thể hiện tình cảm của ai đối với ai ?

Câu 7. Sưu tầm 2 câu thơ có cùng thể loại và chủ đề với ngữ liệu trên.

Câu 8. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình cảm mà mẹ dành cho con hãy ghi lại những cảm xúc của mình bằng một đoạn văn từ 10 -12 dòng.

Giúp đỡ mình nhé!❤️❤️❤️

Mình đang rất gấp ạ 

0
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru, Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về, Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con, Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru,
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về,
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con,
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình,

NXB GD, 2002, tr 28-29 )

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (1.0 điểm). Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ?

Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong 2 câu thơ sau:

Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Câu 4 (1.0 điểm). Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ.

Câu 5 (1.0 điểm). Nhận xét tình cảm của tác giả đối với người mẹ.

Câu 6 (1.5 điểm). “Hạnh phúc lớn nhất là có mẹ và còn mẹ”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? (Trình bày đoạn văn 5-7 dòng).

II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một cảnh sinh hoạt mà e đã được tham gia và để lại trong em ấn tượng sâu sắc.

Hết

 

0
Giúp mình với! Đề này khá dài, mong các bạn thông cảm và chịu khó đọc giùm mình ạ. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Khác với những bài thơ tả cảnh, kể về việc thông thường, "Mùa xuân chín" đến với người đọc chúng ta không giống với một cái gì đã hoàn thiện. Nhà thơ dường như tạo điều kiện cho người đọc thơ có mặt từ lúc hình tượng mới chỉ là mô hình, một phôi...
Đọc tiếp

Giúp mình với! Đề này khá dài, mong các bạn thông cảm và chịu khó đọc giùm mình ạ.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khác với những bài thơ tả cảnh, kể về việc thông thường, "Mùa xuân chín" đến với người đọc chúng ta không giống với một cái gì đã hoàn thiện. Nhà thơ dường như tạo điều kiện cho người đọc thơ có mặt từ lúc hình tượng mới chỉ là mô hình, một phôi thai của ý đồ sáng tạo. Nét vẽ thứ nhất, cái đặt bút đầu tiên trên cái nền "khói mơ tan" và phơn phớt màu "nắng ửng" nghĩa là rất mơ hồ ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng". Đó là thứ gam màu đệm vẫn rất gần cái sắc màu hư ảo ở trên để trở thành một tổng thể nhạt nhòa chưa định hình rõ nét. Màu vàng ở đây là của rơm rạ, ruộng đồng, mà biết đâu không phảilà mấy vùng trăng còn sót lại do bầu trời ngẩn ngơ cố tình lưu giữ? Cái thực và cái ảo cứ xen kẽ, xâm nhập, đan cài vào nhau mông lung, mơ màng để tự nó sẽ thức dậy theo con sóng thời gian chập chờn ở phía sau xô đẩy.

Sự đặc tả khối hình có ý nghĩa chiến lược ấy là khi nhà họa sĩ tài hoa và mơ mộng quyết định chấm vào đó một nét rờn xanh. Cái đốm xanh nõn nà mềm mượt vừa hiện ra đã cựa quậy; "Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Đó là tín hiệu mùa xuân, cái chồi búp ngọt ngào lấp ló hiện ra trên cái tàn đông giá lạnh. Ỡm ờ và thú vị biết bao là cơn gió đầu mùa như đám trẻ con tinh nghịch. Chiếc áo mùa xuân đẹp thế đang muốn ẩn lánh đi vì nó quá rực rỡ, quá nổi bật, còn cô gái xuân lại dịu dàng e thẹn xiết bao! Song, càng e lệ giấu mình thì cơn gió thóc mách kia lại càng vô tâm biết mấy. Nó lang thang ở tít tận đâu đâu nay chững lại, dồn lại, túm tụm lại trước "tà áo biếc" để trêu chọc, phơi bày. Phải chăng cái "nắng ửng" trên kia đã dự báo cái phút ngỡ ngàng này, sẽ là cái màu thẹn, cái màu làm duyên trên đôi má tròn căng sức lực của nàng xuân đến tuổi dậy thì? Như vậy là cái cửa ngõ mùa xuân vốn đã khép kín trong mấy tháng lạnh lẽo, héo hon vì chờ đợi đã mở ra "Trên giàn thiên lý - bóng xuân sang". Trên bức tranh lụa, cái bút lông của nhà họa sĩ đã có đà. Nó đã có hồn. Nó đã bắt đầu cất cánh. Người xem tranh khi đã nhập cuộc rồi, đến đây không khỏi bồn chồn: cái gì sẽ xuất hiện tiếp theo?

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi

Màu xanh, bằng cái nét chấm phá ở trên tưởng chừng đã đủ. Nhưng mà không. Chưa ai bạo tay như Hàn Mặc Tử. Dường nếu phải phá vỡ tất cả, nếu cần - cả sự cân đối thăng bằng, độ đậm nhạt vì sự thôi thúc nội tâm, ông vẫn sẵn sàng. Vì vậy mà một mảng xanh khác lại đột ngọt hiện ra bướng bỉnh. Và lần này không phải là một đốm, một nét mà lại là một mặt bằng mênh mông của cỏ. Ngồn ngộn một màu xanh thèm khất mà con người chỉ dám ước mơ đã tươi rói hiện ra, hào phóng, vô tư, vẫy gọi, chào mời. Xưa, Nguyễn Du đã từng viết: "Cỏ non xanh rợn chân trời". Thảm cỏ ấy của Tiên Điền nay được đẩy lên một tầng nữa, mới mẻ hơn và đặc biệt còn in đậm bàn tay chưa khô mực của người họa sĩ đang tròn trịa tuổi xuân đời. Rõ ràng là con "sóng cỏ" đã bay lượn hơn, sống động hơn. Nó đang vỗ bờ từng nhịp bồi hồi từ một nửa trái tim mênh mông đa tình, đa cảm.

Thế là tiếng hát của đất trời, thiên nhiên, cây cỏ cất lên cùng một lúc với tiếng hát con người "Bao cô thôn nữ hát trên đồi". Cái sức xuân đã như một dàn đồng ca nhiều bè quấn quyện. Nhìn vào đâu cũng thấy sắc xuân, hướng về phía nào cũng thấm đẫm hương xuân. Nó đậm đặc như có thể múc lên được từng mảng như múc ánh trăng đêm vậy. Cái thăm thẳm của bức tranh xuân và chân dung thôn nữ trên đây còn có cả độ cao và độ sâu không cùng của nó:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi…

Diễn tả sức bay của "Tiếng sáo Thiên Thai", trước Hàn Mặc Tử, Thế Lữ đã có những câu thơ xuất thần:

Khi cao vút tận mây mờ

Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh

Về bút pháp, Hàn Mặc Tử không có gì mới. Song, đóng góp của nhà thơ trẻ này là đem vào những chữ, những câu máu thịt của cuộc đời. Không khí huyền thoại trong thơ Thế Lữ đến đây đã nhường chỗ cho ánh mắt, nụ cười cô gái. Một cái gì đó trần tục hơn, do đó cũng da diết, tan nát cõi lòng hơn. Bởi mùa xuân hiện ra chỉ trong chớp mắt. Phải chớp mắt đời người. Nó rung động đến tận đáy sâu trái tim người đọc. Bởi, cả cái "hổn hển" kia, cả cái "thầm thì" kia phải chăng là hai cung bậc hết mình của những trái tim đang hát và chỉ hát có một lần? Cái "chín" của mùa xuân chính là ở chỗ này. Như một thứ quả ngọt trên cây, chín từ vỏ, chín từ từ, đến lúc này có thể bóc ra mà ăn được.

Dấu ấn của thơ Hàn Mặc Tử là một trái tim nồng nhiệt, cuồng si, khát khao yêu đương, khao khát sống, là một bút pháp tài hoa, táo bạo, bằng một vài vét vờn vẽ đơn sơ mà tái hiện cả một bầu trời. Sẽ là một thiếu sót nếu ta không nói thêm sự liên tưởng, sự mở rộng nhiều chiều của thời gian đồng hiện. Đang miêu tả bức tranh tươi như một nét cười, một nụ hôn đắm say thuần khiết, thì đột ngột cái man mác rình rập ở đâu đó hiện ra trong ý nghĩ đau đớn của nhà thơ:

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi

Cái mầm ly biệt hiện ra như một tiền định. Có khác gì cơn ác mộng của Thúy Kiều sau lúc gặp Đạm Tiên cùng một lần hạnh phúc đắm say, dịu ngọt. Ta mới hiểu cái quy luật của lòng ham sống (chứ không phải là chủ nghĩa hưởng lạc!)

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua

(Xuân Diệu)

Cái nỗi niềm đứt ruột này nói hộ một tình yêu, một thứ tình yêu đắm đuối không cùng với cuộc đời mà con người trước dòng chảy của thời gian đã không sao giữ lại nổi. Cái xốn xang, xao xuyến hướng về phía trước cũng một lúc với ngoái lại sau: "Chị ấy năm nay còn gánh thóc…". Rõ ràng con đường xuân đã và đang đi sẽ hướng tới cái cuối cùng, đến chỗ hư vô. Nó không khỏi để lại trong khoảng trống vắng của cõi lòng nhà thơ nhiều bùi ngùi, ngẩn ngơ, luyến tiếc. Thì ra cái đẹp của cuộc đời dù hào phóng, dư thừa đến đâu cũng hạn hẹp. Cho nên phải biết quý nó từng phút, từng giây. Bởi nếu trái tim ta không dành trọn cho nó, nó sẽ vô tình đi qua như một cơn gió nhẹ. Cái tâm huyết của nhà thơ vừa chín với tuổi xuân đã sớm về với khe nước Ngọc Tuyền (1) có phảo là ở chỗ đó hay chăng?

(Báo văn nghệ số 42, 43 ngày 28-10-1989)

(1): “Thưa tôi không dám mê say,

Một mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền”

(Một miệng trăng - Hàn Mặc Tử).

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định những luận điểm được tác giả trình bày trong văn bản trên.

Câu 3. Văn bản nghị luận này có tác dụng như thế nào đối với bản thân anh/chị?

Mình cảm ơn ạ!

0