Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa, cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. Phốc, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và phập, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình.
1. a/ tìm trong đoạn trích 2 từ đơn 2 từ láy 2 từ ghép .
b/ tìm thành ngữ có trong câu văn sau và cho biết ý nghĩa của thành nghị đó :
Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô
c/ từ nội dung đoạn trích trên , em hãy đặt 1 câu có sử dụng trạng ngữ . Gạch dưới và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó
d/ cho biết vị ngữ của câu sau có cấu tạo là mấy cụm từ ? xác định cụm từ đó thuộc kiểu cụm từ nào ?
Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe , quyên cả uống nước .
e/ dùng cụm từ mở rộng thành phần chính của câu sau :
Chim Bách Thanh cất giọng hát
g/ xác định biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu sau . nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá , thò đầu ra khỏi mai , lim dim mắt đón nhận từng
giọt âm thanh tươi mát
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2:
Trên hành trình sống, luôn có những lúc chúng ta gặp những trở ngại, khó khăn thử thách ta. Và theo em, nếu bản thân không đủ giỏi giang không đủ tài năng ứng phó thì trước hết cần tự kiểm soát suy nghĩ, thái độ của mình. Nghĩ rằng mình sẽ giải quyết, vượt qua được vấn đề nan giải ấy và có thái độ rằng tự tin, rằng mạnh mẽ chứ không hèn nhát cố gắng trốn chạy. Bản thân em đã và đang luôn giữ cho mình sự bình tĩnh, cố gắng tìm giải pháp cho những vấn đề mình gặp phải như trong học tập còn yếu một môn nào đó. Khép lại, ai ai cúng có quyền vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, hoàn toàn và chắc chắn phải kiểm soát chính mình!
✿TLamm
: Em hiểu câu nói "Có thể bạn không kiểm soát được mọi tình huống xảy ra nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát suy nghĩ và thái độ của mình" là: tình huống là thứ khó lường trước, nó có thể tồi tệ và khó khăn nhưng ta phải giữa cái đầu lạnh và làm chủ cảm xúc . Một khi suy nghĩ và thái độ bị chi phối bởi hoàn cảnh khi ấy bản thân ta mới thật sự mất kiểm soát. Với một lí trí tỉnh táo, dù tiến bước trong khó khăn, ta sẽ luôn đi đúng đường
Câu 1: Các từ láy: thì thầm, biêng biếc.
+ Thì thầm: đặc tả hành động của gió và lá cây trong trí tưởng tượng phong phú của tác giả.
+ Biêng biếc: gợi tả vẻ đẹp của bầu trời xanh thẳm trong kí ức của tác giả.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nhân hóa tiếng lá cây "đáp" lại lời gió và "thì thầm" to nhỏ... Biện pháp nhân hóa có tác dụng tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Từng sinh vật như lá và gió được thổi hồn có hành động như con người. Qua đó ta thấy được tình yêu và sự gắn kết của tác giả với cảnh vật thiên nhiên.
Câu 1:
Chủ đề của văn bản trên là: Nguyên nhân thực trạng ô nhiễm môi trường đến từ chính con người.
Những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên:
Những suy nghĩ bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều.
Hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định.
Phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ.
Câu 2:
Hãy sớm ý thức về thực trạng môi trường và có hành đọng cụ thể để bảo vệ môi trường.
Câu 1 : Chủ đề VB trên nói về Thực trạng về môi trường tại VN . Ăn xong vứt rác bừa bãi .
Câu 2 : Mỗi người chúng ta cần nâng tao í thức để cho MT thêm xanh sạch đẹp đừng để chỉ vì một số người thiếu í thức mà ảnh hưởng đến mn xung quanh và MT .
Suy nghĩ của em về
câu. chuyện sau: “Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản (Ngày 11/3/2011), tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
Suy nghĩ của em về
câu. chuyện sau: “Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản (Ngày 11/3/2011), tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
Sắc thái biểu cảm của những từ Hán Việt trong bài thơ là sắc thái trang trọng, tao nhã, tinh tế khiến bài thơ mang sắc thái cổ phù hợp với xã hội xưa và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ trữ tình với nhiều từ Hán Việt được sử dụng. Những từ Hán Việt này góp phần tạo nên sắc thái biểu cảm cho bài thơ, giúp thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả khi xa quê hương.
- "Bảng lảng" là từ Hán Việt có nghĩa là mờ nhạt, không rõ ràng. Từ này được sử dụng để miêu tả ánh hoàng hôn lúc chiều tà, một thời điểm gợi lên nhiều nỗi buồn và hoài niệm.
- "Vẳng" là từ Hán Việt có nghĩa là nghe thấy nhưng không rõ ràng. Từ này được sử dụng để miêu tả tiếng ốc xa đưa, một âm thanh nhỏ bé, xa xôi nhưng lại gợi lên nhiều nỗi buồn.
- "Viễn phố" là từ Hán Việt có nghĩa là phố xa. Từ này được sử dụng để miêu tả nơi mà người ngư ông đang trở về, một nơi xa lạ và xa cách.
- "Cô thôn" là từ Hán Việt có nghĩa là làng quê vắng vẻ. Từ này được sử dụng để miêu tả nơi mà người mục tử đang trở về, một nơi yên bình nhưng cũng rất cô đơn.
- "Hàn ôn" là từ Hán Việt có nghĩa là nỗi buồn lạnh lẽo. Từ này được sử dụng để miêu tả tâm trạng của tác giả khi xa quê hương, một nỗi buồn cô đơn và lạnh lẽo.
Những từ Hán Việt trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" góp phần tạo nên sắc thái biểu cảm cho bài thơ, giúp thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả khi xa quê hương. Những từ ngữ này cũng giúp bài thơ trở nên giàu nhạc tính và hình ảnh hơn, giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc hơn tâm trạng của tác giả.
Em hiểu cảm xúc ấy của nhân vật Mạnh là cảm xúc của một con người vừa là được việc tốt mang tới niềm vui cho người khác. Sự sẻ chia nửa củ khoai cho cậu bé kia cũng đã mang lại hạnh phúc cho chính Mạnh "ngây ngất của một người vừa được ban tặng một món quà vô giá".
1. Dòng sông như là một sợi tơ mềm mại của tự nhiên, liên kết qua các cảnh quan và thời gian, như một lưu thông vĩnh cửu của cuộc sống.
2. Ánh trăng đêm rọi sáng bầu trời như là một đám mây bạc phản chiếu tinh khiết, mang theo hơi thở của các vị thần trên bầu trời đêm.
3. Mặt biển sớm hè tỏa sáng như lớp lụa mỏng manh, với ánh nắng mặt trời ban sớm chạm nhẹ, biến nó thành một bức tranh tuyệt đẹp của sự tỉnh giấc của thiên nhiên.
Tick cho mình nhé 😊
Câu 1:
a.
Hai từ đơn: đến, thì
Hai từ ghép: con chim, cánh chim
Hai từ láy: bồn chồn, xa xa.
b. Thành ngữ có trong câu văn sau và cho biết ý nghĩa của thành nghị đó :
"Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô"
Thành ngữ: "trơ như đá"
Giải nghĩa: thể hiện sức mạnh cứng chắc, rắn rỏi không gì có thể phá vỡ.
c. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy đặt 1 câu có sử dụng trạng ngữ . Gạch dưới và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó.
Đặt câu: Khi được giúp đỡ, chúng ta nên có lòng trả ơn.
Trạng ngữ: khi được giúp đỡ.
Tác dụng của trạng ngữ đó: bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu văn.
d. Cho biết vị ngữ của câu sau có cấu tạo là mấy cụm từ. Xác định cụm từ đó thuộc kiểu cụm từ nào?
"Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước."
Vị ngữ trên có cấu tạo là hai cụm từ.
Cụm từ đó thuộc kiêu cụm động từ.
e. Dùng cụm từ mở rộng thành phần chính của câu sau: "Chim Bách Thanh cất giọng hát."
- Chim Bách Thanh cất lên giọng hát trong trẻo.
g. Xác định biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát.
BPTT:
- Nhân hóa: lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát.
- So sánh: Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá.
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh con rùa trở nên sinh động, đặc sắc, hay hơn đồng thời câu thơ giàu sức gợi hình gợi cảm. Từ đó gần gũi và hấp dẫn đọc giả hơn.