1 - Tại sao lại xuất hiện vành đai mặt trời ?
2 - Ngành công nghiệp Hoa Kì nào phát triển nhanh nhất thế giới ?
3- Nêu sự phân bố công nghiệp của các nước Canada, Mexico và Hoa kì, nêu điểm mạnh của từng nước ? Nước nào có nền công nghiệp mạnh nhất?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.
Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.
Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.
Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.
Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?
Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.
- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang-ti chủ yếu nằm trong môi trường nhiệt đới.
- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong trên biển, thổi theo hướng đông nam.
eo đất trung mĩ là eo đất tận cùng của hệ thống cooc đi e có nhiều núi cao và núi lửa đang hoạt động.Sườn hướng về phía đông đón gió mưa nhiều rừng rậm phát triển
quần đảo ăng ti là một vòng cung với vô số đảo lớn nhỏ kéo dài từ meehico đến lục địa nam phi phía tây mưa ít xuất hiện xavan rừng thưa phía đông đón gió mưa nhiều rừng rậm phát triển
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống
- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đẩu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa…Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đẩu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa…Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …
Gần giống với đề rồi nè k và kb nha
Vị trí và ý nghĩa của văn hoá đọc trong thời đại nghe nhìn.
Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như đầy sắc màu về mặt hình thức nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu đọc sách của con người.
Tuy nhiên, với những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền hình, truyền thanh các thể loại băng đĩa... thì văn hoá đọc đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Bài viết xin được đưa ra đôi điều luận bàn về vị trí và vai trò của văn hóa đọc trong thời đại nghe nhìn ngày nay, hi vọng có thể phần nào giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa đọc.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhìn lại thực trạng văn hóa đọc cửa giới trẻ hiện nay.
Đến với các cửa hàng sách, khách hàng phần lớn là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên họ chỉ xem lướt qua một lượt, số khác chú tâm đến quầy sách giáo trình, đặc biệt là giáo trình Tin học, Tiếng Anh...Một số khác lại chăm chú tìm sách, đại loại như “Làm sao để chóng giàu? ” ; “Làm sao để thành đạt trong kinh doanh ”... Riêng những quầy sách vốn học rất ít thu hút khách. Thậm chí ngay cả những cuốn sách thuộc loại Best Seller trên thế giới cũng không được quan tâm. Giới trẻ hiện nay chỉ đi tìm những cuốn sách theo những thể loại “giải đáp tâm lí” hay “kinh nghiệm”... Những gian sách nghiên cứu thì còn “thê thảm” hơn vì chẳng ai ngó ngàng đến.
Tại các thư viện công cộng, trung bình mỗi ngày chỉ khoảng 20-30 lượt người đến đọc. Thường thì độc giả chỉ đến đây để đọc tạp chí thiên về hình ảnh và mang tính giải trí hay nghiền ngẫm những quyển tiểu thuyết ướt át
Tại các thư viện của trường đại học, các bạn sinh viên tập trung rất đông khi mùa thi đến gằn, chủ yếu để học thi và đọc báo, tạp chí đế giải trí trong quá trìnl ôn bài.
Sách được mượn chủ yếu là giáo trình phục vụ học tập mà thôi. Với những ngày bình thường thì những thư viện của trường đại học cũng rất vắng độc giả.
Với sự hỗ trợ tích cực của những phương tiện thông tin đại chúng, độc giả càng thấy hiệu quả cao của việc tiếp thị, quảng cáo sách. Mới đầu sách được quảng bá sẽ thu hút rất nhiều khách hàng, làm cho thị trường sách phát sốt. Nhưng thử ngẫm lại, những cuốn sách trên có được độc giả hiểu hết giá trị của nó không? Thẹo thời gian, chủ nhân của nó sẽ nhớ được bao nhiêu phần trăm nội dung cuốn sách? Hay họ chi mua sách để theo kịp bạn bè?.
Những nhà hiền triết nổi tiếng thế giới chưa bao giờ quên để lại một lời khuyên nào đó về tác dụng của việc đọc sách. Họ luôn khẳng định con đường duy nhất đưa họ đến đỉnh vinh quang là thông qua việc học tập, trau dồi tri thức.
“Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đó là câu nói của vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản; V. I. Lênin. Điều khá lí thủ là ngày sinh của một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác này lại trùng đúng ngày Bill Gates tới Việt Nam (22 - 4). Hai con người, hai thời đại, hai tuyên ngôn, nhưng ý tưởng và quan niệm của họ về sự tiếp cận tri thức và lĩnh hội các giá trị mà tri thức đem lại là hoàn toàn giống nhau.
Chữ “nghệ thuật” của Lênin dùng trong châm ngôn trên có ý nghĩa gì? Nghệ thuật đọc ở đây chính là biết đọc sao cho hợp lí, khoa học và tích cực nhất (về thời gian, dung lượng và nội dung). Không có ai trẽn thế gian này lại có đủ hơi đủ sức mà đọc cho hết tất cả, dù chỉ một số lượng sách trong một lĩnh vực hẹp. Theo thống kê từ Cục Xuất bản - Bộ Thông tin - Truyền thông, trong năm 2005, các nhà xuất bản ở nước ta đã công bố hơn 20 ngàn đầu sách với khoảng 250 triệu bản in. Con số đó chưa nhiều, nhưng là một kỉ lục so vói 10 năm trước đây. Và trước một núi sách, một biển tri thúc như vậy, ta sẽ đọc thế nào đây? Mỗi ngày một cuốn sách, 360 ngày, vị chỉ 360 cuốn. Ngay số lượng này thôi chắc gì chúng ta đã đọc nổi?. Đó cũng chỉ là con số quá “khiêm tốn” so với 20 ngàn đầu sách một năm.
Muốn biết đọc trước hết phải ham đọc. Bởi đọc là một sở thích nhưng cũng là công việc đầy nặng nhọc. Nhiều người đọc để giải trí, một thú vui. Song, đọc không phải là một trò chơi nếu ta muốn phấn đấu thành tài. Chỉ khi chúng ta coi việc đọc như một say mê tự thân, ta mới dám vượt khó, mới ham đọc và mỏi hiểu hết những tri thức nằm trong sách vở. Có nhiều tri thức phải qua bao nhiêu “cửa” ta mới có cơ hội hiểu hết, “thẩm thấu” và biến thành tri thức của riêng mình.
Đọc, xét cho cùng là một công việc gian nan, đầy lao lực, phải có kinh nghiệm và phải được trang bị một tri thức nền cần có. Vào các thư viện lớn ở Hà Nội hay các thành phố khác ở nước ta bây giờ (Thư viện Quốc gia VN, Thư viện Thông tin KHKT, Thông tin KHXH, Thư viện Hà Nội, Thư viện TP. Hồ Chí Minh...) chúng ta cũng thấy có một số lượng người đọc không nhỏ. Nhưng thử làm một cuộc điều tra xã hội học nhỏ, ta cũng thấy số người đọc vì ham thích hoặc vì say mê khoa học không nhiều. Nhìn đi nhìn lại cũng chỉ một số gương mặt. Trong khi đó, số độc giả “đọc gạo” (đọc để thi, đọc để hoàn tất một chứng chỉ, đọc để làm xong một việc nhất thời nào đó rồi bỏ...) lại chiếm số đông. Không tạo cho mình một thói quen máu thịt với việc đọc thì chẳng chóng thì chầy, ta cũng sẽ mải mê với những ham thích khác mà bỏ qua việc đọc, có chăng, chỉ là một sự “đọc xổi” mà thôi.
Trong buổi giao lưu với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội 23-4 vừa rồi, Bill Gates đã khuyên các bạn sinh viên là “phái biết đầu tư thực sự cho học vấn của mình. Phải biết học để bắt kịp thời đại”. Chính ông nói rằng hồi còn nhỏ, bố mẹ ông đã không tiếc tiền mua sách và ông đã say sưa đọc quên ăn, quên ngủ (điều mà ngay cả học trò Mĩ cùng lứa Bill cũng ngạc nhiên). Bí quyết mà ông tiết lộ là phải có óc tò mò, ham tìm tòi, học hỏi. Chính nhà bác học A. Einstein cũng từng khuyên lớp trẻ là “...phải biết ngạc nhiên từ những điều mà tưởng chùng không đáng ngạc nhiên”. Muốn vậy, ta phải tìm trong sách vở. Chỉ có sách vở và những câu chữ nằm trên giấy mới giúp chúng ta thu nhận kiến thức hệ thống nhất, sâu sắc nhất để từ đó, chúng ta nâng cao trí tưởng tượng của mình. Chính óc tưởng tượng sẽ chắp cánh cho chúng ta có cơ hội bay cao, bay xa.
Với những thông tin trên, chúng ta đã nhận ra một phần vai trò và ý nghĩa của văn hóa đọc. Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua, trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách “bổ sung kiến thức”. Giới trẻ chúng ta sẽ làm gì trước thực trạng văn hóa đọc mà chính chúng ta đang sao nhãng hiện nay?.
Tất nhiên, văn hóa đọc không chỉ thể hiện ở việc mỗi ngày bạn hì hục đọc bao nhiêu trang sách mà còn thể hiện ở việc bạn đối xử với sách và với việc đọc như thế nào. Bạn không nhất thiết phải chăm chỉ như những chú mọt, phung phí tiền di mua... quá nhiều sách cũ, chịu khó lên thư viện ăn kẹo cao su, bỏ mặc cuộc đời sau nhưng cuốn cổ thi... để dán được cái mác là “người có đọc”.
Nếu bạn thấy hứng thú thực sự khi tìm ra thông tin quý giá, đam mê thả hồn vào những sản phẩm văn hóa giá trị, biết cách đọc sao cho bổ ích nhất với mình, và biết làm cho việc đọc thêm ngày càng phổ biến... thì bất kể bạn đang ngồi trước một cuốn truyện tranh, một màn hình máy tính hay một cuốn sách đen sì vẫn có ý nghĩa hơn là bạn đang ngồi trong thư viện với một chồng sách mà bạn không biết nên bắt đầu từ đâu.
Để có cái nhìn đa chiều và toàn diện về văn hóa đọc không phải chuyện đơn giản. Riêng đối với giới trẻ chúng ta, việc thờ ơ, sao nhãng với sách có thể coi là một hành động thiếu suy nghĩ. Không thể biện minh rằng thời đại đã thay đổi, chúng ta có nhiều việc để làm hơn là đọc sách... Văn hóa nghe nhìn chứng tỏ xã hội đang ngày càng phát triển với những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Nhưng máy móc không bao giờ thay thế được con người. Đọc để biết rằng chúng ta có khả năng tưởng tượng, có khả năng tư duy... từ những khả năng ấy mà chúng ta đã chế tạo ra máy móc hiện đại phục vụ con người,
Cách làm thơ 4 chữ, cách lặp vần?
Thơ 4 chữ hay còn gọi là thơ tứ ngôn, là thể loại thế khá đơn giản và dễ làm vì luật bằng trắc áp dụng cho chữ thứ 2 và thứ 4 trong câu. Thơ bốn chữ là thể thơ đơn giản nhất, tuy nhiên, nếu người viết không biết vận dụng ngôn từ một cách khéo léo thì rất dễ trở thành 1 bài vè. Bởi vậy, thơ 4 chữ là thể thơ dễ làm nhưng khó hay.
Thơ 4 chữ thể thơ khá đơn giản về về niêm luật. Để cho bài thơ có âm điệu ta chỉ cần chú ý đôi chút đến luật bằng trắc ở chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu. Nếu chữ thứ 2 là 1 thanh bằng (B) thì chữ thứ 4 là thanh trắc (T) và ngược lại, nếu chữ thứ 2 là thanh trắc thì chữ thứ 4 là bằng. Tuy nhiên, đôi khi để tạo điểm nhấn cho bài thơ cũng như tạo hình tượng nghệ thuật, các nhà thơ đôi khi cũng không tuân thủ theo đúng quy luật của thể thơ.
Cách gieo vần trong thể thơ 4 chữ được chia làm ba loại gồm: cách gieo vần tiếp, cách gieo vần tréo và gieo vần ba tiếng. Và sau đây hãy cùng vforum đi vào cụ thể từng cách gieo vần nhé.
Cách gieo vần tiếp
Ví dụ:
Hôm nay quay lại
Bên mái trường xưa
Cây cối lưa thưa
Không như ngày trước
Xưa có dòng nước
Chảy qua lòng cô
Có em xấu hổ
Được cô vỗ về
1- Tác động của cuộc cách mạng KH-KT và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã làm xuất hiện ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp và nghiên cứu khoa học ở phía nam và tây Hoa Kỳ làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời”