gạch chân dưới danh từ, tính từ, động từ
a) bốn mùa một sắc trời riên đất này .
b) non cao gió dựng sông đầy nắng chang .
c) ngược THÁI NGUYÊN xuôi THÁI BÌNH
d) nước chảy đá mòn
ai nhanh mik tik đâu nhưng nhớ là phải kết bạn với mik
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Mỗi độ xuân về, trường em có phong trào Tết trồng cây thật vui và cũng thật ý nghĩa biết bao. Những cây non được các thầy các cô trong nhà trường mua ở vườn giống chia đều cho mỗi lớp. Các lớp nhận được số cây non của mình thì mang về lớp nghe sự phổ biến của các thầy các cô xem lớp mình sẽ trồng cây ở đâu.
Nhìn các cây non em thật thích thú làm sao. Mỗi cây non chỉ cao tầm 30 xăng ti mét. Lớp em nhận trồng giống cây phi lao - một loại cây lấy gỗ. Những cây phi lao con có rễ ủ kín trong túi đất vẫn còn bao bọc bởi túi nilon. Thân cây phi lao mảnh dẻ, nó cũng chỉ bằng nửa ngón tay út của em.
Lá của cây phi lao cũng rất lạ nữa, chắc có lẽ vì cây được trồng ở gần bờ biển quê em nên nó cũng thon dài không giống như các lá của các loại cây thân gỗ khá. Lá phi lao giống như lá thông vậy nó suôn dài thật dài cũng phải bằng một gang tay của em.
Cây phi lao con trông cũng thật yếu ớt lắm, khi chúng em được phân chia nhau ra trồng cây ở một khoảng diện tích nhà trường yêu cầu thì chúng em phải cắm thêm một que tre, cắm cột vào dưới đất chắc chắn rồi lấy dây cột nhẹ vào que nhỏ để cây vững chắc hơn.
Khi chúng em cũng đã trồng cây rồi nhưng trong lòng cũng lo lắng lắm, sợ gió biển cũng sẽ quật ngã những cây con mới trồng này. Một tuần sau khi trồng cây xong thì chúng em được ra đó xem cây có xanh tốt không không thì ôi thôi thích quá! Cây nào cũng xanh tốt, chắc vì do cây dễ sống nên mới có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt lúc nào cũng phải đối mặt với gió biển.
Nhìn những cây con lớn để giúp cho người dân sống gần biển cũng tránh được nạn cát bay cát chảy cũng như các thiên tai. Trồng cây là một việc làm đẹp và cũng cần được nhân rộng hơn nữa.
sứ giả : Người được sai phái đi lo việc ở xa.
độc giả: Người đọc sách, đọc báo.
diễn giải: Nói rộng và nói rõ ý nghĩa của vấn đề.
tác giả: tác giả, người làm ra, người soạn ra (tác phẩm)
học giả: Người hiểu biết sâu rộng nhờ công trình học tâp nghiêng cứu.
nông gia: Nhà nông, tức người sống với nghề làm ruộng
sứ giả : Người được sai phái đi làm việc ở xa.
độc giả: Người đọc sách, đọc báo.
diễn giải: Nói rộng và nói rõ ý nghĩa của vấn đề.
tác giả: tác giả, người làm ra, người soạn ra (tác phẩm)
học giả: Người hiểu biết sâu rộng nhờ công trình học tâp nghiêng cứu.
nông gia: Nhà nông, tức người sống với nghề làm ruộng
Summer vacations are the best time to relax and enjoy with family and friends, it’s the time I eagerly waited for every year. This year’s summer vacation is so special to me because it was the first time I’ve been on a trip with my colleagues. We had a wonderful time in Vung Tau – the city which has most beatiful beaches in Vietnam.
We stayed there for 2 days at a small but convenient hostel. First day, we got up early to see the sunrise on the beach. It’s the most gorgeous thing I’ve ever seen. Then we swam and lay down on the sand to enjoy beautiful sunlight and the clear blue sky. We also enjoyed delicious seafood and drank fresh coconuts.
The next day, it took us about 30 minutes to hike up the Small Mountain to visit the Lighthouse. But it was really worth the try! The lighthouse affords a panoramic magnificent view of the whole of Vung Tau and is a really interesting site. On top of Small Mountain, there is the enormous 28m figure of Jesus gazing across the East Sea. This is the largest sculpture in the Southern Vietnam. The two shoulders of the figure are balconies, each able to accommodate up to six people, which offer a splendid view of the surrounding landscape.
The weather during the time we stayed was really good and the local people were friendly. We took many photographs to save our memorable vacation and bought a lot of souvenirs, too. I just had so many good memories of that whole trip. Everything was great, but what made the trip even greater was the fact that I was able to bulid a stronger relationships with my colleagues.
=> Bài dịch: Kỳ nghỉ mùa hè là thời gian tốt nhất để thư giãn và tận hưởng với gia đình và bạn bè, đó là thời gian mà tôi luôn háo hức chờ đợi mỗi năm. Kỳ nghỉ hè năm nay rất đặc biệt với tôi vì đây là lần đầu tiên tôi đi chơi với các đồng nghiệp của mình. Chúng tôi đã có một thời gian tuyệt vời tại Vũng Tàu – thành phố có những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam.
Chúng tôi ở đó trong 2 ngày tại một nhà nghỉ nhỏ nhưng thuận tiện. Ngày đầu tiên, chúng tôi dậy sớm để xem mặt trời mọc trên bãi biển. Đó là thứ rực rỡ nhất mà tôi từng thấy. Sau đó, chúng tôi bơi và nằm trên cát tận hưởng ánh nắng tuyệt đẹp và bầu trời trong xanh. Chúng tôi cũng được thưởng thức hải sản ngon và uống nước dừa tươi.
Ngày hôm sau, chúng tôi mất khoảng 30 phút đi bộ lên núi Nhỏ để đến thăm ngọn hải đăng. Nhưng nó thực sự không uổng công! Ngọn hải đăng mang đến tầm nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu và là một địa điểm thực sự thú vị. Trên đỉnh núi Nhỏ, có một bức tượng khổng lồ cao 28m hình Chúa Giêsu nhìn qua Biển Đông. Đây là tác phẩm điêu khắc lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Hai vai của tượng đồng thời là dãy ban công, mỗi bên có thể chứa tối đa sáu người, mang đến một tầm nhìn tuyệt vời của cảnh quan xung quanh.
Thời tiết trong khoảng thời gian chúng tôi ở lại rất đẹp và người dân địa phương rất thân thiện. Chúng tôi đã chụp rất nhiều ảnh để lưu giữ lại kỳ nghỉ đáng nhớ này và chúng tôi cũng đã mua rất nhiều đồ lưu niệm. Tôi đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp về toàn bộ chuyến đi. Mọi thứ đều tuyệt vời, nhưng những gì làm chuyến đi thậm chí còn tuyệt hơn là thực tế là tôi đã xây dựng được những mối quan hệ vững bền hơn với các đồng nghiệp của mình.
trạng ngữ:khi bộ đợi về làng
CN:tiếng hát câu cười
VN:lại rộn ràng xóm nhỏ.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta” dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà , tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.
Bài làm
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.
Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Các khổ 2 và 3 của bài thơ tập trung thể hiện những “đắng cay”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”. Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Những năm 60, 70, giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng hòng phá hoại những thành quả xây dựng ta, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Những trai làng phải lên đường đánh giặc:
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Ở quê nhà là các bà, các chị. Họ vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương bình yên với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng đeo băng đạn cả khi cày khi cấy trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và sản xuất:
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông
Những năm tháng gian khổ ấy, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần nhỏbé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước:
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.
Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.
a) bốn mùa một sắc trời riêng đất này .
b) non cao gió dựng sông đầy nắng chang .
c) ngược THÁI NGUYÊN xuôi THÁI BÌNH
d) nước chảy đá mòn.
( Danh từ được in đậm, Tính từ được gạch chân, Động từ được in nghiêng )
............. Hok Tốt nhé ..............
........ Nhớ k cho mik nhé .........
kết bạn với mik đi