K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 25Họ và tên: ......................................................................... Lớp: .....PHẦN I: TRẮC NGHIỆMKhoanh vào chữ cái trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:Câu 1: Tiếng “tâm” trong từ “tâm hồn” cùng nghĩa với tiếng “tâm” trong từ nào?A.   trọng tâmB.   trung tâmC.   bạn TâmD.   tâm trạngCâu 2: Trong các câu sau câu nào có từ “quả” được...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT – ĐỀ 25

Họ và tên: ......................................................................... Lớp: .....

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:

Câu 1: Tiếng “tâm” trong từ “tâm hồn” cùng nghĩa với tiếng “tâm” trong từ nào?

A.   trọng tâm

B.   trung tâm

C.   bạn Tâm

D.   tâm trạng

Câu 2: Trong các câu sau câu nào có từ “quả” được hiểu theo nghĩa gốc?

A. Trăng tròn như quả bóng.

     B. Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao.             

     C. Quả đồi trơ trụi cỏ.

     D. Quả đất là ngôi nhà của chúng ta.

Câu 3: Từ nào bị dùng sai trong câu văn sau?

“Các bạn có nhu cầu, nguyện vọng gì thì cứ mạnh dạn đề cử, ban giám hiệu nhà trường sẽ xem xét, sẽ giải quyết.”

A.   nguyện vọng

B.   mạnh dạn

C.   đề cử

D.   xem xét

Câu 4: Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau?

Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.”

A.   năm                        B. sáu                        C. bảy                       D. tám

Câu 5: Trong câu văn “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.”, chủ ngữ của câu là:

A.   Mấy con mang

B.   Mấy con mang vàng

C.   Mấy con mang vàng hệt như

D.   Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp

Câu 6: Câu nào dưới đây có cấu tạo ngữ pháp khác với những câu còn lại?

A.   Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

B.   Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim.

C.   Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

D.   Từ xa, tiến lại hai đứa bé.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 7: Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành ba nhóm phân theo cấu tạo của từ:

gió tây, lướt thướt, triền núi, ngọt lựng, thơm nồng, thôn xóm, cây cỏ, đất trời, hương thơm, ủ ấp, nếp khăn.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Câu 8: Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ (a, b, c) và cho biết những từ còn lại dùng để tả gì?

(a) ngào ngạt, sực nức, thấp thoáng, thơm nồng, thơm ngát

- Những từ còn lại trong dãy từ (a) dùng để tả ...................................................................

.............................................................................................................................................

(b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi cười, thắm tươi

- Những từ còn lại trong dãy từ (b) dùng để tả .....................................................................

..............................................................................................................................................

(c)  long lanh, lóng lánh, lunh linh, lung lay, lấp lánh

- Những từ còn lại trong dãy từ (c) dùng để tả .....................................................................

...............................................................................................................................................

Câu 9: Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết:

                              Dù giáp mặt cùng biển rộng

                              Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

                              Lá xanh mỗi lần trôi xuống

                              Bỗng... nhớ một vùng núi non.

    Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Gia đình có ý nghĩa thật quan trọng với cuộc đời mỗi người. Em hãy viết bài văn tả lại một bữa cơm sum họp gia đình ấm áp, vui vẻ.

................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................

2
25 tháng 5 2020

câu 1: D
CÂU 2: A
Câu3 : A
câu 4:  B
câu 5:  B
câu 6 :C
còn lại dài quá a ko ghi hết nên em tự làm nha

27 tháng 5 2020

Khôn thế bạn...>.>

từ nhu cầu dùng sai

24 tháng 5 2020

Từ dùng sai: C. đề cử

Chúc bạn học tốt!

24 tháng 5 2020

Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trưởc nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

      Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

       Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.

        Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lễ, hậu học văn" ngày nào đi học em cũng nhìn thấy. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.

        Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em. Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

25 tháng 5 2020

mình cảm ơn bạn nha bài này trong kì thi của mình bạn nào có thể làm có đo thân nhiệt vào mùa covi nhé

24 tháng 5 2020

a. quan hệ từ "và" chỉ ý nghĩa liên hợp

b.cặp quan hệ từ"vì..nên" chỉ ý nghĩa nguyên nhân-kết quả

c. cặp quan hệ từ"nếu...thì" chỉ ý nghĩa điều kiện-kết quả

Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.  Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ  bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.                                                                                                                                           Đây!

27 tháng 5 2020

ko hỉu

6 tháng 12 2020

Thứ lỗi nhưng đây là câu mà??

24 tháng 5 2020

Các bạn giúp mình với nha, mai là mình nộp rồi

24 tháng 5 2020

Cặp quan hệ từ "vì...cho nên" chỉ ý nghĩa nguyên nhân-kết quả

26 tháng 5 2020

cặp quan hệ từ bởi - chưng chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả

27 tháng 5 2020

What's

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu...
Đọc tiếp

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

3

Bạn viết văn lên đây là sao?? Mình ko hiểu!

24 tháng 5 2020

văn tả đò vật hay thì nói cho ad nghe