K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

              Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt thaTrưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới mayChiều chiều thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng                   (Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)Câu 1. Xác định thể thơ? Nêu đặc điểm cơ bản của thể...
Đọc tiếp

              Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều chiều thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng                 

 (Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 1. Xác định thể thơ? Nêu đặc điểm cơ bản của thể thơ đó?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ trên.

Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ và phân loại chúng?

Câu 4. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng?

Câu 5. Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện BPTT, nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc thể hiện nội dung.

0
Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:Cảm ơn mẹ vì luôn bên conLúc đau buồn và khi sóng gióGiữa giông tố cuộc đờiVòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân vì conMẹ dành những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời conLà vầng trăng khi con lạc lốiDẫu đi trọn cả một kiếp...
Đọc tiếp

Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.

 

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt?

Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích?

Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì?

Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì?

Câu 5: Từ đoạn thơ trên, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẹ.

0
Loài cây em yêu. (làm bài theo dàn ý)*Dàn ý1. Mở bài - Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích. 2. Thân bài - Đoạn 1: Biểu cảm về hình dáng của cây. Câu mở đoạn: Tôi yêu cây hoa đào trước tiên vì vẻ đẹp rực rỡ  của nó mỗi độ xuân về.Tôi yêu từng chồi non, lộc biếc. Tôi yêu từng nụ hoa e ấp nhưng yêu hơn cả là khi hoa chúm chím nở…+ Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây ( cổ...
Đọc tiếp

Loài cây em yêu.

 (làm bài theo dàn ý)

*Dàn ý

1. Mở bài 

- Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích.

2. Thân bài

- Đoạn 1: Biểu cảm về hình dáng của cây.
Câu mở đoạn: Tôi yêu cây hoa đào trước tiên vì vẻ đẹp rực rỡ  của nó mỗi độ xuân về.

Tôi yêu từng chồi non, lộc biếc. Tôi yêu từng nụ hoa e ấp nhưng yêu hơn cả là khi hoa chúm chím nở…

+ Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây ( cổ thụ, non nớt, cây cảnh theo dáng, …)

(ví dụ: em thích những cây tre cao vút thẳng tắp)
+ Đặc điểm cành, lá, hoa, quả (Có thể miêu tả theo mùa hoặc đặc điểm riêng biệt của cây.)

(ví dụ: nhìn chiếc lá đa to như những chiếc quạt nan)
Đoạn 2: Biểu cảm về những giá trị của cây

Câu mở đoạn: Cây đào không chỉ đẹp mà còn rất có ích – đó mới là điều khiến tôi yêu nó nhiều hơn cả.

Lợi ích mà cây đào mang đến khiến tôi yêu nó thêm bội phần.

 + Cây cho hoa, quả, gỗ, củi (ví dụ: hoa hồng là biểu tượng của tình yêu)
+ Cây cho bóng mát (ví dụ: (em yêu những rặng tre xanh rì che nắng những trưa hè)
-
Biểu cảm về 1 kỉ niệm với cây
Câu mở đoạn: Nhớ biết bao những kỉ niệm với cây hoa đào.

Tôi chẳng thể nào quên 1 lần….

+ Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó (ví dụ: dưới tán bàng vẫn còn in đậm những kỉ niệm tuổi học trò em và các bạn)
3. Kết bài

Khẳng định lại 1 lần nữa tình yêu với cây. Bày tỏ ước mong, hứa hẹn.

Vd: Có lẽ tôi sẽ yêu cây hoa đào đến khi tôi trở thành 1 bà già. Và chắc chắn lúc đó tôi đã có một vườn đào của riêng mình để có thể ngày ngày chăm chút từng mầm non, từng nụ hoa. Và tôi sẽ được đắm chìm trong niềm hạnh phúc khi được sông bên loài cây mà tôi say mê.

 

0
Cảm nghĩ của em về người thân. (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ...)(viết bài theo dàn ý)*Dàn ý1. Mở bài: Dùng một câu thơ, câu ca dao, bài hát hay một ý trong câu chuyện nổi tiếng để dẫn dắt đề tài.2. Thân bài:* Biểu cảm về ngoại hìnhCâu mở đoạn: Yêu sao dáng hình của mẹ. Em yêu mỗi ánh mắt, nụ cười, giọng nói của mẹ mình…- Biểu cảm về những chi tiết tiêu biểu của gương mặt,...
Đọc tiếp

Cảm nghĩ của em về người thân. (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ...)

(viết bài theo dàn ý)

*Dàn ý

1. Mở bài: Dùng một câu thơ, câu ca dao, bài hát hay một ý trong câu chuyện nổi tiếng để dẫn dắt đề tài.

2. Thân bài:

* Biểu cảm về ngoại hình

Câu mở đoạn: Yêu sao dáng hình của mẹ. Em yêu mỗi ánh mắt, nụ cười, giọng nói của mẹ mình…

- Biểu cảm về những chi tiết tiêu biểu của gương mặt, vóc dáng, đôi mắt, nụ cười, giọng nói (lưu ý: nên chọn những chi tiết đắc không miêu tả liệt kê như văn tả mà phải gắn với tình cảm)

- Tùy thuộc vào đối tượng biểu cảm mà chọn những chi tiết khác nhau,

* Biểu cảm về tính cách, sở thích, lối sống, trang phục…

* Câu mở đoạn: Điều khiến em yêu mẹ hơn cả là ở tính cách tuyệt vời và những điều mẹ đã làm cho em. Yêu tính tỉ mỉ, chu đáo của mẹ khi nấu ăn, làm vườn…

Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

- Nên chọn những nét đặc biệt trong tính cách, sở thích, lối sống của đối tượng để phân biệt người ấy với những người khác. Tránh viết gập khuôn nên đem hình ảnh thực tế của người thân mình vào một cách khéo léo.

* Biểu cảm về 1 kỉ niệm đẹp/ đáng nhớ

Câu mở đoạn: Em quên sao được một lần lạc khỏi vòng tay yêu thương của mẹ khi đi hội chợ lúc 8 tuổi.

Kể lại kỉ niệm đỏ.

3. Kết bài: Bày tỏ niềm vui, niềm hạnh phúc khi có 1 người mẹ/ người bố/ người bà/ người em tuyệt vời.

 Hứa hẹn

 Mong ước.

0