K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2018

Bạn đừng đăng câu hỏi linh tinh,bạn nhé!

3 tháng 7 2018

đừng buồn nữa, mở phim hài lên coi, nhập hội với mình !

3 tháng 7 2018

Thứ hai nào cũng vậy, em thường đến lớp sớm hơn mọi ngày vì đó là ngày chào cờ đầu tuần.

Trời hôm nay đẹp quá! Những đám mây trắng xốp bay nhởn nhơ trên bầu trời xanh ngắt. Tại chỗ truy bài, chúng em đã có mặt đầy đủ. Các thầy giáo, cô giáo đi đôn đốc nhắc nhở chúng em, cố gắng truy bài cho nhau thật tốt. Trong phòng Ban Giám hiệu, cô Hiệu trưởng và cô Tổng Phụ trách Đội đang chuẩn bị cho lễ chào cờ. Tiếng trống báo hiệu tập trung vang lên. Từ phía các cửa lớp, từng hàng đôi vừa đi vừa dậm chân theo nhịp trống tiến bước về vị trí chào cờ. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn Liên Đội trưởng vang lên từ loa phóng thanh: "Nghiêm! Chào cờ... Chào! Từng bàn tay búp măng xinh xinh của các Đội viên giơ lên trước đỉnh trán mắt hướng về Quốc kì. Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên cao theo nhịp hát của bài Quốc ca. Bài hát nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc được độc lập tự do. Đứng trước các học sinh, các thầy cô cũng nghiêm trang hướng về lá cờ với một ánh mắt xúc động. Khi bài Quốc ca, Đội ca kết thúc, cô tổng phụ trách cất tiếng hô dõng dạc: "Vì Tổ quốc vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!" Âm vang ngân dài, bay xa không dứt, làm lay động cả không gian. Những chú chim chào mào, sáo sậu... hoảng hốt bay lên không trung rồi từ từ sà về đậu đâu đó trên các lùm cây tán lá. Bạn Liên Đội trưởng kính mời cô Hiệu trưởng lên nhận xét lễ chào cờ và phổ biến kế hoạch trong tuần. Cô khen chúng em nghiêm túc trong buổi lễ. Sau đó, cô nhận xét biểu dương những gương tốt, việc tốt trong tuần qua và phổ biến công việc tuần tới. Buổi lễ kết thúc trong bài hát, "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Chúng em lần lượt vào lớp để bắt đầu tiết học đầu tiên của một tuần lễ mới.

Hình ảnh lá cờ Tổ quốc như vẫn còn thấp thoáng đâu đây. Mái trường thân yêu với buổi lễ chào cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không phai mờ trong tâm trí chúng em.

3 tháng 7 2018

Cứ đầu tuần vào lúc bảy rưỡi ở trường em lại tổ chức buổi chào cờ. Buổi chào cờ gồm các thầy cô giáo và học sinh trong trường tham gia.

Chúng em đang chơi đùa dưới sân thì bỗng “Tùng! Tung! Tùng!” Tiếng trống vang lên báo hiệu giờ chào cờ chuẩn bị bắt đầu.. Mỗi lớp chia thanh hai hàng dọc theo qui định. Biển lớp làm mốc đứng đều tăm tắp trên tay các bạn lớp trưởng. Những chiếc khăn quàng đỏ bay bay trong gió khoe sắc với những bộ động phục trắng tinh. Nắng buổi sáng dìu dịu chiếu vào gương mặt của chúng em làm đôi má ửng hồng. Thầy cô giáo ăn mặc chỉnh tề. Đội trống mặc đồng phục riêng đứng trên sân khấu chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Chúng em đứng dậy. Cô tổng phụ trách hô: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tiếng hô vừa dứt, hàng loạt cánh tay của các anh chị lớp bốn, lớp năm giơ lên trước trán. Tiếng trống dồn dập. Bạn cầm cờ đứng trước sân khấu chao cờ theo hiệu lệnh. Tất cả các bạn im phăng phắc. Mắt nhìn thẳng lên lá cờ tung bay trong gió. Tiếng trống vừa dứt cô Hằng hô to: “Quốc ca”. Tất cả đồng thanh hát: “Đoàn quân Việt Nam đi…” Giọng hát ngân vang rất đều. Ai cũng say sưa hát để thể hiện lòng yêu quê hương tha thiết. Mắt đăm đắm nhìn lên lá Quốc kì. Đầu ngẩng cao. Hai tay duỗi thẳng hai bên trông thật nghiêm chỉnh. Những chú chim hằng ngày hót say sưa thế nay cũng im lặng như muốn nghe tiếng hát của chúng em. Hết bài Quốc ca là bài Đội ca. Các bạn hát nhanh và mạnh mẽ hơn. ”Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại!” “Sẵn sàng!”. Lời hô vang như sấm. Chào cờ xong cô tổng phụ trách ra hiệu cho chúng em ngồi. Không khí có phần ồn ào nhứng trật tự ngay khi cô nhận xét thi đua trong tuần. Giọng cô sang sảng rất dễ nghe. Lớp em mà được nhận cờ xuất sắc thì ai cũng vui, gương mặt bạn nào cũng hớn hở. Sau đó, cô nhắc việc tuần tới. Bạn nào cũng chăm chú nghe để thực hiện cho tốt. Rồi mỗi bạn cầm một chiếc ghế lần lượt lên lớp trả lại không khí yên tĩnh cho sân trường.

Em rất thích những phút chào cờ đầu tuần. Hình ảnh lá Quốc kì thiêng liêng in đậm trong tâm trí mỗi chúng em. Chiếc khăn quàng đỏ mà em đang đeo đây là một góc của lá cờ Tổ quốc. Nó nhắc em cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.



 

3 tháng 7 2018

Ko đăng câu hỏi linh tinh nhé bạn !

8 tháng 7 2018

Không được đăng câu hỏi có nội dung linh tinh, nếu không bạn có thể bị trừ hết điểm hỏi đáp, bị khóa nick hoặc không bao giờ vào được trang wed

3 tháng 7 2018

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.

3 tháng 7 2018

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần  quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.

3 tháng 7 2018

Linh là người bạn thân tuyệt vời đối với em.Dù mai này bọn em không còn học chung với nhau nữa nhưng tình bạn của chúng em luôn thân thiết.

3 tháng 7 2018


Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
 

3 tháng 7 2018

Tình cảm mẹ con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng (câu trần thuật).Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý làm sao! (câu cảm thán). Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn.Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng “ Tình mẹ bao la như biễn Thái Bình dạt dào...” ,tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao ? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt, vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi lói, dẫn đường cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng at noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con. Hãy yêu thương mẹ của chúng ta ngay từ bây giờ để sau này không phải hối hận (câu cầu khiến)

P/s : tham khảo 

4 tháng 7 2018

Trả lời

Ôi chao! Mùa xuân đến rồi,mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm được một tuổi mới. Chúng ta ai cũng thích mùa xuân đúng không ?Tôi cũng vậy, tôi cũng rất thích mùa xuân, vì khung cảnh đó rất ngọt ngào và thoáng đãng, những tia nắng vàng nhẹ nhàng ấm áp thi nhau chiếu xuống mặt đất... Khung cảnh của mùa xuân lại đẹp như một bức tranh thiên nhiên dược họa sĩ tài ba nào đó vẽ lên. Tôi rất yêu mùa xuân! 

3 tháng 7 2018
Mk xin trả lời là bông tuyết Chúc bn hok giỏi và thành công trong cuộc sống Các bn oy nhớ link cho mk nhé!
3 tháng 7 2018

bài mik vừa làm sai ở đâu mà bạn k sai cho mik

3 tháng 7 2018

rác dc chia làm 3 loại 

1 "  trai giả gái "

2 " xàm lz giả vờ mất ních "  tự biên tự diễn "

3 " đăng câu hỏi đ liên quan đến việc chúa pain hủy diệt loài người "

3 tháng 7 2018

May cho cậu wa, tiềm được nick cũ là tuyệt vời

3 tháng 7 2018

Hoàn cảnh ra đời của Công xã

Bàn luận về chiến tranh trong một quán cà phê Paris, The Illustrated London News ngày 17 tháng 9 năm 1870

Cuối tháng 6 năm 1870, Đệ nhị đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9 năm 1870, hoàng đế Napoléon III thất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Ngày 4 tháng 9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: "Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, một người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.[1]

Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazainechỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán![1] Jules Favre, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.

Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàng.[2] Adolphe Thiers trở thành Thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:

  • Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.
  • Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.
  • Lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.
  • Alsace và một phần ba Lorraine thuộc về Đức.
  • Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.

Phản đối hòa ước, trước ngày quân đội Phổ tiến vào Paris, dân chúng và vệ quốc quân đã chiếm 227 khẩu đại bác và súng liên thanh chuyển về Montmartre vàBelleville. Trước sự chống cự này, quân đội Phổ chỉ chiếm một phần Paris và ở lại trong 62 giờ đồng hồ. Ngày 15 tháng 2, 215 trong tổng số 270 tiểu đoàn vệ quốc đã thành lập Liên minh Quân đội Vệ quốc, đứng đầu là Ủy ban Trung ương Vệ quốc. Ủy ban này gồm đại biểu ở tất cả các đơn vị, có cả những người xã hội và những hội viên của Quốc tế thứ nhất. Ngày 24 tháng 2, Ủy ban tổ chức một cuộc tuần hành trước nhà tù Bastille để kỷ niệm Đệ nhị Cộng hòa.[2]

Giữa tháng 3 năm 1871, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ trực tiếp cho Công xã Paris.[2]

Thành lập Công xã

Một chướng ngại vật trên phố, ngày 18 tháng 3 năm 1871

3 giờ đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Thiers tới chiếm các vị trí chiến lược bên tả ngạnsông Seine. Một nhóm khác cũng được điều đến các kho đại bác của Paris. Mục tiêu chủ yếu của quân đội chính phủ là đồi Montmartre ở phía bắc thành phố để chiếm các trọng pháo của quân vệ quốc. Đến 5 giờ 30, quân chính phủ chiếm được các trọng pháo nhưng chưa di chuyển đi được. Sau các tiếng kèn tập hợp và chuông báo động, quân vệ quốc tiến tới bao vây đồi. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân chính phủ đã nghiêng về phía quân vệ quốc, viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Buổi trưa, Ủy ban Trung ương Vệ quốc ra lệnh các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân vệ quốc đã chiếm được các cơ quan đầu não của phủ, tòa thị chính và các trại lính. Đến buổi chiều, Thiers cùng chính phủ phải rút về Versailles.[3]

Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng Công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối tháng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles, Lyon, Toulouse...[4]

Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tách nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữkhông can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu rải truyền đơn tới các vùng nông thôn.[5]

Trong khi đó, quân đội Phổ và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.

Các chính sách kinh tế, xã hội

Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiền lương. Các Ủy ban Lao động được thành lập chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân. Với những nhà máy vẫn còn giới chủ, Công xã đưa ra lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì.[6] Chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện. Mức lương của các viên chức bị hạ xuống, trong khi của công nhân được tăng lên. Đến tháng 5, Công xã ban hành đạo luật quy định giá bánh mỳ, thịt bò, cừu. Nhiều công dân nghèo rời nhà mình tới sống tại các dinh thự của những quý tộc, tư sản bỏ trốn.[7]

Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban Giáo dục. Tương tự, Hội Nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.[7]

Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân [8]

Chiến tranh bảo vệ Công xã

 

Thành viên Công xã Paris bị xử tử

Sau ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Versailles hầu như tan rã. Về Versailles, Adolphe Thiers dần tập hợp lại được 12 ngàn quân. Cuối tháng 3, khi những cuộc nổi dậy ở các tỉnh thất bại, quân đội tập trung lại Paris và lên tới con số 65 ngàn. Trong khi đó, lực lượng của Công xã ban đầu khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Nhưng trong số này chỉ có khoảng 20 đến 30 ngàn đã được luyện tập. Về vũ khí, tuy Công xã có được 1740 khẩu đại bác, nhưng do không có pháo thủ, một số bị phá hủy nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Quân đội Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn súng trường.[9]

Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả... Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.[10]

Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phầnLorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc[cần dẫn nguồn]}. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã [cần dẫn nguồn]. Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ Chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng [cần dẫn nguồn].

Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian "Tuần lễ đẫm máu" kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5.[10] Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.[11]

Nguyên nhân thất bại

Công xã Paris thất bại có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Sau ngày 18 tháng 3, lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua Bưu điện và Ngân hàng Pháp.[3] Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.

Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban Quân sự và Ủy ban Trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.[12]

Ý nghĩa lịch sử

Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, Công xã Paris đã đề ra các chính sách tiến bộ phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động: Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt vô cớ, đánh đập công nhân; Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí... Đây là những chính sách của một chế độ mới, xã hội mới, là sự cổ vũ nhân dân lao động thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Công xã đã để lại nhiều bài học trong tổ chức lãnh đạo cách mạng, thực hiện liên minh các tầng lớp lao động, đây là các bài học được nhiều cuộc cách mạng sau này như Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng ở Cuba, Cách mạng Việt Nam... tiếp thu.

Bức tường Công xã (Mur des Fédérés) nổi tiếng nằm trong phạm vi nghĩa trang Père-Lachaise ở phía nam, đó là nơi 147 chiến sĩ Công xã Paris, những chiến sĩ tự vệ cuối cùng của khu Belleville, bị bắn chết vào ngày Chủ nhật, 28 tháng 5 năm 1871, ngày cuối cùng của "Tuần lễ đẫm máu" (Semaine Sanglante) và đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của Công xã Paris. Vì ý nghĩa đặc biệt của bức tường này, Père-Lachaise đã trở thành nghĩa trang được lựa chọn để chôn cất phần lớn các nhà lãnh đạo cánh tả của Pháp và là nơi làm lễ kỉ niệm hàng năm của những người cánh tả với số lượng lên từ vài trăm đến vài nghìn người (cá biệt năm 1936 có tới 600.000 người tham gia lễ kỉ niệm), các buổi lễ này được tổ chức bởi lãnh đạo của các đảng cánh tả (Đảng dân chủ xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Pháp...) và các tổ chức cánh tả khác.

3 tháng 7 2018

* Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập:
– Năm 1870 chiến tranh Pháp- Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho Pháp
– Ngày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.
– Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập (chính phủ vệ quốc).
– Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc.

mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.
– Sáng ngày 18/3/1871. Chi-e cho quân tấn công đồi Mông-mác, nhưng thất bại. Quần chúng nhân dân làm chu Pa-ri.
– Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng công xã.
– Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập.

3 tháng 7 2018

Mỗi đứa bé sinh ra trên cõi đời này đều có một cha va một mẹ nhưng mỗi người cha người mẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Ba tôi sẽ khác ba bạn, ba tôi làm nông dân ,ba bạn làm công nhân hay nhà khoa học nhưng chúng ta không cần quan tâm bởi chúng ta đang xét đến hình ảnh người ba trong gia đình chứ không phải địa vị ngoài xã hội. Những ai đã có một gia đình nhỏ, đã làm ba thì chắc hẳn đã biết được cảm giác hạnh phúc khi những đứa con nhỏ trào đời. Từ ấy trong cha bừng nên một ngọn nến. Ngọn nến ấy ấp ủ trong cha sự yêu thương với gia đình con cái. Tinh thần trách nhiệm ước mơ cho tương lai con cái sau nài. Có nhiều người đã không quản hi sinh thân mình để che chắn bảo vệ con,nhiều người cha không tốt nhưng sau khi làm ba họ đã thay đổi,có người cha vi con mà trở thành những người cha gương mẫu,luôn tu chí rèn luyện bản thân cống hiến hết mình cho con mà không hề than vãn hay trách móc. Đó chả phải la tình cảm bao la vô bờ bến của người cha hay xeo? Vì vậy ma đừng nên suy nghĩ đắn đo xem cha chúng ta là người như thế nào bới lúc nào cha cũng thật vĩ đại.

Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người ngiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nen nhiều bạn còn giận và xa lánh ba. Nhưng thường khi càng lớn cách nhìn vè ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi dã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi va tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn,cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi co cảm giác thấy chút e sợ. Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất, hoàn hảo nhất.

Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm xao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó la một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha,ánh mắt đầy hi vọng, cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.

Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy. ”Công cha như núi thái sơn” một câu tục ngữ để nói ve công lao của người cha hay “khúc hát Tình Cha của Ngọc Sơn” cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả. Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai đo nổi? Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nao trên thế giới tốt hơn cha ruột của minh cả. Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? Ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện,ai dậy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống. Đó chỉ có thể là cha tôi cha các bạn.

Trên đời cại gì cũng có hai mặt,có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt,đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu….Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chụi thua số phận cấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dù thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.

Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ. Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

Tình cha! Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con là: ”bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.

3 tháng 7 2018

Lúc con lên ba tuổi, bố kể cho con nghe câu chuyện về ông Thần Tự nhiên sinh ra muôn loài, ông Thần Sấm có những hạt sét như viên bi bỏ vào túi và khi nó rơi thì gây ra những tiếng đùng đoàng lúc mưa dông.

Thần Lửa do hắt xì không bịt miệng nên gây ra hạn hán, cháy rừng… Những câu chuyện thần thoại bố kể con nghe không bao giờ tìm thấy trong bách khoa, từ điển. Đó là thần thoại của riêng bố và con.

Lúc con bốn tuổi, cả ngày bố kể con nghe những câu chuyện sử ta, sử Tàu. Gần mộ bà có một cột mốc bằng đá “trơ gan cùng tuế nguyệt”, người ta bảo đó là mộ vợ thứ tám của Mã Viện. Từ Mã Viện bố kể cho con nghe về Bà Trưng, Bà Triệu và các anh hùng dân tộc. Mỗi câu chuyện bố đều kết luận một câu và bảo con học thuộc. Con đã học thuộc nó như trẻ con đọc đồng dao mà cứ ngỡ những nhân vật lịch sử ấy sống cùng thời với nhau… Bằng những câu chuyện kể bố đã hun đúc nên tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc trong tâm hồn con.

Lúc con năm tuổi, bố dạy con đọc thơ Tố Hữu và Nhật ký trong tù. Bài thơ đầu tiên trong đời con thuộc làBác ơi. Phần thi năng khiếu của con trong chương trình “Bé khỏe bé ngoan” là đọc thuộc một bài thơ và con đã đọc Mới ra tù tập leo núi thay vì một bài thơ thiếu nhi như những đứa bạn cùng trang lứa. Con đã học tập bố đến mức có lỗi với cô giáo: con không thuộc một bài thơ thiếu nhi nào trong chương trình học mẫu giáo của mình…

Mùa lũ năm 1988, bãi chìm trong biển nước, bố đưa chị em con đi xem lũ, không phải vì nuông chiều mà vì muốn các con được chứng kiến những điều từ thực tế. Trong ánh mắt ngây thơ của con lúc bấy giờ lũ thật là đẹp, thật là kỳ vĩ. Dòng sông Lam xanh ngơ ngắt thường ngày đã biến thành màu đỏ ối, đầy những mái nhà, những trâu bò lợn gà từ thượng nguồn trôi dạt về xuôi. Con đâu hay niềm vui, sự hào hứng, phấn khích của con là nỗi đau, là mất mát của những người sống ven đê, để sau mùa lũ họ phải “gánh cả tên làng trong những chuyến di dân”…

Năm con học lớp 4, học lớp đặc biệt của huyện, xa nhà tới hơn 10 cây số, những ngày đầu tiên bố đưa con đến trường rồi đứng chờ trước cổng. Chiếc áo lính sờn vai nhưng nụ cười đầy mãn nguyện. Có bố, con thấy mình mạnh mẽ và có lẽ thành công của con bắt đầu từ những ngày tháng ấy. Sau này, ngày đầu tiên con bước tới giảng đường, bố lại đứng chờ con. Thượng Đình vào ngày đầu tháng 9 nắng vẫn vàng như mật ong, gió bụi, mùi xà phòng, thuốc lá hòa vào nhau nồng nàn chẳng kém gì “gió Lào cát trắng” quê mình. Vậy mà bố vẫn đứng chờ con, kiên tâm, nhẫn nại, hạnh phúc lẫn lo âu. Bốn năm đại học, mỗi lần bước vào cổng trường con đều ngoái lại, tưởng như sau lưng mình bố vẫn còn dõi theo…

Khi con lên lớp 5, vào những ngày nước nổi, bố dắt xe và cõng con qua vùng nước xiết. Chiều về nhá nhem bố lại đứng chờ con bên cầu, thấy bóng ai từ xa cũng hỏi to: Nhàn đấy hả con? Lớp 5, vào tháng tư, khi cây gạo cháy bùng lên những ngọn lửa cũng là lúc kỳ thi học sinh giỏi tỉnh bắt đầu. Bố đèo con bằng chiếc xe đạp cũ kỹ từ miền trung du quê mình dọc theo bờ sông Lam xuống thành phố Vinh, gần trăm cây số. Hết kỳ thi bố đưa con đến Cửa Lò để nhìn thấy biển rồi về thăm quê Bác. Đó là lần đầu tiên con đi xa, lần đầu tiên con nhìn thấy biển, lần đầu tiên con được vào làng Sen, làng Hoàng Trù và nhắc lại những câu thơ của Tố Hữu trong trường ca Theo chân Bác, lần đầu tiên bố kể cho con nghe những câu chuyện về thời niên thiếu của Người và căn dặn con “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” …

Tháng tư năm ấy sẽ chẳng bao giờ mờ nhạt trong ký ức của con, lời dạy của bố năm nào giờ đã thành một cuộc vận động lớn. Từ bố con nhận ra tình yêu Đảng, tình yêu lãnh tụ phải xuất phát từ thẳm sâu trong trái tim mình, phải xuất phát từ ngưỡng vọng thiết tha và sự biết ơn vô bờ bến. Từ bố, con đã học được những bài học không qua sách vở, giáo trình nhưng đi thẳng vào trái tim.

Bố của con, một chiến sĩ nơi Thành cổ năm xưa. Bố vẫn giữ thói quen dậy sớm, khi đài phát thanh phát câu nói đầu tiên trong ngày. Bố dạy con hát những bài Vì nhân dân quên mình, Anh vẫn hành quân… và tập những động tác thể dục cơ bản của một… người lính. Bố cho con xem những giấy khen, những huân huy chương trong chiến trường và cả một sơ đồ tác chiến trong một đêm tiến vào Thành cổ. Con đã đọc những dòng nhật ký “hoa lửa” của bố khi viết về những đồng đội đã hi sinh “ngay chính tôi cũng không thể nào tưởng tượng được mình có thể sống sót để viết những dòng vội vã này. Sau lưng tôi tất cả đồng đội đã ngã xuống…”. Thời bình, bố trở về không kê khai một bản thành tích nào để Nhà nước tặng thưởng… Với bố, sự sống sót sau tháng ngày bom cày đạn xới đã là món quà lớn nhất mà cuộc đời và đồng đội thân yêu đã dành cho mình.

Bố kính yêu! Con đã lớn lên bên bố, một người bố bình thường, không giàu sang, không địa vị và quyền uy nhưng bố đã cho con rất nhiều. Cho con cuộc đời này? Những người bố khác đều làm được! Cho con tình yêu thương? Những người bố khác đều làm được!… Nhưng bố khác với họ, bố cho con thế giới quan của mình, cho con bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, những thăng trầm trong cuộc sống, cho con biết yêu thương, biết trải lòng nhân ái, bao dung với những mảnh đời bất hạnh, cho con biết vươn lên tiến về phía trước. Chính bố đã cho con sức mạnh, một sức mạnh trường cửu của tình phụ tử.